ZingTruyen.Store

Thien Toan

Hưng quốc Đại Tề năm đầu tiên, thái tổ Cao Vân khởi binh phạt Lương xưng đế, định quốc hiệu là << Tề >>. Hưng quốc năm thứ ba, thái tổ dẫn quân nhập kinh, ngũ đại thế gia đều kêu gọi hưởng ứng, không ai địch nổi liền nhanh chóng chiếm được thượng kinh. Khi Tề quân nhập hoàng thành, Lương Lệ Đế thấy tình thế không thể cứu vãn được nữa bèn cùng phi tần, thất tôn tử tự thiêu chết ở cung Hoài Dương. Từ đó, Tề thay Lương mà đứng, thái tổ hạ chiếu lấy hiệu là << Kiến Hưng >>, Đại Tề trăm năm thịnh thế bởi vậy mà bắt đầu.

Thái tổ an toại, thiên hạ thái bình, sau đó tại vị hơn ba mươi năm, trong có ngũ đại thế gia hiệp lực cộng trị, ngoài có Bình Di đại tướng quân Sở Chấn dẫn đầu Uy Xa quân, tĩnh phủ bát phương, tứ hải thái bình, chư vị hướng chiều, sử gọi đó là << Kiến Hưng Chi Trì >>

Kiến Hưng năm thứ hai mươi chín, Thái tổ long ngự quy tiên, thái tử Cao Giác lên ngôi, lấy hiệu là << Trinh Bình >>. Cao Giác tính tình nhân đức, chỉ can qua (hạ chỉ), bạc (giảm nhẹ) thuế má lấy dưỡng dân; trừ quan lại vô dụng, khai thương lộ lấy quốc khố. Tổng quan khi Trinh Bình trị, dân chúng giàu có, quốc thái dân an, văn học cường thịnh, nhân tài xuất hiện lớp lớp, có thể nói là lúc thịnh thế nhất của Đại Tề — Trong đó danh xưng << Trinh Bình Song Kiệt >> là giỏi giang nhất.

Tư Đồ Duyên Khanh, tự là Thiếu Doãn, là người người đầu tiên trong Trinh Bình Song Kiệt, xuất thân từ Tư Đồ thế gia, phụ thân là Tư Đồ Trọng Minh tể tướng hai triều, tỉ tỉ là Tư Đồ Hân làm hoàng hậu, có thể nói là thiên chi kiêu tử vô song đương thời. Một thân dung tư thanh mĩ, tài trí cao tuyệt, ba tuổi có thể học, năm tuổi có thể thi, mười tuổi cùng thái tử Cao Giác ngao du thiên hạ, sau học nhiều sách vở, mười ba tuổi viết lên quyển << Luận Dân Phú >>, nói lên phương pháp điều lượng thuế má, bất thế tài hoa không sợ triều đình. Thái tổ thấy vậy đặc biệt đề bạt, mười bốn tuổi y nhập điện của các Đại học sĩ; chờ Cao Giác lên ngôi, Thiếu Doãn liền nhập Hộ bộ , sáu năm làm quan Thị Lang, chưa đến ba mươi đã vào Nghị Sự Đường, hoàn thiện lại <<Luận Dân Phú, cải cách lại từ trung tâm. Sau đó, trở thành tể tướng phụ trí triều đình. Thân thụ thánh sủng, thành tựu hơn người, duy chỉ ở vậy chưa từng kết hôn, thiểm vi khuyết điểm. Dã sử chỗ nói: Thiếu Doãn dung tư do quá giỏi, lại được đế sủng hạnh cho nên không đồng ý hôn nhân; Lại có chỗ nói là :Thiếu Doãn dung tư tuyệt thế, nhưng thân thế có bệnh, cố chung thân chưa lập gia đình. Đủ loại đồn đại, chưa kết luận được.

Sở Việt, người thứ hai trong Trinh Bình song kiệt, nhi tử của Bình Di đại tướng quân Sở Chấn, từ nhỏ võ dũng hơn người, mười hai tuổi dẫn quân ra bình phỉ. Sau đó dẫn Uy Xa quân đi Tây chinh, mười lăm tuổi vào chỗ Tham Tướng. Lúc đầu lấy kỵ binh làm sở trường, sau nhiều lần thắng trận, tác phong thay đổi thành đoan chính nhưng vẫn không hề mất đi biên báo (*), dung mạo cùng tài năng đều hiện rõ. Mười tám tuổi một mình dẫn quân Uy Xa đánh lui quân Đông Hồ xâm phạm biên giới, được Cao Giác đế triệu kiến, phong Võ dũng bá. Hai mươi làm phó tống lĩnh Tuất vệ sư, kiêm lãnh đạo Xu Mật Viện tham ra hiệp trợ cải cách lại quân chế. Sau đó, Xu Mật Sứ về hưu, phong làm Võ Dũng Công, là người đầu tiên được phong công trong phi thế gia tộc đương triều. Vì tính tình không thích bị câu thúc ( aka gò bó, trói buộc), cho nên cũng chưa từng kết hôn.

Trinh Bình song kiệt, một văn một võ, tuy lập trường khác biệt, trong triều việc làm đối lập, nhưng vẫn có thể gạt bỏ thành kiến mà hiệp lực với nhau vì nước, có thể nói là đoạn giai thoại lớn nhất đương triều. Sử gia đời sau có nói : Tề Thái Tông Cao Giác thông minh ở chỗ biết dùng người, khi dùng người thì lại không nghi ngờ người. Không có Thái Tông nhân đức, thì Song Kiệt sẽ không phát huy, Song Kiệt không phát huy, thì Trinh Bình cũng sẽ không cường thịnh. Đại Tề có hiền đế cùng Song Kiệt, cũng thật là may.

___________________

(*) Biên báo : chắc là thay đổi một cách không nguyên tắc O.o

Bạn đang đọc truyện trên: ZingTruyen.Store