Thap Buoc Tha Nhan
THẬP BƯỚC THA NHÂN (1)
*****
Mỗi lần gặp tượng thờ thì lão tiểu tiện vào, gặp người cúng bái thì lão nhào tới để hất đổ lư hương, gặp hội lễ tụng đàn thì lão khóc la kêu hét, thấy trẻ hù cho khóc, thấy già dọa cho sân, cố quấy phá thật nhiều để họ đánh đập mình, cố chống trả thật nhiều để nhận đòn thêm thật đau, ai cho cơm thì hất ngay vào mặt, ai cho cháo thì tạt thẳng vào thân, chọc cả quan binh lẫn phường bất thiện, ăn thịt sống uống máu tươi cố biến bản thân thành một con quỷ giữa đời thường.
Và tất cả, tất cả cũng chẳng biết để làm chi. Là bởi vì lão vốn đã chẳng còn cái ranh giới nào nữa.
Ngày kia, có người vì không muốn tiếp tục chịu đựng sự quấy phá của lão nên đã đóng cọc rồi trói lão vào đó, cho lão cơm ăn và nước uống, rồi lại có người vì nhớ tới những chuyện tốt khi xưa lão từng làm nên đã bỏ tiền mời thầy thuốc, thầy cúng và thầy chùa tới để bốc thuốc tụng kinh lập đàn hòng chữa trị cho lão.
Nhưng cũng vô dụng thôi, dù có làm thế nào thì lão đều cả ngày chửi bới tru tréo, đến lúc mệt thì nửa mơ nửa tỉnh mà nguyền rủa, giống như con thú hoang bị dính bẫy đang cố giãy giụa tới tận cùng. Đến quan sai cũng không chịu chứa chấp lão vì sợ nếu nhốt lão vào ngục thì những phạm nhân khác sẽ vì thế mà phát điên theo.
Dần dần thì có người chịu không nổi nữa nên mới đưa ra ý muốn rằng liệu có nên hóa kiếp sớm cho lão hay không? Một người nói, một người nghĩ rồi hai ba người cùng nói, dần dần thì cái suy nghĩ ban đầu đó nó trở thành lựa chọn, thành mục tiêu để rồi sớm muộn sẽ được diễn ra như một kết quả.
Cũng đã có lời nói rằng làm như vậy là tốt cho lão, tốt cho mọi người, là đang làm việc thiện. Thế rồi cái chuyện chủ động hóa kiếp cho lão nó cũng giống như đa phần những việc mà số đông thường làm, đó là cái gì thấy dễ thấy tiện thì cứ làm thôi.
Ngày cuối cùng, khi tất cả đều đã thông qua cái cách giải thoát đó thì bọn họ cởi trói cho lão, để trước mặt lão là mấy đĩa thức ăn ngon và ngay bên cạnh là cái rọ dùng để thả trôi sông.
Lão như mọi khi, vừa được thả ra thì liền nhào tới người khác để chửi rủa, cái mâm đồ ăn kia lão cũng hất đi chứ không ăn. Nếu như đã chọn điên thì phải điên tới tận lực, bởi nếu bây giờ mà không điên nữa thì lão sẽ không cách nào chịu nổi, việc đó còn đáng sợ hơn cả việc nằm trong rọ giữa nước sông.
Rồi vài người bẻ tay chân lão, nhét vào rọ và khiêng đi. Hai người khỏe mạnh khiêng phía trước và đám đông già trẻ lớn bé theo sau, lẫn trong tiếng xôn xao là thanh âm nguyền rủa của một người sắp đi đến điểm cuối.
Khi họ đã đi đến mép sông, khi thao tác cuối sắp diễn ra, thì chợt có một giọng nói vang lên:
- Các vị ngày hôm nay muốn làm kẻ sát nhân, đó là lựa chọn của các vị. Trong ngày hôm nay ta chỉ có một mình, dẫu lòng muốn cản thì cũng không cản được. Ta chỉ muốn hỏi rằng, là thật lòng các vị đều muốn bắt đầu từ ngày hôm nay sẽ trở thành kẻ sát nhân sao?
