Up Doc
Câu hỏi 1: Đồng chí hãy phân tích những truyền thống quý báu của Đảng Cộng sảnViệt Nam? Những truyền thống đó đang được Đảng ta giữ gìn và phát huy ra sao ?.Trả lời:Để trả lời câu hỏi này tôi xin được phép đề cập đến một số điểm cơ bản sau:Trước hết phải khẳng định Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đó là sản phẩm sàng lọcnghiêm khắc của lịch sử đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp ở Việt Nam dưới ánh sángcủa thời đại mới; Là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác-Lênin; Phong trào công nhânvà Phong trào yêu nước ở nước ta trong những năm 20 của thế kỷ XX. Đây là sự vận dụngvà phát triển sáng tạo học thuyết Mác-Lênin về sự ra đời của Đảng Cộng sản ở một nướcthuộc địa nửa phong kiến và có truyền thống yêu nước từ ngàn năm.Ngay từ khi mới thành lập, Đảng đã thật sự là đội tiên phong lãnh đạo của giai cấpcông nhân và của cả dân tộc Việt Nam. Sự kiện Đảng cộng sản Việt Nam được thành lậpchứng tỏ giai cấp vô sản Việt Nam đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng. Đảngcộng sản Việt Nam không những là đội tiên phong lãnh đạo của giai cấp công nhân ViệtNam mà còn là đại biểu chân chính cho lợi ích của toàn thể dân tộc Việt Nam. Đảng cộngsản Việt Nam không chỉ mang bản chất giai cấp công nhân mà còn là lực lượng dẫn dắtphong trào dân tộc chân chính, một Đảng cách mạng vì nước vì dân.Chặng đường vẻ vang hơn bảy thập kỷ qua của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnhđạo của Đảng đã khẳng định: Sự lãnh đạo đúng đắn và sáng suốt của Đảng là nhân tố quyếtđịnh mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam. Ngày nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng nhândân ta đã đạt được những thành tựu kỳ diệu. Tuy nhiên, Đảng cũng còn có những yếu kém,có lúc phạm sai lầm, khuyết điểm của mình nhưng đã đề ra những biện pháp sửa chữa đúngđắn, kịp thời. Đảng đã công khai tự phê bình, nhận khuyết điểm trước nhân dân, quyết tâmsửa chữa và sửa chữa có kết quả. Vì vậy, Đảng vẫn được nhân dân tin cậy, thừa nhận Đảnglà đội tiên phong chính trị, người lãnh đạo chân chính duy nhất của cả dân tộc. ở nước ta,ngoài Đảng Cộng sản không lực lượng nào có thể lãnh đạo cách mạng.Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng không ngừng tôi luyện và trưởng thànhvà đã xây dựng nên nhiều truyền thống quý báu, thể hiện bản chất tốt đẹp của Đảng ta.Trong những truyền thống đó nổi bật nhất là 6 truyền thống cơ bản sau:Thứ nhất là; Bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định mục tiêu lý tưởng cách mạng.Hai là; Nêu cao tinh thần độc lập tự chủ và sáng tạo.Ba là; Kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nắm vững ngọn cờđộc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.Bốn là; Trung thành với lợi ích giai cấp, lợi ích dân tộc, phải gắn bó mật thiết vớinhân dân.Năm là; Kiên định nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động củaĐảng.Sáu là; Giữ gìn đoàn kết nội bộ, đoàn kết quốc tế...Để thấy rõ những điểm nổi bật của sáu truyền thống trên ta thấy rằng: Từ khi ra đờiđến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại sáng lập và rèn luyệnđã lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, thắng lợi mà nhândân, dân tộc ta đánh đổi bằng cả xương máu của các lớp thế hệ con Lạc cháu Hồng.Đó là thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 và việc thành lập Nhà nướcViệt Nam dân chủ Cộng hoà. Đây là kết quả tổng hợp của các phong trào cách mạng liêntục diễn ra trong 15 năm sau ngày thành lập Đảng, từ cao trào cách mạng 1930 – 1931. Đặcbiệt là phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh, cuộc vận động dân chủ 1936 – 1939 đến phong tràogiải phóng dân tộc 1939 – 1945. Như ba cuộc tổng diễn tập, với khí thế cách mạng vĩ đạicủa quần chúng, nắm chắc thời cơ lịch sử, với một nghệ thuật lãnh đạo và tổ chức khởinghĩa tài tình, Đảng ta đã lãnh đạo cuộc tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám thành côngtrọn vẹn, đã xoá bỏ chế độ thuộc địa nửa phong kiến ở nước ta, mở ra kỷ nguyên độc lậpdân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.Đó là thắng lợi của các cuộc kháng chiến oanh liệt để giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổquốc, đánh thắng chủ nghĩa thực dân cũ và mới, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủnhân dân thực hiện thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, góp phầnquan trọng vào cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc và chủnghĩa xã hội.Đó là thắng lợi của sự nghiệp đổi mới và từng bước đưa đất nước quá độ lên chủnghĩa xã hội. Kế thừa những thành tựu và kinh nghiệm xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miềnBắc khi còn chiến tranh và trong những năm đầu sau khi nước nhà thống nhất, trải quanhiều tìm tòi khảo nghiệm sáng kiến của nhân dân, Đảng đã đề ra và lãnh đạo thực hiệnđường lối đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc phù hợp với thực tiễnViệt Nam và bối cảnh quốc tế mới.Với sự cố gắng của các tổ chức Đảng ở trong nước và của các đồng chí hoạt động ởnước ngoài Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ Nhất (3/1935) đề ra chủ trương đường lối vàtổ chức hoạt động của Đảng. Đại hội đã đánh dấu sự khôi phục của tổ chức Đảng từ Trungương đến đại phương, thống nhất phong trào cách mạng dưới sự lãnh đạo của Ban chấphành Trung ương mới, đem lại niềm tin cho đảng viên và quần chúng.Những năm 1936 – 1939, tình hình trong nước và thế giới có nhiều thay đổi, cácHội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng năm 1936, 1937 và 1939 đã có những quyếtđịnh kịp thời về chuyển hướng hình thức tổ chức và sử dụng những hình thức đấu tranhphù hợp, dấy lên cuộc vận động dân chủ rộng lớn – một hiện tượng hiếm có xảy ra ở mộtnước thuộc địa. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ (1/9/1939), thực dân Pháp tăng cườngđàn áp phong trào cách mạng, phát xít Nhật đánh chiếm Việt Nam và Đông Dương, Nhật –Pháp câu kết thống trị dân tộc ta, loàm cho mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dânPháp và phát xít Nhật phát triển gay gắt. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng(11/1939) đã nêu cao ngọn cờ giải phóng dân tộc. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương(11/1940) tiếp tục chủ trương đó. Tháng 1/1941, sau gần 30 năm hoạt động ở nước ngoàilãnh tụ Nguyễn ái Quốc về nước cùng với Trung ương Đảng trực tiếp lãnh đạo phong tràogiải phóng dân tộc. Trong lãnh đạo sự nghiệp giải phóng dân tộc, hoạt động bí mật khôngcó điều kiện họp Đại hội đại biểu toàn quốc định kỳ, các Hội nghị Trung ương, Hội nghịBan thường vụ Trung ương và Hội nghị cán bộ Đảng có vai trò quan trọng. Cụ thể hoáNghị quyết Trung ương 5/1941. Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương mở rộng 3/1945 vàbản Chỉ thị "Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta". Trên cương vị là Ngườiđứng đầu Đảng và Chính phủ, Hồ Chí Minh đã cùng Ban Thường vụ Trung ương Đảng đãchèo lái con thuyền cách mạng chiến thắng giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm. Sau thánglợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 Đảng đã nắm chính quyền toàn quốc nhưng dohoàn cảnh lịch sử khó khăn, phức tạp Đảng phải rút vào bí mật để thực hiện sự lãnh đạo kínđáo và khôn khéo. Các Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã trực tiếp quyết địnhnhững vấn đề về chiến lược và sách lược của Đảng và Nhà nước cách mạng về xây dựngchế độ mới và kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Hội nghị Ban thường vụ Trungương Đảng 11/1945 với bản chỉ thị "Kháng chiến kiến quốc"; Hội nghị BCH TW Đảngmở rộng 3/1946 với chủ trương "Hoà để tiến"; Hội nghị Ban Thường vụ Trung ươngĐảng mở rộng 12/1946 với bản chỉ thị "Toàn dân kháng chiến".Trong lãnh đạo xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc; Ban Chấp hành Trung ươngđảng khoá III đã có nhiều Hội nghị với những Nghị quyết quan trọng, cụ thể hoá Nghịquyết Đại hội đại biểu toàn quốc; Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ Năm(1961) bàn về phát triển nông nghiệp. