Thung Rac
Bài này viết lâu rồi nhưng giờ mí đăng!
Xin chào!Hôm nay ta học tác phẩm "Chiếc thuyền ngoài xa" của Nguyễn Minh Châu thay cho bài "Mảnh trăng cuối rừng". Ta thấy nó cũng khá hay vì nó cho thấy nhiều phía cạnh của đời sống Việt Nam thời xưa. Những vấn nạn những bài học và cả những điều bức bối mà ta thấy nghẹt thở khi hình dung về thời xưa của Việt Nam mình.Văn học khi phân tích tìm hiểu thì dù thế nào cũng phải ngợi ca một số người và hành động của họ. Dù cho ta thấy họ đôi lúc không xứng đáng.Và ta cảm thấy phẫn nộ với với cặp vợ chồng này. Mặc cho cô giáo Văn ra sức thuyết phục, phân tích những ẩn tình thì ta vẫn cảm thấy có "thù hằn" với họ, ác cảm khong chịu nổi. Kiểu như "cô nghĩ hay giảng thế nào thì mặc cô em cảm nhận như nào mặc em!"Đấy ta trái khoáy như thế đấy! Giờ ta mới biết mình cũng có mảng cứng đầu chứ không hẳn là dễ tính như ta nghĩ.Vậy bắt đầu những lí do những điều ta thấy không thích nhé! Đây là cảm nhận của ta đối với hai nhân vật này nên không thích thì Biến, đừng cào phím lung tung. Ta nghét! Ta chửi cho thì lại bảo... Vậy thôi!Mở đầu với mụ:Mụ bị chồng đánh bằng thắt lưng của lính Ngụy ngày xưa, trước mắt của một người xa lạ- Phụng và đứa con trai của mình- Phác. Mụ câm lặng chịu đựng. Mụ cam chịu vì nghĩ rằng sự thay đổi tính cách của lão chồng là do bản thân mình, mụ thông cảm và chịu đựng. Mụ chắt lọc những niềm hạnh phúc nhỏ nhoi để gọi là "có động lực" chịu đựng đi tiếp con đường đau khổ của mình.Mụ được cô ca ngợi là có tấm lòng vị tha, thương con và biết cảm thông cho chồng. Điển hình cho hình tượng người phụ nữ Việt Nam.-Nhưng cuối cùng ta chỉ thấy mụ là một kẻ ngu ngốc, yếu đuối và thích biện hộ. Mụ quá mức phụ thuộc vào chồng mình. Mụ cho rằng chịu đựng tất cả sự bất công do lão chồng đem lại là "chức trách" của mụ.Cho rằng không ly hôn để giữ mái nhà rách nát này để con có cha, dù đó là một thằng nạn, độc ác và vũ phu là thương con. Và mụ van xin anh Đẩu đừng bắt mụ bỏ chồng, thà mụ bị bắt bỏ tù cũng không muốn bỏ chồng.Ta nghét kiểu người yếu đuối thích biện lắm lí do như vậy!-Lão chồng hồi trẻ là một chàng trai cục tính hiền lành, không bao giờ đánh vợ nhưng cái nghèo đói biến lão thành kẻ độc ác. Một kẻ lạc trong những vòng luẩn quẩn của sự nghèo đói.-Ta lại thấy lão chỉ là kẻ hèn nhát, không có ý trí, vô trách nghiệm và thích đổ lỗi. Lão hẳn cũng nghĩ như mụ vợ, lỗi là do nghèo đói, do mụ đẻ nhiều con...vv... Đẻ nhiều con không phải là do lão hàng đêm thỏa mãn bản thân ra sức "cày cấy" hay sao? Mình mụ vợ lão đẻ được chắc?Nghèo đói là do lão không có trí tiến thủ, không biết sáng tạo nghĩ ra nhiều thứ để nâng cao cuộc sống gia đình.Đánh vợ để giải tỏa? Lão có bao giờ nghĩ rằng nếu lão có thể kiềm chế tốt hơn, nếu lão biết nhẫn nhịn có trí làm ăn nhiều hơn thì lão đã không như vậy.Lão hèn nhát và chỉ biết đổ lỗi cho bản thân mình. Lão vô trách nghiệm với vợ con, lão cầu mong vợ con mình chết để đỡ khổ. Liệu lão còn có tình người? Dù nghèo đói nhưng cha mẹ nào cũng mong con cái được lớn lên có tương lai sáng lạn. Nhịn ăn để cho con, còn với lão con cái là gánh nặng. Và lão chỉ mong sớm được giải thoát. Nếu lão đã muốn giải thoát đến như vậy sao lão không bỏ đi hay tự tử để giải thoát cho bản thân mà lão chỉ mong muốn con chết đi?Đối với hai con người như vậy t chỉ có thể nói họ thật xứng! Một kẻ nhèn nhát, kém bản lĩnh thích lôi vợ mình ra để giải tỏa. Một kẻ ngu muội chịu đựng và đề mác là thương con.
Xứng, rất xứng! Sẽ có người đồng tình với quan điểm này của ta nhưng sẽ có người chưa thèm đọc kĩ lại thích cào phím rước gạch xây nhà.Ta hiểu rồi, mấy người nói lắm thế để làm gì? Ta bức xúc mà thôi~Dù bức xúc như vậy nhưng ta vẫn hiểu rằng đấy là một cái xã hội "Cũ" của nước ta ngày xưa. Những con người cũ kĩ, lạc hậu và thất học nên họ cam chịu số phận.Tình trạng ấy vẫn còn đến ngày nay, không thiếu nhưng phụ nữ thời nay đã có nhiều lựa chọn và cam đảm hơn rồi. Ta cũng thấy may mắn vì không sinh thời ấy bởi lúc đó phụ nữ vẫn chưa được đề cao và bình đẳng như bây giờ.May thay không sinh ra ở "thời xã hội cũ"!
Bạn đang đọc truyện trên: ZingTruyen.Store