Đám đông biện minh:
"Chúng tôi không giết người, lão ta đã không còn là người nữa rồi, chúng tôi đang hóa kiếp cho lão, là làm chuyện tốt cho lão."
- Vậy sao? Có thể cho ta xem thử một chút có được hay không? Nếu thật là vậy thì để ta thay mọi người làm việc này cho, ta là người ngoài, ta làm thì sẽ không gây thêm tội nghiệt hay lây nhiễm nhân quả gì đến các vị đâu.
Thế là người dân bỏ cái rọ xuống, rồi để yên cho lão già điên kia đối mặt với vị khách phương xa.
.
Phật không viết kinh, kinh là do người viết.
Phật không dựng đạo, đạo là do tạo hóa tự thành.
Phật không dạy tăng, tăng là do hồng trần tự chọn.
Thế gian đắc đạo, là đạo của thế gian.
Chân Phật chỉ dẫn đường.
Niệm Phật không biến ta thành Phật, con đường đại thừa cũng chỉ mới là bước nhỏ đầu tiên.
Con đường đại đạo đâu phải là con đường mòn, Phật nào đâu hẹp lượng, cõi niết bàn đâu chỉ là một nhúm trên đời, dẫu tự xưng duy ngã độc tôn thì cũng chỉ là kẻ thích nhón chân giữa đám người. Lòng còn cố chấp, tâm còn si tưởng, hồn còn trông mong, thì thân sẽ chính là cái lồng giam trói buộc.
Vị kia chính là Nhập Thế trong kiếp này của Phật Đạo.
Khi trăm vạn sư sãi tăng ni tiểu tử đang ngày đêm tụng niệm để kiếm cho mình chút Phật duyên, tìm cho mình chút Phật lý, cầu cho mình chút Phật căn, cố ngộ cho mình chút Phật tính để cầu mong trong tấm thân trần một kiếp này thấy được con đường Chánh Quả, thì vị Nhập Thế kia đã đi xong nửa bước chân đầu đó từ tiền kiếp rồi, đã có căn quả của nhân gian, đại đạo trong chân thân ngay khi vừa được gửi xuống hồng trần, để trong kiếp này mỗi bước đi thêm đều là bước tiếp.
Sinh ra đã hiểu sự đau đớn cùng tình mẫu tử bao la của người mẹ, lấy lời ru nụ cười nước mắt cùng giọt sữa đầu đời đó làm bước chân đầu tiên để hòa vào đại đạo nhân sinh trong đời.
Uống sữa mẹ mà lớn, ăn cơm cha mà ra da ra thịt, đi dưới bóng ông bà để trưởng ngộ an lành, quỳ dưới khói tổ tiên để tương thông được nguồn cội, lấy biết ơn và yêu kính trong hiếu đạo để làm hành trang lập thân cho đời này không lầm lạc.
Tướng tự tâm sinh, khi trưởng thành ngũ quan như tạc tượng, thân như ngọc trắng, mắt như sao đêm, lời nói hay cái nhìn đều bao la bác ái khiến lòng người ấm áp, để dẫu giữa đêm tối khi lạc đường trong lo sợ thì chỉ cần nhìn thấy thôi là tâm tưởng ta đã tự động an lành. Nhưng thấy họ rồi thì tâm ta chỉ có kính chứ lòng ta không có dục, Nhập Thế mang chân mỹ là để dìu dắt ta vượt qua được lục dục của bản ngã nhân thường.
Yêu nhiều thì hận nhiều, si mê càng lớn thì buông bỏ càng khó khăn, dựa vào bánh xe thì đôi chân yếu đuối, dựa vào thuốc thang thì ngũ tạng kiệt cùng, dựa vào vách : vách đổ ta vong, dựa vào người : người đi ta oán, xây bằng bao nhiêu thứ thì sẽ mất đi bấy nhiêu thứ, tới dựa vào thân xác thì xác thân cũng chẳng còn. Nhập Thế không diệt si, nhập thế chỉ cho ta thấy si là gì, si đến từ đâu, si dẫn ta đến chỗ nào, để rồi từ đó tự ta dặn cho mình cách nhẹ lòng buông bỏ.