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ bảy(1962) bàn về phương hướng, xây dựng và phát triển công nghiệp. Hội nghị lần thứ Tám(1963) bàn về phát triển kinh tế quốc dân. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lầnthứ Mười (1964) tập trung bàn về thương nghiệp và giá cả. Các Hội nghị Trung ương lầnthứ mười chín (1971), lần thứ Hai mươi (1972) và lần thứ Hai mươi hai (1973) về pháttriển kinh tế quốc dân ở miền Bắc.Đối với sự nghiệp cách mạng miền Nam và chống Mĩ cứu nước, Bộ Chính trị vàBan Chấp hành Trung ương đã giành nhiều Hội nghị với những nghị quyết quan trọng đểlãnh đạo và chỉ đạo kịp thời. Hội nghị Bộ Chính trị (1/1961) ra Chỉ thị "Về phương hướngvà nhiệm vụ công tác trước mắt của cách mạng miền Nam". Tháng 2/1962 Bộ Chính trịra Nghị quyết "Về công tác cách mạng miền Nam". Hội nghị Ban Chấp hành Trung ươngĐảng lần thứ chín (12/1963) bàn về "Phương hướng và nhiệm vụ cách mạng miền Namvà đường lối quốc tế của Đảng trong tình hình mới". Các Hội nghị Trung ương lần thứmười một (3/1965) và lần thứ mười hai (12/1965); Hội nghị Trung ương lần thứ 13 (1967)về đẩy mạnh đấu tranh công tác ngoại giao. Chủ trương mở cuộc tấn công và nổi dậy mùaxuân năm 1968 được đề ra tại Hội nghị Trung ương lần thứ 14; Hội nghị Ban Chấp hànhtrung ương lần thứ 18 (1970) với chủ trương "Đánh bại chiến lược Việt Nam hoá chiếntranh của đế quốc Mỹ". Nghị quyết Hội nghị lần thứ 19 (1971) là "Kiên trì đẩy mạnhcuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước". Sau khi ký Hiệp định Pari, đế quốc Mỹ và chínhquyền tay sai vẫn ngoan cố tiếp tục chiến tranh, vi phạm Hiệp định. Trước tình hình đó Hộinghị Ban Chấp hành Trung ương đảng lần thứ 21 (1973) đã có Nghị quyết quan trọng khẳngđịnh "Con đường cách mạng miền Nam vẫn là con đường bạo lực cách mạng", pháttriển lực lượng về mọi mặt để giành thắng lợi hoàn toàn. Những quyết định về phương ángiải phóng miền Nam đã được Hội nghị Bộ Chính trị họp ngày 30/9 đến 8/10/1974 và từ18/12/1974 đến 8/1/1975 thông qua trực tiếp đưa đến thắng lợi hoàn toàn của Đại thắngmùa Xuân 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước.Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đất nước thống nhất và đilên chủ nghĩa xã hội. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng đã họp tháng 12/1976tại Hà Nội. Đại hội đã tổng kết thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và củacách mạng dân tộc dân chủ nhân dân Việt Nam. Đại hội đề ra đường lối cách mạng xã hộichủ nghĩa và đường lối xây dựng phát triển kinh tế trên cả nước. Đại hội quyết định đổi tênĐảng Lao động Việt Nam thành Đảng Cộng sản Việt Nam. Nhân dân cả nước vừa xâydựng chủ nghĩa xã hội vừa phải tiến hành chiến tranh bảo vệ Tổ quốc ở biên giới Tây Namvà biên giới phía Bắc. Đó là khó khăn và cũng là thách thức mới. Các Hội nghị Ban Chấphành Trung ương Đảng đã đề ra những chủ trương, biện pháp để kết hợp chặt chẽ hainhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.về xây dựng chủ nghĩa xã hội, các Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương đã cụ thểhoá đường lối của Đại hội IV thực hiện công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Nam,xác lập quan hệ sản xuất mới, đẩy mạnh xây dựng chủ nghĩa xã hội theo những chỉ tiêu chủyếu mà Đại hội đã đề ra. Tình hình kinh tế, xã hội, đời sống của nhân dân có nhiều khókhăn do hậu quả của chiến tranh và cũng do sự trì trệ, kém hiệu quả của cơ chế quản lýcũ... Từ trong khó khăn đó Đảng và nhân dân ta đã bắt đầu có những khảo nghiệm thực tếvà tìm tòi cách thức, cơ chế quản lý mới. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lầnthứ sáu khoá IV (9/1979) đã mở đầu cho quá trình tìm tòi, đổi mới chủ trương khuyếnkhích mọi lực lượng và năng lực sản xuất làm cho sản xuất bung ra làm ra nhiều của cải vậtchất cho xã hội. Các Hội nghị Trung ương tiếp theo và những quyết dịnh của Bộ Chính trị,Ban Bí thư đã hướng vào sự tìm tòi, đổi mới cơ chế quản lý "Trong cuộc trường chinh đểgiành lại độc lập, tự do cho dân tộc, ở đâu và lúc nào cũng có Đảng. Đảng đi đầutrong chiến đấu. Đảng xông pha nơi khó khăn. Đảng gắn bó với nhân dân bằngnhững gì Đảng đã làm cho sự nghiệp giải phóng đất nước. Trong giai đoạn mới, Đảngquyết làm tất cả vì phồn vinh của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân" (1)Các Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá V đã tập trung giải quyếtnhững vấn đề cấp bách về phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội hàng năm vàdài hạn, công tác tư tưởng và tổ chức bảo đảm nhiệm vụ kinh tế, xã hội về phân cấp quảnlý kinh tế, xây dựng và tăng cường cấp huyện, những vấn đề về phân phối lưu thông.Trải qua mười năm lãnh đạo thực hiện công cuộc đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Namhọp đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII (6/1996) đã nêu bật những thành tựu của 10năm đổi mới về nhịp độ phát triển kinh tế, những chuyển biến tích cực về mặt xã hội; giữvững ổn định chính trị, củng cố quốc phòng an ninh; thực hiện có kết quả một số đổi mớiquan trọng về hệ thống chính trị và phát triển mạnh mẽ quan hệ đối ngoại. Đại hội đặc biệtnhấn mạnh nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội; đã cơ bản hoàn thành nhiệmvụ đề ra cho chặng đường đầu của thời kỳ quá độ là chuẩn bị tiền đề cho công nghiệp hoá,đất nước chuyển sang thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá; con đường đi lênchủ nghĩa xã hội ở nước ta ngày càng được xác định rõ hơn.Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ Năm (7/1998) đã thông quaNghị quyết về "Xây dựng và phát triển nên văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bảnsắc dân tộc", nêu rõ 5 quan điểm chỉ đạo. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lầnthứ sáu (10/1998) thảo luận và quyết định những vấn đề kinh tế – xã hội để khắc phụcnhững khó khăn yếu kém, vượt qua những thách thức do ảnh hưởng của khủng hoảng tàichính, tiền tệ các nước trong khu vực. Hội nghị Trung ương sáu (lần 2) họp tháng 1-2/1999đã thảo luận và ra Nghị quyết "Về một số vấn đề cơ bản và cấp bách trong xây dựngĐảng hiện nay" mở cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng, thực hiện tự phê bình vàphê bình nhân kỷ niệm 30 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và kỷ niệm 70năm thành lập Đảng...Có thể thấy rằng sự lãnh đạo của Đảng từ khi mới ra đời cho dù còn non trẻ qua cáckỳ Đại hội nhưng vẫn giữ vững được những truyền thống quý báu của Đảng Cộng sản ViệtNam đó là giữ vững Cương lĩnh, đường lối đúng đắn, bản lĩnh chính trị vững vàng, kiênđịnh mục tiêu lý tưởng cách mạng; Kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ ChíMinh suyên suốt cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc, nhân dân ta. Tinh thần độc lập tựchủ, vận dụng sáng tạo và vấn đề đoàn kết, tạo sự thống nhất trong toàn Đảng về chính trị,tư tưởng và tổ chức luôn được đặt lên hàng đầu điều đó được thể hiện qua các cuộc Hộinghị Ban chấp hành Trung ương; Thể hiện trên con đường phát triển của cách mạng ViệtNam, nhất là trong những bước ngoặt lịch sử phải đương đầu với mọi thử thách dù hiểmnghèo tưởng không thể vượt qua, Đảng đã kịp thời có những quyết sách sáng suốt đáp ứngyêu cầu phát triển của thực tiễn nhưng dưới sự lãnh đạo tài tình sáng suốt của Đảng đã đưacon thuyền cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Trong Di chúc củaChủ tịch Hồ Chí Minh, Người viết: "Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu củaĐảng và của dân tộc. Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn sựđoàn kết nhất trí của Đảng như con ngươi của mắt mình". Đảng ta không chỉ nắm bắtnhững nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin mà còn biết vận dụng sáng tạo và pháttriển trong thực tiễn cách mạng Việt Nam. Đồng thời, Đảng ta không ngừng phát huytruyền thống tốt đẹp của dân tộc ta và tiếp thu những tinh hoa trí tuệ của nhân loại. Vàchính là kết quả của quá trình phấn đấu không mệt mỏi của các thế hệ đảng viên của Đảng.Những truyền thống đó có ý nghĩa dân tộc và quốc tế sâu sắc thể hiện tinh thần cách mạngtriệt để, trình độ trí tuệ ngày càng được nâng cao của Đảng ta. Đây là kết quả tất yếu của sựchuẩn bị công phu, gian khổ với những bước đi phù hợp thể hiện năng lực tổ chức tài tìnhcủa lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc; Là sự thắng thế của tư tưởng vô sản đối với đường lối chínhtrị của giai cấp tư sản.Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã chấm dứt thời kỳ đơn độc, biệt lập của phongtrào dân tộc Việt Nam. Từ đây gắn chặt phong trào cách mạng nước ta gắn kết chặt chẽ vớiphong trào cách mạng thế giới, kết hợp sức mạnh thời đại và sức mạnh trong nước, kết hợpchủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa quốc tế của giai cấp công nhân. "Sự lãnhđạo của Đảng là nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng. Đảng lãnh đạo cáchmạng không phải là một đặc quyền, đặc lợi mà là sứ mệnh lịch sử, là trách nhiệmnặng nề, vẻ vang của Đảng với giai cấp, với dân tộc được nhân dân giao phó" (2) . Cơ sở,nguồn gốc sức mạnh và truyền thống của Đảng là ở chỗ: Đảng đứng vững trên nền tảng tưtưởng tiên tiến của thời đại, đó là chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Đảng takhông chỉ nắm bắt những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin mà còn biết vậndụng sáng tạo và phát triển trong thực tiễn cách mạng Việt Nam, Đảng không ngừng pháthuy truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta mà còn tiếp thu những tinh hoa trí tuệ của nhânloại. Trong bài nói tại Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Đảng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳngđịnh:Ba mươi năm phấn đấu và thắng lợi biết bao nhiêu tình.Đảng ta là đạo đức, là văn minh,Là thống nhất, độc lập, là hoà bình ấm no.Công ơn Đảng thật là to,Ba mươi năm lịch sử Đảng là cả một pho lịch sử bằng vàng".Thật vậy, kể từ ngày thành lập, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo nhân dân,cùng nhân dân mình viết nên những trang sử chói lọi, trong đó mỗi kỳ Đại hội Đảng, mỗithời đoạn của cách mạng Việt Nam là một dấu son không thể phai mờ trong lịch sử dântộc./.(1) Trích Báo cáo Chính trị BCHTW Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV(2) Trích Nghị quyết Trung ương 7 khoá VICâu 4: Đồng chí cần làm gì và phấn đấu như thế nào để trở thành đảng viên ? Vìsao vấn đề xây dựng động cơ vào Đảng đúng đắn được đặt lên hàng đầu và có ý nghĩaquyết định đối với một đảng viên ? Điều lệ Đảng quy định tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyềncủa đảng viên như thế nào ?.Trả lời: Đối với mỗi cá nhân muốn trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Namcần phải tự mình trả lời những câu hỏi: Tại sao ta vào Đảng ? Vào Đảng để làm gì ?, Mụctiêu lý tưởng của Đảng ta là gì ?.Lúc sinh thời Bác Hồ đã dạy: "Vì sao chúng ta vào Đảng ? Phải chăng để thăngquan, phát tài ? Không phải !... Chúng ta vào Đảng là để hết lòng, hết sức phục vụgiai cấp, phục vụ nhân dân, làm trọn nhiệm vụ của người đảng viên". Cũng trong Dichúc của mình, Người viết "... Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạođức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thậttrong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành củanhân dân...". Những người muốn vào Đảng phải xây dựng cho mình được động cơ đúng8Chia sẻ miễn phí tại Website: http://thichhohap.com/đắn bởi nó có ý nghĩa quyết định đối với việc phấn đấu trở thành đảng viên, nó sẽ là độnglực lớn thúc đẩy mọi hành động, việc làm của chúng ta sau này. Để trở thành một đảngviên mỗi chúng ta cần thực hiện tốt những nhiệm vụ cơ bản sau:Một là, không ngừng rèn luyện bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức cách mạng.Bản lĩnh chính trị được thể hiện ở tính kiên định mục tiêu, lý tưởng đã lựa chọn trong bấtkỳ tình huống khó khăn nào cũng không dao động, giảm sút niềm tin và ý chí chiến đấu,trung thành với lợi ích của Đảng, với lợi ích của nhân dân lao động và của dân tộc, suốt đờitận tâm trung thành phục vụ cho Tổ quốc, phục vụ nhân dân, thấy sai phải biết phê phán...Trong bất kỳ tình huống khó khăn nào cũng không dao động giảm sút niềm tin và ý chíchiến đấu. Khí tiết của người cách mạng là "giàu sang không quyến rũ, nghèo khó khôngthể chuyển lay, uy vũ không thể khuất phục". Đây chính là nét nổi bật của người đảng viên.Hai là, Không ngừng nâng cao năng lực, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, thườngxuyên trau dồi đạo đức cách mạng. Là một người đảng viên chân chính, mẫu mực khôngchỉ hoàn thành nhiệm vụ mà phải gương mẫu hoàn thành tốt, đảm bảo chất lượng công việccũng như đem lại hiệu quả cao. Để làm được điều đó đòi hỏi người đảng viên không chỉnâng cao về năng lực mà còn cả năng lực về trí tuệ và năng lực thực tiễn, không ngừng họchỏi trau dồi để đủ kiến thức đáp ứng yêu cầu của cuộc sống.Ba là, người đảng viên phải gắn bó với tập thể, với nhân dân, tích cực tham gia hoạtđộng đoàn thể cũng như các công tác xã hội. Điều đó được thể hiện ở ngay chính nơi ở, nơilàm việc cũng như các mối quan hệ với các quần chúng khác, biết lắng nghe, hiểu đượctâm tư nguyện vọng của quần chúng, biết chăm lo đến lợi ích, phát huy quyền làm chủ củanhân dân. Vận động nhân dân sống và làm việc theo đường lối, chính sách của Đảng vàpháp luật của Nhà nước. Những hoạt động chính là cơ hội tốt giúp cho chúng ta tiến bộ,trưởng thành về chính trị, tạo dựng sự tín nhiệm của nhân dân tạo đà cho mỗi quần chúngphấn đấu trở thành đảng viên.Bốn là, tích cực tham gia xây dựng Đảng cơ sở. Để được đứng trong hàng ngũ củaĐảng chúng ta không những tự giác thừa nhận, tôn trọng sự lãnh đạo của Đảng mà còn cầntích cực tham gia xây dựng Đảng, giúp Đảng phát hiện những quần chúng mất tư cách đạođức, phát hiện những đảng viên tha hoá về đạo đức, lối sống, chống tham nhũng trongĐảng...Năm là, mỗi người chúng ta không ngừng đấu tranh với những hành vi vi phạmpháp luật, đi ngược với chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, vận động quầnchúng nhân dân sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, tích cực góp phần xây dựngsự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá, thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hộicông bằng văn minh...