Lồng giam nửa gang tay trong lồng ngực, mấy vạn trượng buộc giang sơn, có đi dọc ngang hết cả bước đường trần thì cũng chỉ là cái lồng đong đếm được. Thú trong lồng sẽ cựa quậy, vật trong lồng sẽ đung đưa, còn người trong lồng thì sẽ bí bách nên muốn tranh giành chỗ thông thoáng của nhau.
Sân sinh ra từ tăm tối trong bản ngã, nó lớn dần bằng cách đem sân của ta va chạm với sân của người, đấu đá lẫn nhau khiến đầy thương tích chai sần rồi cường mạnh, khiến tăm tối chiếm trọn tâm ta, khiến lòng không trong sáng. Nhập Thế không trừ đi sân của nhân gian, Nhập Thế chỉ đem chính mình, đem đại đạo vô biên không lồng ngăn then giữ đến trải rộng giữa nhân gian, để nhân gian khi đã bước đi trên đó được rồi thì còn sân với nhau chi nữa.
Thất tình và tham, Nhập Thế cũng không trừ, nhân gian cần bản ngã, bởi phải có bản ngã thì tấm thân phàm tục mới có thể nhận ra cái vô biên khổ ải trong đời mình, có thấy thì mới có chọn, có chọn mới có đi, có đi mới có ngộ, ngộ được rồi thì mới thức tỉnh để tự ta giải thoát chính ta.
Mỗi người sẽ lớn, muôn người sẽ trưởng thành, vạn vật đều đổi thay, có khởi đầu tất có kết thúc, lồng giam vừa là trói buộc vừa là bảo vệ, nhưng lồng giam sớm muộn cũng sẽ có lúc không còn. Nhập Thế không phá lồng giam, không tạo ra lồng giam mới, cũng không ảo tưởng rằng mình có thể trói buộc hay bảo vệ. Nhập Thế chỉ đem thân nối đường tới đại đạo, để thế gian không rơi vào tận cùng tận diệt, để còn đường để đi, để nhân gian còn trong đại đạo vĩnh hằng.
Từ Bi.
Bác ÁI.
Nhập Thế mỗi đời cũng chỉ là một đoạn trường giác ngộ thôi, không có gì cao xa quá.
.
Khi ông lão được thả ra khỏi rọ, trước khi lão kịp phát tác sự tức giận thì đã nhìn thấy vị khách lạ kia.
Quần áo rách rưới cũ kỹ, tóc tai ngả nghiêng không chải chuốt, chân trần đứng ung dung trên đá sỏi, hành trang chỉ có hai bàn tay trắng khoan thai. Tất cả đều rất bình thường nhưng trong con mắt mờ đục của lão lại như đang được chìm trong quang mang, trong ánh sáng thiện lành khiến cái nội tâm mờ mịt kia của lão được thông tỏ, khiến ngọn lửa đang chực trào được nghỉ ngơi, khiến một lần nữa lão tìm lại được thần trí để đối diện với vết thương trong nội tâm mình.
Lão lẩm bẩm: "...người...người là Bồ Tát...?"
- Không. Ta không phải là Bồ Tát, ta cũng chưa từng gặp Bồ Tát.
"Vậy người là ai? Điều cao quý này trong mắt ta là gì?"
- Ta là con đường ở dưới chân chúng sanh, sự cao quý này là dành cho chúng sanh, để đến cây cỏ cũng cao quý hơn ta.
Lão im lặng, đứng run run thất thần trong cơn chực chờ hoảng loạn.
Vị kia tới gần hơn một chút, mỉm cười và nói với lão:
"Là ngươi cũng cao quý hơn ta."
Lão khóc, không phải khóc thét, khóc la hay khóc rống. Chỉ đơn giản là khóc thôi, nước mắt chảy dài lăn từ khóe mắt đến gò má, khóc vì thương tâm chứ không phải vì thương thân, là những giọt nước mắt đã bị phong bế từ cái ngày tang thương khi đó.
Tình không xưng là đại đạo, nhưng tình kết nối vạn đạo trên đời này với thế nhân, tình cho ta vui sướng, tình cho ta bi ai, tình giữ cho ta còn là người. Có những giọt nước mắt này thì con tim đã khai thông với tâm trí, tính người đã hòa vào chân tâm, thiện lương chìm sâu trong khổ đau và tội lỗi đã được vỗ về.
Rồi lão hỏi, là hỏi một câu mà đáp án sẽ quyết định hết cả cuộc đời này của lão, là câu hỏi mà vì không dám đối mặt với nó nên lão mới khùng điên, là câu hỏi mà đáp án của nó sẽ khiến cho tất cả mọi người tự tâm nguyện chết hay nguyện sống.
Lão hỏi: "Đó, tất cả những điều đó có phải là nhân quả hay không?"
Nhìn gương mặt đang ngóng trông đến tội nghiệp của ông lão, vị khách bật cười rồi trả lời với nét mặt cũng đáng thương không kém:
- Làm sao ta biết được, chân ta còn chạm đất, chính ta đây vẫn còn đang rảo bước trong nhân quả của chính mình. Ta vẫn đang Nhập Thế chứ chưa phải là Xuất Thế, đáp án dành cho ngươi có lẽ Thế Tôn sẽ có, còn ta thì không.
Nghe vậy thì gương mặt của ông lão liền xụ xuống đầy vẻ mất mát như đứa trẻ không nhận được quà, thậm chí tư thế bỗng có chút di chuyển như muốn xoay người để lần nữa chui lại vào trong rọ.
Vị khách kia thấy vậy thì nói tiếp: "Đừng vội, nhân quả của một người là sợi dây của riêng người đó, còn nhân quả của chúng sanh là dòng chảy cuộn tròn theo chúng sanh. Ngươi có muốn cùng ta nhìn thấy nó, trải qua nó, rồi từ đó mà tự giải đáp được cho chính mình hay không?"
Ông lão gật đầu.
Vị khách lạ lúc này mới quay lại để trao cái nhìn hiền từ của mình cho đám đông, bọn họ sau khi nhìn thấy ông lão kia đã khôi phục lại thần trí thì gánh nặng cố chấp trong lòng họ cũng đã tiêu tan, sát nghiệt cũng thôi không còn nữa, sự an yên đã trở về. Có người còn bắt đầu thấy mừng cho ông lão, hy vọng rằng từ nay trên đoạn cuối cuộc đời lão ta sẽ tìm thấy sự thanh thản cho mình.
Hai người rời đi, một trước một sau, một ung dung một chờ đợi, có nhanh có chậm, có vội vã có khoan thai, nhưng chắc chắn là sẽ không có lạc đường.
.
Rồi một ngày kia họ đi đến một vùng đất lạ, ngay khi nhìn thấy từ xa thì ông lão đã tỏ ra kinh sợ, bởi bao phủ nơi đó là một bầu trời tăm tối đến kỳ dị, oán khí nồng đậm mùi tà ác nhìn như thực thể, nó dày tới mức nay đã cuộn thành vòng xoáy và đang ngày một lớn dần, tối dần, nặng nề đến chim thú cũng thấy ghê rợn mà bay đi, mà tẩu thoát. Nhưng cũng chỉ là vô vọng, bởi sự tăm tối kia như cái lồng giam thấm độc, cho dù có thoát ra được thì thần hồn cũng sẽ nhanh chóng tiêu vong và thậm chí là còn lây độc cho những gì kế cận.
Nhập Thế là gì? Nhập Thế là hòa vào chúng sanh, trải qua bi thương hỉ nộ ái ố ân ban tội tình oán nghiệp của chúng sanh, thấy tất cả, hiểu tất cả, thấu tất cả nhưng vẫn giữ được chân tâm mình trong sáng, để từ đó mà đem yêu thương, đem từ bi, đem bác ái để giúp đỡ chúng sanh, để giữ cho thế gian này còn đạo.