Động cơ thôi thúc chúng ta phấn đấu vào Đảng là để đứng trong một tổ chức tựnguyện của những người cùng chung một chí hướng đấu tranh xây dựng một xã hội mới tốtđẹp dân giàu, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, vững bước đi lên CNXH. Mỗi ngườichúng ta nguyện phấn đấu vào Đảng chính là tự nguyện dấn thân theo lý tưởng cách mạng,chấp nhận hy sinh, không sợ khó, sợ khổ, quyết tâm theo đuổi đến cùng con đường dẫn đếnmục tiêu CNXH. Mỗi đảng viên phải hiểu rõ cơ hội lớn của công cuộc đổi mới hiện nay, rasức nắm bắt để vận dụng vào nhiệm vụ của mình; phải tích cực tham gia xây dựng và bảovệ Đảng, bảo vệ đường lối, chủ trương, chính sách, nghị quyết của Đảng và Nhà nước,chống lại sự phá hoại của kẻ thù. Thực hiện nghiêm túc tự phê bình và phê bình trong sinhhoạt Đảng, bảo đảm toàn thể thống nhất trong nội bộ làm cho Đảng luôn trong sạch, vữngmạnh, tích cực làm công tác phát triển đảng viên mới.Cái được lớn nhất khi vào Đảng là có cơ hội được phục vụ cách mạng, phục vụ nhândân trong cuộc đấu tranh cho thắng lợi của chủ nghĩa xã hội.Động cơ vào Đảng đúng đắn là điều kiện có ý nghĩa tiên quyết quyết định. Bởi, chỉcó động cơ đúng đắn mới có thể đáp ứng được những yêu cầu của Đảng và Đảng cũng chỉkết nạp những người giác ngộ về mục đích, lý tưởng cách mạng, quyết không thu nhận vàohàng ngũ mình những người có động cơ thiếu trong sáng, lệch lạc, càng không để cho cácphần tử cơ hội lọt vào Đảng. Để có động cơ vào Đảng đúng đắn chúng ta ta cần hiểu sâusắc bản chất, mục đích của Đảng bằng chính việc làm hàng ngày của mình, đặt lợi ích tậpthể lên trên lợi ích cá nhân góp phần thực hiện có hiệu quả mục tiêu, nhiệm vụ do Đảng đềra, thường xuyên trau dồi đạo đức cách mạng, đấu tranh khắc phục mọi biểu hiện của chủnghĩa cá nhân, kiêu căng, thực dụng, vụ lợi, xa lạ với bản chất của người chiến sĩ cáchmạng. Lúc sinh thời Bác Hồ đã căn dặn "... Nếu không phục vụ được nhân dân, phục vụđược cách mạng thì đừng vào Đảng. Bởi Đảng là tổ chức cách mạng có sứ mệnh caocả đoàn kết và lãnh đạo nhân dân đấu tranh cho độc lập và chủ nghĩa xã hội chứkhông phải là nơi để tìm kiếm danh vọng, địa vị, thu hái lợi lộc...". Độc lập dân tộc vàchủ nghĩa xã hội chính là niềm tin, lẽ sống, là động lực tinh thần to lớn của mỗi chúng ta.Tại Điều 1 Điều lệ Đảng quy định tiêu chuẩn của đảng viên như sau:1. Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam là chiến sĩ cách mạng trong đội tiên phong củagiai cấp công nhân Việt Nam, suốt đời phấn đấu cho mục đích, lý tưởng của giai cấp côngnhân và nhân dân lao động lên trên lợi ích cá nhân; chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnhchính trị, Điều lệ Đảng, các nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước; có lao động,không bóc lột, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; có đạo đức và lối sống lành mạnh; gắnbó mật thiết với nhân dân; phục tùng tổ chức, kỷ luật của Đảng, giữ gìn đoàn kết thốngnhất trong Đảng.2. Công dân Việt Nam từ mười tám tuổi trở lên thừa nhận và tự nguyện: thực hiệnCương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, tiêu chuẩn và nhiệm vụ đảng viên, hoạt động trong mộttổ chức cơ sở đảng; qua thực tiễn chứng tỏ là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm, đều cóthể được xét để kết nạp vào Đảng.Tại Điều 2 Điều lệ Đảng của Đảng Cộng sản Việt Nam quy định nhiệm vụ của đảngviên:1. Tuyệt đối trung thành với mục đích, lý tưởng cách mạng của Đảng, chấp hànhnghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luậtcủa Nhà nước; hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; phục từng tuyệt đối sự phân công vàđiều động của Đảng.2. Không ngừng học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ kiến thức, năng lực công tác,phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, có lối sống lành mạnh; đấu tranh chống chủ nghĩacá nhân, cơ hội, cục bộ, quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác.3. Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân;chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân dân; tích cựctham gia công tác quần chúng, công tác xã hội nơi làm việc và nơi ở; tuyên truyền vậnđộng gia đình và nhân dân thựuc hiện đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhànước.4. Tham gia xây dựng bảo vệ đường lối, chính sách và tổ chức của Đảng; phục từng kỷluật, giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng; thường xuyện tự phê bình và phê bình, trungthực với Đảng; làm công tác phát triển đảng viên; sinh hoạt đảng và đóng đảng phí đúngquy định.Tại Điều 3 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam quy định quyền của đảng viên như sau:1. Được thông tin và thảo luận các vấn đề về Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, đườnglối, chủ trương, chính sách của Đảng; biểu quyết công việc của Đảng.2. ứng cử, đề cử và bầu cử cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng theo quy định của BanChấp hành Trung ương.3. Phê bình, chất vấn về hoạt động của tổ chức đảng và đảng viên ở mọi cấp trong phạmvi tổ chức; báo cáo, kiến nghị với các cơ quan có trách nhiệm và yêu cầu được trả lời.4. Trình bày ý kiến khi tổ chức đảng nhận xét, quyết định công tác hoặc thi hành kỷ luậtđối với mình.Đảng viên dự bị có các quyền trên đây, trừ quyền biểu quyết, ứng cử và bầu cử cơ quanlãnh đạo của Đảng.Qua quá trình nghiên cứu và học tập về Đảng tôi nhận thấy rằng chỉ có Đảng Cộng sảnViệt Nam là lực lượng duy nhất lãnh đạo nhân dân Việt Nam giành thắng lợi. Trong thờiđại ngày nay, với mục tiêu và lý tưởng cao đẹp mà Đảng Cộng sản Việt Nam đã lựa chọnvà xây dựng. Tôi tha thiết và mong muốn được đứng trong hàng ngũ của Đảng để góp sứcnhỏ bé của mình cho sự nghiệp chung của dân tộc và xây dựng Đảng ta ngày càng trongsạch, vững mạnh đáp ứng yêu cầu của thời đại mới. Tuyệt đối trung thành với Đảng, với lýtưởng cách mạng, nguyện đi theo con đường mà Đảng, Bác cùng toàn thể nhân dân đã lựachọn. Mong rằng, Chi uỷ, Đảng uỷ giúp đỡ tạo điều kiện cho tôi được đứng trong hàng ngũcủa Đảng./.câu 2:Đại hội XI vừa qua khẳng định: "Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc". Ở tầm Cương lĩnh, đây là một vấn đề mới. Biến nhận thức đó thành một hiện thực sẽ tạo ra chất lượng mới của Đảng. Bởi lẽ, trong quan niệm mới này, cơ sở xã hội của Đảng không chỉ là một giai cấp, mà còn là toàn dân tộc, những đảng viên của Đảng không còn chỉ là những người ưu tú nhất của giai cấp, mà còn là của cả dân tộc. Quan niệm đó được thể hiện trên các mặt sau đây. 1. Đảng Cộng sản Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động. Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Nền tảng tư tưởng đó đã phản ánh lợi ích của giai cấp công nhân và lợi ích của dân tộc Việt Nam. 2- Vì là Đảng của giai cấp công nhân và của cả dân tộc Việt Nam, nên xây dựng Đảng không còn là công việc riêng của Đảng, của giai cấp công nhân, mà còn là của toàn thể dân tộc. Cần có cơ chế để nhân dân có quyền và có nghĩa vụ xây dựng "Đảng của mình" cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức cũng như phương thức lãnh đạo, phẩm chất và năng lực của tổ chức Đảng lẫn đảng viên bằng những cơ chế thích hợp. Chẳng hạn, trong việc xây dựng Đảng về tư tưởng chính trị, phải có cơ chế để nhân dân bày tỏ được khát vọng của mình. Đảng nắm bắt được khát vọng đó và thể hiện nó trong đường lối, tư tưởng chỉ đạo của mình trong các giai đoạn lịch sử tương ứng. Trước Cách mạng Tháng Tám, trong kháng chiến chống đế quốc Pháp xâm lược cũng như trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, khát vọng cháy bỏng của cả dân tộc là được sống trong một đất nước độc lập. Nắm bắt và thấu hiểu được khát vọng đó, Đảng ta đã đưa ra được đường lối đúng đắn, cho phép huy động được sức mạnh của toàn dân tộc nhằm hiện thực hóa khát vọng đó. Đây là một cội nguồn quan trọng nhất, có tính quyết định của mọi thắng lợi mà nhân dân ta, dân tộc ta đạt được trong các thời kỳ đó. Giờ đây, khi nhân dân đã được sống trong một đất nước độc lập, khát vọng cháy bỏng lại là được có cuộc sống tự do, hạnh phúc trong một thiết chế thực sự do nhân dân là chủ và làm chủ. Việc hiện thực hóa khát vọng đó đòi hỏi dân chủ hóa mọi mặt đời sống xã hội phải trở thành điểm cốt lõi trong đường lối của Đảng ở thời kỳ mới. Sự phù hợp giữa đường lối của Đảng với những khát vọng đó của nhân dân là tiêu chí nói lên tính đúng đắn về đường lối chính trị của Đảng trong giai đoạn xây dựng CNXH ở nước ta hiện nay. Việc hiện thực hóa đường lối đó sẽ mang lại một xã hội thực sự dân chủ, văn minh, nhân dân được sống trong ấm no, tự do, hạnh phúc. 3- Mọi quyền lực của Đảng đều ở nơi dân Trước hết cần khẳng định rằng, quyền lực là một khái niệm rất rộng, trong đó có quyền lãnh đạo, quyền quản lý. Theo Hồ Chí Minh, mọi quyền lực đều ở nơi dân; nói cách khác, nhân dân là chủ thể duy nhất của mọi quyền lực trong xã hội ta. Theo đó, để thể hiện đúng tư tưởng Hồ Chí Minh, cần khẳng định quyền lực thuộc về nhân dân mà Đảng ta là thiết chế được nhân dân ủy quyền. Đó là quyền lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo nhân dân tiến hành những cải biến căn bản trong đời sống xã hội nhằm bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân. Điều 4 Hiến pháp đã ghi nhận sự ủy quyền đó của nhân dân. Đảng thực hiện quyền lãnh đạo do dân ủy quyền cho Đảng bằng việc Đảng thay mặt dân đưa ra Cương lĩnh, đường lối cho sự phát triển đất nước; lãnh đạo Nhà nước thể chế hóa các vấn đề đó thành Hiến pháp, pháp luật, kế hoạch... và lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo nhân dân thực hiện các quyết định đó của Nhà nước. Hệ thống chính trị cần được hoàn thiện cơ chế sao cho không xảy ra tình trạng lạm dụng sự ủy quyền của nhân dân. Để điều đó không diễn ra, hệ thống chính trị cần được sự kiểm tra, giám sát của nhân dân và đó là một đòi hỏi tất yếu. Thể hiện yêu cầu đó, Đại hội XI của Đảng đã khẳng định sự cần thiết phải dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng, Đảng chịu sự giám sát của nhân dân; phải hoàn thiện cơ chế để nhân dân giám sát và phản biện công việc của Đảng; các cấp ủy Đảng phải tin dân, lắng nghe, học hỏi, tiếp thu ý kiến của các tầng lớp nhân dân... Để nhân dân có thể giám sát, phản biện được đối với mọi hoạt động của Đảng, Đảng cần có một thiết chế mở, công khai hóa, minh bạch hóa mọi hoạt động của Đảng - từ hoạt động xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, tổ chức đến công tác cán bộ (trừ một số vấn đề thật đặc biệt trong số các vấn đề liên quan tới lĩnh quốc phòng, an ninh, đối ngoại). Đó là một nhu cầu đã chín muồi trong thực tiễn cuộc sống ở nước ta hiện nay. 4- Nhân dân có quyền và có trách nhiệm xây dựng đội ngũ cán bộ của Đảng, trước hết là đội ngũ cán bộ Đảng sẽ giữ trọng trách trong cơ quan quyền lực Nhà nước, các tổ chức quần chúng các cấp Lâu nay, nhiều cương vị chủ chốt trong hệ thống quyền lực Nhà nước và quyền lực xã hội do cán bộ Đảng được Đảng giới thiệu sang ứng cử để nhân dân bầu hoặc cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm. Nhìn chung, hầu hết cán bộ đó đều đạt yêu cầu về phẩm chất và năng lực mà nhân dân cần, song cũng có một số trường hợp chưa hoàn toàn như vậy. Để thể hiện đúng quyền lực của dân trong việc xác lập các vị trí chủ chốt trong hệ thống quyền lực, kể cả trong hệ thống lãnh đạo của Đảng, cần hoàn thiện cơ chế xác lập các vị trí cán bộ chủ chốt trong hệ thống chính trị : để nhân dân bầu ra các đại biểu của mình giữ các cương vị chủ chốt trong hệ thống quyền lực của dân làm cơ sở để Đảng lựa chọn, xác lập các vị trí chủ chốt trong hệ thống lãnh đạo của Đảng. Làm được như vậy là thể hiện đúng tinh thần Đảng dựa vào dân, tin dân. 5- Đảng ta phải thực sự trở thành tấm gương về dân chủ Do vị trí duy nhất cầm quyền trong toàn bộ quá trình xây dựng xã hội mới kéo dài nhiều chục năm, tình hình tổ chức và hoạt động của Đảng, của các tổ chức Đảng và đảng viên in dậm nét lên toàn bộ đời sống xã hội, nên để có một xã hội thực sự dân chủ, trước hết Đảng phải trở thành tấm gương, thành biểu tượng về dân chủ. Bởi lẽ : Đảng ta là đảng duy nhất cầm quyền, đó là tất yếu khách quan lịch sử, là sứ mệnh nặng nề của Đảng được nhân dân giao phó. Chúng ta không chấp nhận đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập. Nhưng trong điều kiện sự lãnh đạo của Đảng là độc tôn cũng có mặt trái là: Đảng dễ quan liêu, xa rời nhân dân, chủ quan, tự mãn, kiêu ngạo, đặc quyền đặc lợi. Bệnh quan liêu trong quản lý Nhà nước, vi phạm quyền làm chủ của nhân dân với quan liêu trong nội bộ Đảng gắn liền với nhau. Đã quan liêu, mất dân chủ ngay trong nội bộ đội ngũ tiên phong cách mạng thì làm sao có thể dân chủ với nhân dân. Đây chính là nguy cơ thoái hóa, biến chất lớn nhất của đảng cầm quyền, nhất là của những người được giao nắm quyền lực. Để Đảng thực sự là biểu tượng về dân chủ, đoàn kết thống nhất, nhờ vậy, dân chủ, đoàn kết trong xã hội được tăng cường, Đại hội XI nhấn mạnh sự cần thiết phải mở rộng sinh hoạt dân chủ và nâng cao chất lượng lãnh đạo tập thể- từ hội nghị cấp ủy cho tới đại hội Đảng ở các cấp; tăng cường kiểm tra, giám sát của tập thể đối với cá nhân, của tổ chức đối với cán bộ, đảng viên, kể cả đối với những người lãnh đạo chủ chốt; phải có quy chế bảo đảm phát huy tự do tư tưởng, tôn trọng những ý kiến khác nhau. Để làm điều này, Báo cáo chính trị tại Đại hội XI đã nhấn mạnh việc xây dựng quy chế dân chủ trong nghiên cứu lý luận chính trị và dân chủ hóa công tác quản lý cán bộ;... Quan niệm mới về bản chất của Đảng trong Cương lĩnh được bổ sung, phát triển qua Đại hội XI nêu trên đây chắc chắn chưa phải là tất cả; song việc nhận thức và biến chúng thành hành động hàng ngày của Đảng, của cán bộ, đảng viên và nhân dân chắc chắn sẽ mang lại sức sống mới cho Đảng, cho chế độ chúng ta.Câu 3: Hãy trình bày nội dung học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay ? Chủ tịch Hồ Chí Minh, lãnh tụ kính yêu của dân tộc ta, đã hiến dâng tất cả tình cảm, trí tuệ và cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta. Người đã để lại tài sản vô giá là tư tưởng và tấm gương đạo đức trong sáng, mẫu mực, cao đẹp, kết tinh những giá trị truyền thống của dân tộc, của nhân loại và thời đại. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Bác là niềm vinh dự và tự hào đối với mỗi cán bộ, đảng viên và mỗi người Việt Nam. Đối với mỗi cán bộ, đảng viên, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là nhiệm vụ rất quan trọng và thường xuyên, qua đó để giáo dục, rèn luyện mình, xứng đáng là đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam, là "người lãnh đạo, người đày tớ thật trung thành của nhân dân". 