Hôm nay, Nhập Thế sẽ dẫn lão già kia cùng đi trên con đường thấu hiểu và thức tỉnh, tự mình trải qua đáy khổ ải thê lương nhất của hồng trần để thấu được hồng trần và tự hiểu được mình. Rồi từ đó mà tự mình giác ngộ, tự mình đưa ra lựa chọn cho riêng mình.
Đó là hành trình mà mấy vạn chúng tăng từ hàng ngàn năm nay đã gọi tên là:
THẬP BƯỚC THA NHÂN.
Là hành trình thức tỉnh tâm linh đầu tiên mà Thế Tôn đã tự mình trải qua và đem thân xác phàm gửi làm bài học cho nhân thế. Là bước đầu giác ngộ để từ đó mở ra con đường vô biên của Phật đạo, con đường bắt đầu từ bàn chân trần chạm đất thế gian, trải qua chúng sanh và dẫn đến cõi vô vi nơi không còn nhân quả.
Ta sinh ra không phải là Phật, vậy trước khi thành Phật ta là ai?
Nếu chỉ thấy Phật mà không thấy ta, ngươi tất sẽ lạc đường.
Nếu chỉ thấy ta mà không thấy chính mình, ngươi làm sao đi được?
Nếu chỉ thấy chính ngươi mà không thấy chúng sanh luân hồi thì đường đâu để ngươi đi?
Nếu chỉ thấu luân hồi mà không thấu từ nguyên nhân quả, thì làm sao siêu thoát được đây?
Hôm nay trên hành trình này, ta là khách lạ, là kẻ đã nằm xuống để làm thảm trải bước chân ngươi. Chính ngươi, các ngươi mới là chủ trên hành trình.
THẬP BƯỚC THA NHÂN, mười phương Phật mở đường, hành trình ta dìu ta qua bể khổ, nơi vô biên khi chối bỏ và có tận cùng khi gửi lại hết thân tâm cho tha nhân.
*Trương Lang Vương**"*"*
*****
Mỗi lần gặp tượng thờ thì lão tiểu tiện vào, gặp người cúng bái thì lão nhào tới để hất đổ lư hương, gặp hội lễ tụng đàn thì lão khóc la kêu hét, thấy trẻ hù cho khóc, thấy già dọa cho sân, cố quấy phá thật nhiều để họ đánh đập mình, cố chống trả thật nhiều để nhận đòn thêm thật đau, ai cho cơm thì hất ngay vào mặt, ai cho cháo thì tạt thẳng vào thân, chọc cả quan binh lẫn phường bất thiện, ăn thịt sống uống máu tươi cố biến bản thân thành một con quỷ giữa đời thường.
Và tất cả, tất cả cũng chẳng biết để làm chi. Là bởi vì lão vốn đã chẳng còn cái ranh giới nào nữa.
Ngày kia, có người vì không muốn tiếp tục chịu đựng sự quấy phá của lão nên đã đóng cọc rồi trói lão vào đó, cho lão cơm ăn và nước uống, rồi lại có người vì nhớ tới những chuyện tốt khi xưa lão từng làm nên đã bỏ tiền mời thầy thuốc, thầy cúng và thầy chùa tới để bốc thuốc tụng kinh lập đàn hòng chữa trị cho lão.
Nhưng cũng vô dụng thôi, dù có làm thế nào thì lão đều cả ngày chửi bới tru tréo, đến lúc mệt thì nửa mơ nửa tỉnh mà nguyền rủa, giống như con thú hoang bị dính bẫy đang cố giãy giụa tới tận cùng. Đến quan sai cũng không chịu chứa chấp lão vì sợ nếu nhốt lão vào ngục thì những phạm nhân khác sẽ vì thế mà phát điên theo.
Dần dần thì có người chịu không nổi nữa nên mới đưa ra ý muốn rằng liệu có nên hóa kiếp sớm cho lão hay không? Một người nói, một người nghĩ rồi hai ba người cùng nói, dần dần thì cái suy nghĩ ban đầu đó nó trở thành lựa chọn, thành mục tiêu để rồi sớm muộn sẽ được diễn ra như một kết quả.