1. Thực hiện chuẩn mực đạo đức Hồ Chí Minh "Trung với nước, hiếu với dân" cần quán triệt những nội dung của chủ nghĩa yêu nước trong giai đoạn mới; phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc, đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới đất nước, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển. Tư tưởng và phẩm chất đạo đức tiêu biểu của Hồ Chí Minh là tinh thần yêu nước nồng nàn, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, toàn tâm, toàn ý cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội. Từ quyết tâm " dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng quyết giành cho được tự do, độc lập", để rồi phấn đấu cho " đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành", để nước ta " sánh vai với cường quốc năm châu". Học tập tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh chúng ta cần: - Mỗi người cần nhận thức sâu sắc hơn, đầy đủ hơn những hy sinh to lớn của ông cha để chúng ta có non sông, Tổ quốc Việt Nam độc lập, tự do, thống nhất trọn vẹn hôm nay. Nâng cao tinh thần yêu nước, tự hào về truyền thống anh hùng của dân tộc là lương tâm và trách nhiệm của mỗi người Việt Nam chân chính. Trung với nước ngày nay là trung thành vô hạn với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, nền văn hóa, bảo vệ Đảng, chế độ, nhân dân và sự nghiệp đổi mới, bảo vệ lợi ích của đất nước. - Trung với nước, hiếu với dân ngày nay là luôn luôn tôn trọng, phát huy quyền làm chủ của nhân dân dưới cả ba hình thức: làm chủ đại diện, làm chủ trực tiếp và tự quản cộng đồng; hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân, giải quyết kịp thời những yêu cầu, kiến nghị hợp tình, hợp lý của dân; khắc phục cho được thói vô cảm, lãnh đạm, thờ ơ trước những khó khăn, bức xúc . của nhân dân. - Trung với nước, hiếu với dân ngày nay thể hiện ở ý chí vươn lên quyết tâm vượt qua nghèo nàn, lạc hậu, góp phần dựng xây đất nước phồn vinh, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, theo kịp trình độ các nước phát triển trong khu vực và thế giới; thực hiện bằng được mong ước của Bác Hồ kính yêu: "xây dựng đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn". - Trung với nước, hiếu với dân là phải luôn luôn có ý thức giữ gìn đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết trong Đảng, trong cơ quan, đơn vị; kiên quyết đấu tranh không khoan nhượng trước mọi mưu đồ của các thế lực thù địch, cơ hội hòng chia rẽ dân tộc, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân, chia rẽ Đảng với nhân dân. Đoàn kết là yêu nước, chia rẽ là làm hại cho đất nước. Mọi biểu hiện cục bộ, bản vị là trái với tinh thần yêu nước chân chính. - Trung với nước hiếu với dân là phải có tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc, có lương tâm nghề nghiệp trong sáng; quyết tâm phấn đấu để thành đạt và cống hiến nhiều nhất cho đất nước, cho dân tộc; quyết tâm xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh. Phải có tinh thần ham học hỏi, phát huy truyền thống hiếu học và quý trọng nhân tài của ông cha ta; biết vận dụng sáng tạo các tri thức khoa học, công nghệ hiện đại, các sáng kiến trong sản xuất, công tác, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Mọi sự bảo thủ, trì trệ, lười học tập, ngại lao động, đòi hỏi hưởng thụ vượt quá khả năng và kết quả cống hiến là trái truyền thống đạo lý dân tộc và trái với tư tưởng yêu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh. - Trung với nước, hiếu với dân yêu cầu mỗi chúng ta phải giải quyết đúng đắn mối quan hệ cá nhân - gia đình - tập thể - xã hội; quan hệ giữa nghĩa vụ và quyền lợi. Theo gương Chủ tịch Hồ Chí Minh, yêu nước là sẵn sàng phấn đấu hy sinh cho lợi ích chung, việc gì có lợi cho dân, cho nước, cho tập thể thì quyết chí làm, việc gì có hại thì quyết không làm. Làm việc gì trước hết phải vì tập thể, vì đất nước, vì nhân dân, phải nêu cao trách nhiệm của người lãnh đạo, không tham lam, vụ lợi, vun vén cá nhân . 2. Thực hiện đúng lời dạy: "Cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư " nêu cao phẩm giá con người Việt Nam trong thời kỳ mới "Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư" là chuẩn mực đạo đức truyền thống trong quan hệ "đối với mình", được Chủ tịch Hồ Chí Minh kế thừa, vận dụng và phát triển phù hợp với yêu cầu của sự nghiệp cách mạng, trở thành chuẩn mực cơ bản của đạo đức cách mạng. Người là một tấm gương mẫu mực về "cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư". Học tập và làm theo tấm gương của Người, thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư trong giai đoạn hiện nay là: - Tích cực lao động, học tập, công tác với tinh thần lao động sáng tạo, có năng suất, chất lượng, hiệu quả cao; biết quý trọng công sức lao động và tài sản của tập thể, của nhân dân; không xa hoa, lãng phí, không phô trương, hình thức; biết sử dụng lao động, vật tư, tiền vốn của Nhà nước, của tập thể, của chính mình một cách có hiệu quả. - Thực hiện chí công, vô tư là kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân, lối sống thực dụng. Đối với cán bộ lãnh đạo, đảng viên phải loại bỏ thói chạy theo danh vọng, địa vị, giành giật lợi ích cho mình, lạm dụng quyền hạn, chức vụ để chiếm đoạt của công, thu vén cho gia đình, cá nhân ., cục bộ, địa phương chủ nghĩa. Phải thẳng thắn, trung thực, bảo vệ chân lý, bảo vệ đường lối, quan điểm của Đảng, bảo vệ người tốt; chân thành, khiêm tốn; không chạy theo chủ nghĩa thành tích, không bao che, giấu giếm khuyết điểm . - Thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư phải kiên quyết chống bệnh lười biếng, lối sống hưởng thụ, vị kỷ, nói không đi đôi với làm, nói nhiều, làm ít, miệng nói lời cao đạo nhưng tư tưởng, tình cảm và việc làm thì mang nặng đầu óc cá nhân, tư lợi, việc gì có lợi cho mình thì "hăng hái", tranh thủ kiếm lợi, việc gì không "kiếm chác" được cho riêng mình thì thờ ơ, lãnh đạm. Không làm dối, làm ẩu, bòn rút của công, ăn bớt vật tư, tiền của của Nhà nước và của nhân dân. Phải có thái độ rõ rệt lên án và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực, loại trừ mọi biểu hiện vô liêm, bất chính ra khỏi đời sống xã hội. 3. Nâng cao ý thức dân chủ và kỷ luật, gắn bó với nhân dân, vì nhân dân phục vụ Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn đề cao dân chủ và kỷ luật và chính Người là một mẫu mực về tinh thần dân chủ, tôn trọng tập thể, tôn trọng quần chúng nhân dân, luôn luôn quan tâm đến mọi người, gắn bó với nhân dân. Người luôn luôn phê phán "óc lãnh tụ", phê phán thói "quan cách mạng", phê phán những biểu hiện quan liêu, coi thường quần chúng, coi thường tập thể, vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, coi đó là những căn bệnh khác nhau của chủ nghĩa cá nhân. - Học tập và làm theo Người, mỗi cán bộ, đảng viên phải đặt mình trong tổ chức, trong tập thể, phải tôn trọng nguyên tắc, pháp luật, kỷ cương. Mọi biểu hiện dân chủ hình thức, lợi dụng dân chủ để "kéo bè, kéo cánh", để làm rối loạn kỷ cương, để cầu danh, trục lợi hoặc chuyên quyền, độc đoán, đứng trên tập thể, đứng trên quần chúng ., làm cho nhân dân bất bình, cần phải lên án và loại bỏ. - Học tập đạo đức Hồ Chí Minh tất cả vì nhân dân, mỗi cán bộ, đảng viên, dù ở bất cứ cương vị nào phải gần dân, học dân, có trách nhiệm với dân. Phải trăn trở và thấy trách nhiệm của mình khi dân còn nghèo đói. Không chỉ sẻ chia và đồng cam, cộng khổ với nhân dân, mà còn phải biết tập hợp nhân dân, phát huy sức mạnh của dân, tổ chức, động viên, lãnh đạo nhân dân phấn đấu thoát khỏi đói nghèo. Nhân dân là người thầy nghiêm khắc và nhân ái, luôn luôn đòi hỏi cao ở cán bộ, đảng viên, đồng thời cũng sẵn lòng giúp đỡ cán bộ, đảng viên hoàn thành nhiệm vụ, phát huy ưu điểm, sửa chữa sai lầm, khuyết điểm. - Học tập đạo đức Hồ Chí Minh phải rất coi trọng tự phê bình và phê bình. Người dạy cán bộ, đảng viên và mọi người chúng ta: không sợ khuyết điểm, không sợ phê bình, mà chỉ sợ không nhận ra khuyết điểm, sai lầm và không có quyết tâm sửa chữa khuyết điểm, sẽ dẫn đến khuyết điểm ngày càng to và hư hỏng. Tự phê bình phải được coi trọng, được đặt lên hàng đầu, theo tư tưởng Hồ Chí Minh "phải nghiêm khắc với chính mình". Phê bình phải có mục đích là xây dựng tổ chức, xây dựng con người, xây dựng đời sống tình cảm và quan hệ đồng chí, quan hệ xã hội lành mạnh, trong sáng, có lý, có tình. Phải khắc phục bệnh chuộng hình thức, thích nghe lời khen, (thậm chí xu nịnh), tâng bốc nhau, không dám nói thẳng, nói thật để giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Đồng thời, cần phê phán những biểu hiện xuất phát từ những động cơ cá nhân, vụ lợi mà "đấu đá", nhân danh phê bình để đả kích, lôi kéo, chia rẽ, làm rối nội bộ. 4. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cần phát huy chủ nghĩa yêu nước gắn chặt với chủ nghĩa quốc tế trong sáng, đoàn kết, hữu nghị giữa các dân tộc trong điều kiện toàn cầu hóa, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế Tư tưởng Hồ Chí Minh về tình đoàn kết quốc tế bắt nguồn từ tình yêu thương đối với con người, với nhân loại và đoàn kết toàn nhân loại vì mục tiêu giải phóng các dân tộc bị áp bức, giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Người là hiện thân của chủ nghĩa yêu nước chân chính kết hợp với chủ nghĩa quốc tế trong sáng. Nhờ đó mà nhân dân thế giới kính yêu Người, trao tặng Người danh hiệu nhà văn hóa kiệt xuất trên thế giới, anh hùng giải phóng dân tộc, chiến sĩ lỗi lạc của phong trào cộng sản quốc tế. Từ chủ nghĩa quốc tế cao cả, Người đã xây dựng nên tình đoàn kết quốc tế rộng lớn của dân tộc ta với các dân tộc trên thế giới, góp phần quan trọng vào những thắng lợi vĩ đại của nhân dân ta và phong trào cách mạng thế giới. - Ngày nay, trong điều kiện toàn cầu hóa, việc mở rộng tình đoàn kết quốc tế, hợp tác cùng có lợi, chủ động, tích cực hội nhập là một nguồn lực quan trọng để xây dựng và phát triển đất nước. Đoàn kết quốc tế trong sáng là thực hiện chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hóa, đa dạng hóa với tinh thần Việt Nam sẵn sàng là bạn, đối tác tin cậy với các quốc gia trên thế giới, phấn đấu vì độc lập, hòa bình, hợp tác và phát triển - Đoàn kết quốc tế theo tư tưởng Hồ Chí Minh là phát huy tinh thần độc lập tự chủ, tôn trọng độc lập, chủ quyền của các nước khác, mở rộng hợp tác cùng có lợi, phấn đấu vì hòa bình, phát triển, chống chiến tranh, đói nghèo, bất công, cường quyền, áp đặt trong quan hệ quốc tế. Khép lại những vấn đề của quá khứ, lịch sử, xoá bỏ mặc cảm, hận thù, nhìn về tương lai, xây dựng tình hữu nghị giữa các dân tộc. - Học tập và làm theo tư tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cần nâng cao tinh thần độc lập tự chủ, tự lực, tự cường, kiên quyết đấu tranh chống tâm lý tự ty, chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi; phê phán các biểu hiện vong bản, vọng ngoại, ảo tưởng trước chủ nghĩa tư bản. Sự nghiệp đổi mới đất nước đã và đang đặt ra những yêu cầu ngày càng cao đối với sự hình thành và phát triển những phẩm chất đạo đức tốt đẹp của con người Việt Nam, đồng thời tạo ra những thuận lợi và những thử thách mới đối với mỗi chúng ta trong lĩnh vực đạo đức. Hơn lúc nào hết, hiện nay toàn Đảng, toàn dân ta phải quan tâm đầy đủ đến vấn đề đạo đức, tiếp tục xây dựng, hoàn thiện những chuẩn mực đạo đức đúng đắn, tiến bộ; đẩy mạnh giáo dục, rèn luyện và tăng cường quản lý đạo đức trong Đảng và trong nhân dân. Kế thừa truyền thống đạo đức tốt đẹp của ông cha, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là một trong những biện pháp quan trọng để khắc phục sự suy thoái về đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, làm lành mạnh nền đạo đức xã hội, góp phần giữ vững sự ổn định chính trị, xã hội, tạo động lực cho sự phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững. Vấn đề cơ bản nhất khi thực hiện cuộc vận động là mỗi người chúng ta phải nhận thức đầy đủ vị trí của vấn đề đạo đức, thường xuyên tự giác, nỗ lực học tập, rèn luyện, tu dưỡng theo gương Bác Hồ vĩ đạiCâu 1: Phân tích truyền thống quý báu của Đảng cộng sản Việt Nam?. Nêu những mặt làm được và chưa làm được trong giai đoạn hiện nay với việc giữ và phát huy những truyền thống đó? Trước tình hình cách mạng Việt Nam, cũng như nhằm thực hiện một nhiệm vụ mới do Đảng cộng sản Đông Dương giao phó, sự ra đời của một tổ chức Đảng thống nhất là một tất yếu. Mặt khác tình hình trong nước, sự ra đời 3 Đảng cộng sản ở Việt Nam hoạt động riêng rẽ, có những mâu thuẫn về đường lối cách mạng. Ngày 3-2-1930 Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng ra triệu tập và chủ trì hội nghị hợp nhất 3 Đảng thành một Đảng duy nhất, lấy tên là Đảng cộng sản Việt Nam, thống nhất về đường lối cách mạng. Đó là quá trình chuẩn bị đầy đủ về mặt tư tưởng, chính trị, tổ chức không những về lượng mà còn về chất cho sự ra đời của Đảng. Trong những năm đầu thành lập, Đảng ta đã thể hiện những bản chất tốt đẹp của giai cấp lãnh đạo trên lập trường quan điểm của giai cấp công nhân Việt Nam. Và sự ra đời đó đánh dấu bước chuyển biến của cách mạng Việt Nam sang một giai đoạn mới. Một cuộc cách mạng mang tính dân tộc, phù hợp với thời đại mới, thời đại của cách mạng vô sản bùng nỗ trên thới giới. Đảng đã lãnh đạo cách mạng Việt Nam liên tiếp đi từ những thắng lợi này đến thắng lợi khác như: Cách mạng Tháng 1945 thành công, kháng chiến chống Pháp, kháng chiến chống Mỹ thành công... Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt nam, Đảng ta không ngừng tôi luyện, trưởng thành, đã xây dựng nên truyền thống quý báu, thể hiện bản chất tốt đẹp của Đảng. Những truyền thống quý báu như: bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định mục tiêu lý tưởng cách mạng; tinh thần dân tộc, tự chủ và sáng tạo; kiên định với chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; trung thành với cách mạng của giai cấp, lợi ích dân tộc, gắn bó mật thiết với nhân dân; kiên định trong nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của Đảng; giữ gìn đoàn kết nội bộ và đoàn kết quốc tế... Đối với truyền thống bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định mục tiêu lý tưởng cách mạng. Đây là một trong những truyền thống mang tính quyết định đến thắng lợi của cách mạng Việt Nam qua các thời kì. Một người làm cách mạng hơn nữa là một Đảng làm cách mạng thì phải hết sức kiên định mục tiêu của cách mạng tới cuối cùng, trong bất kì tình huống nào cũng không dao động, không thoái chí. Phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tư tưởng của người làm cách mạng, phải được trao dồi thường xuyên về tư tưởng, lập trường vững chắc luôn đứng trên quan điểm của Đảng, của giai cấp công nhân, tránh bị sự lôi kéo, mua chuộc từ các thế lực thù địch làm chia rẽ, mất đoàn kết nội bộ, làm xâm hại đến lợi ích của giai cấp, của nhân dân. Điều này, buộc người Đảng Viên không ngừng phân đấu học tập, trưởng thành trong nhận thức, tư tưởng nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ các mạng được giao. Sau khi đã xây dựng tốt về mặt bản lĩnh chính trị, để làm tốt nhiệm vụ cách mạng ấy thì người làm cách mạng phải có tinh thần dân tộc, tự chủ và sáng tạo nhằm nuôi dưỡng ý chí cách mạng, bình tĩnh, sáng suốt phân tích đánh giá đúng tình hình, kịp thời đưa ra những quyết định đúng đắn, chủ trương, giải pháp hiệu quả vượt qua những khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ. Truyền thống quý báu này được thể hiện rõ trong các giai cách mạng như cuộc kháng chiến chống Mỹ, Pháp của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam- đội tiên phong, bộ tham mưu chiến đấu của giai cấp công nhân Việt Nam. Từ khi được thành lập, Đảng đã có sự chuẩn bị vể mặt tư tốt về mặt tư tưởng, đã nhận định cách mạng Việt Nam phải được tiến hành theo con đường cách mạng vô sản. Đường lối cách mạng lấy chủ nghĩa Mac-Lenin làm kim chỉ nam, tư tưởng Hồ Chi Minh làm nồng cốt cho mọi hành động cách mạng. Thực tiễn đã minh chứng tính đúng đắn của đường lối qua các cuộc kháng chiến chống đế quốc của dân tộc, dân tộc ta dưới sự lãnh đạo của Đảng và đường lối được vận dụng, sáng tạo, đúng đắn từ học thuyết Mác-Lenin tạo nên những thành công to lớn cho cách mạng. Điều này, như Lê-nin đã chỉ rõ: chỉ có giai cấp nào, Đảng nào đi theo con đường của mình mà không do dự, không chán nản và không sa vào tuyệt vọng những bước ngoặt khi khó khăn nhất, gay go và nguy hiểm nhất thì mới có thể lãnh đạo được quần chúng, đưa phong trào cách mạng tiến lên. Nên người Đảng viên cần phải nắm vững học thuyết chủ nghĩa Mac-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh, từ đó làm lớn mạnh vai trò của Đảng lãnh đạo giai cấp công nhân thực hiện sứ mệnh lịch sử. Xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân, tiến lên chế độ Cộng sản nguyên thuỷ, một chế độ hoàn toàn tiến bộ, giàu đẹp nhất. Trong quá trình xây dựng Đảng về mặt tổ chức, bộ máy, công tác cán bộ, Hồ Chí Minh đã nhận thấy và khẳng định sức mạnh của tổ chức Đảng được hình thành từ tổ chức, một tổ chức tiên phong chiến đấu của giai cấp công nhân. Hệ thống của tổ chức Đảng phải được tổ chức thống nhất, chặt chẽ từ trung ương đến địa phương và cần có tính kỉ luật nghiêm minh để thực hiện tốt chức năng của mỗi cấp trên nguyên tắc xây dựng Đảng. Trong các nguyên tắc xây dựng Đảng, nguyên tắc tập trung là một công tác tập trung dân chủ được đề cập và đánh giá cáo. Giữa nguyên tắc " tập trung" và " dân chủ" có mối quan hệ khăng khít hữu cơ với nhau đó là hai vế của một nguyên tắc. Hồ Chí Minh viết vế mối quan hệ đó: Tập trung trên nền tảng dân chủ; dân chủ dưới sự chỉ đạo tập trung. Đối với mọi vấn đề mọi người được, mọi người được bày tỏ ý kiến của mình, góp phần tìm ra chân lý. Đó là một quyền lợi cũng như một nghĩa vụ của mỗi người. Và trong quá trình phát triển, Đảng luôn luôn kiên trì từng bước cụ thể hoá nguyên tắc cho phù hợp với tình hình cách mạng Việt Nam. Một vấn đề quan trọng không kém, đoàn kết nội bộ luôn được Đảng ta quan tâm nhằm một Đảng trong sạch, vững mạnh, là người lãnh đạo chân chính của cách mạng Việt. Đòi hỏi người Đảng viên ra sức gắn kết với nhau, đoàn kết chăm lo cho các vấn đề, công việc của Đảng phụ vụ tốt cho lợi ích của nhân dân. Cần xoá bỏ tư tưởng cá nhân, tư tưởng chia rẽ nội bộ, vì các tư tưởng này làm mất đi sức mạnh vốn có của Đảng, tạo điều kiện cho các thế lực thù địch chống phá cách mạng nước nhà. Chính vì vậy trong tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề đại đoàn kết dân tộc và dân tộc có ý nghĩa chiến lược, cơ bản, nhất quán và lâu dài, xuyên suốt tiến trình cách mạng. "Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết, Thành công, thành công, đại thành công!" Nêu những mặt làm được và chưa làm được trong giai đoạn hiện nay với việc gìn giữ, phát huy những truyền thống đó. Trong tình hình giai đoạn hiện nay, truyền thống quý báu của Đảng ta ngày càng được phát huy mạnh mẽ trên nhiều mặt, được lên nâng tầm cao mới, góp phần xây dựng sự lớn mạnh, trong sạch và uy tín của tổ chức Đảng. Công tác nâng cao nhận thức cách mạng Đảng, kiên định với chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, tôi nhận thấy Đảng ta làm được tốt. Việc giảng dạy các môn học về học thuyết Chủ Nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối Đảng cộng Sản Việt Nam đang được Đảng ta đẩy mạnh mở rộng đối với các thành phần, tầng lớp trong xã hội từ Đảng viên, cán bộ nhà, tri thức, sinh viên, học sinh nhằm giáo dục nâng cao về chất và lượng, giúp nhận thức về tư tưởng cách mạng dân tộc, đào tạo, tìm tòi thế hệ lãnh đạo, làm chủ đất nước mai sau. Đảng luôn phấn dấu không ngừng nhăm làm trong sạch nội bộ, xứng đáng là người làm lãnh đạo. Đưa ra phong trào thi đua đối với các bộ, Đảng viên như phong trào học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Hồ Chí Minh với chủ đề theo từng năm, phấn đấu xây dựng người Đảng viên chân chính, mẫu mực cho mọi người noi theo. Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta trong công cuộc xây dựng và bảo vê tổ quốc suốt hơn 80 năm qua, dẫn dắt đất nước qua các cuộc chiến tranh, giành thắng lợi, xây dựng đất nước này càng phát triển, bộ mặt đất nước thay đổi, mang lại âm no, hạnh phúc cho nhân dân Việt Nam. Nhưng bên cạnh đó, vấn đề trung thành với lợi ích của giai cấp, lợi ích dân tộc và gắn bó mặt thiết với nhân dân, theo tôi thì làm chưa làm tốt. Hiện nay, nổi cộm nhiều vấn đề thời sự đáng quan tâm như nạn tham nhũng của công, làm sai quy định nhà nước nhằm thu lợi bất chính làm xâm hại đến quyền lợi của nhân dân hay cán bộ nhà nước lạm dụng chức vụ quyền hành, quan liêu, coi thường nhân dân làm mất lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước. Cụ thể như tập đoàn Vinashin là tập đoàn Nhà nước nhưng hoạt động kinh doanh , sản xuất thua lỗ trong thời gian dài làm thất thoát một lượng tài sản lớn của Nhà nước, của nhân dân. Do làm trái quy định của pháp luật Nhà nước, sau khi sự việc được phát hiện thì trách nhiệm đùn đẩy lẩn nhau, không ai đứng ra nhận trách nhiệm. Hay việc cán bộ công chức Nhà nước, lạm dụng chức vụ hắc dịch, chèn ép người dân, gây khó khăn trong công tác hành chính, thiếu lịch sự, tôn trọng nhân dân, tạo khoảng cách với nhân dân. Ngoài ra, trong thực tế xã hội còn tồn tại những người cán bộ, những người Đảng viên, có tư tưởng biến chất, lệch lạc về nhận thức cách mạng làm ảnh hưởng đến sự trong sạch của Đảng. Một số người cán bộ, suy thoái đạo đức, lối sống thiếu lành mạnh, hay coi trọng vật chất, tiền bạc, hắc dịch đối với dân làm mất đi một hình mẫu của người cách mạng. Đây là những điều tối kị với người Đảng viên, người cán bộ Nhà nước không thực hiện đúng tư tưởng đạo đưc cách mạng. Một người làm cách mạng là phải gần dân thiếu hiểu dân, phục vụ cho nhân dân, giải quyết các vấn đề bức xúc của người dân, hơn hết người cán bộ phải "là người đầy tới của dân", trung thành với cách mạng, lợi ích của nhân dân. Trong công tác nâng cao trình độ nhận thức cách mạng, luôn được Đảng chú trọng nhưng vẫn còn một số nhỏ bộ phận cán bộ, có tư tưởng cách mạng, nhận thức về chính trị chưa vững vàng. Không chịu tự trao dồi nhận thức, đã bị lôi kéo mua chuộc từ các thế lực tay say, thù địch thực hiện ý đồ xâm hại đến lợi ích quốc gia dân tộc. Tuyên truyền, xuyên tạc những tư tưởng của Đảng ta, gây hiểu nhằm về Đảng và Nhà nước, âm mưu hòng lật đổ chế độ mà nhân dân ta xây dựng. �aڎL�
Bạn đang đọc truyện trên: ZingTruyen.Store