Cũng đã có lời nói rằng làm như vậy là tốt cho lão, tốt cho mọi người, là đang làm việc thiện. Thế rồi cái chuyện chủ động hóa kiếp cho lão nó cũng giống như đa phần những việc mà số đông thường làm, đó là cái gì thấy dễ thấy tiện thì cứ làm thôi.
Ngày cuối cùng, khi tất cả đều đã thông qua cái cách giải thoát đó thì bọn họ cởi trói cho lão, để trước mặt lão là mấy đĩa thức ăn ngon và ngay bên cạnh là cái rọ dùng để thả trôi sông.
Lão như mọi khi, vừa được thả ra thì liền nhào tới người khác để chửi rủa, cái mâm đồ ăn kia lão cũng hất đi chứ không ăn. Nếu như đã chọn điên thì phải điên tới tận lực, bởi nếu bây giờ mà không điên nữa thì lão sẽ không cách nào chịu nổi, việc đó còn đáng sợ hơn cả việc nằm trong rọ giữa nước sông.
Rồi vài người bẻ tay chân lão, nhét vào rọ và khiêng đi. Hai người khỏe mạnh khiêng phía trước và đám đông già trẻ lớn bé theo sau, lẫn trong tiếng xôn xao là thanh âm nguyền rủa của một người sắp đi đến điểm cuối.
Khi họ đã đi đến mép sông, khi thao tác cuối sắp diễn ra, thì chợt có một giọng nói vang lên:
- Các vị ngày hôm nay muốn làm kẻ sát nhân, đó là lựa chọn của các vị. Trong ngày hôm nay ta chỉ có một mình, dẫu lòng muốn cản thì cũng không cản được. Ta chỉ muốn hỏi rằng, là thật lòng các vị đều muốn bắt đầu từ ngày hôm nay sẽ trở thành kẻ sát nhân sao?
Đám đông biện minh:
"Chúng tôi không giết người, lão ta đã không còn là người nữa rồi, chúng tôi đang hóa kiếp cho lão, là làm chuyện tốt cho lão."
- Vậy sao? Có thể cho ta xem thử một chút có được hay không? Nếu thật là vậy thì để ta thay mọi người làm việc này cho, ta là người ngoài, ta làm thì sẽ không gây thêm tội nghiệt hay lây nhiễm nhân quả gì đến các vị đâu.
Thế là người dân bỏ cái rọ xuống, rồi để yên cho lão già điên kia đối mặt với vị khách phương xa.
.
Phật không viết kinh, kinh là do người viết.
Phật không dựng đạo, đạo là do tạo hóa tự thành.
Phật không dạy tăng, tăng là do hồng trần tự chọn.
Thế gian đắc đạo, là đạo của thế gian.
Chân Phật chỉ dẫn đường.
Niệm Phật không biến ta thành Phật, con đường đại thừa cũng chỉ mới là bước nhỏ đầu tiên.
Con đường đại đạo đâu phải là con đường mòn, Phật nào đâu hẹp lượng, cõi niết bàn đâu chỉ là một nhúm trên đời, dẫu tự xưng duy ngã độc tôn thì cũng chỉ là kẻ thích nhón chân giữa đám người. Lòng còn cố chấp, tâm còn si tưởng, hồn còn trông mong, thì thân sẽ chính là cái lồng giam trói buộc.
Vị kia chính là Nhập Thế trong kiếp này của Phật Đạo.
Khi trăm vạn sư sãi tăng ni tiểu tử đang ngày đêm tụng niệm để kiếm cho mình chút Phật duyên, tìm cho mình chút Phật lý, cầu cho mình chút Phật căn, cố ngộ cho mình chút Phật tính để cầu mong trong tấm thân trần một kiếp này thấy được con đường Chánh Quả, thì vị Nhập Thế kia đã đi xong nửa bước chân đầu đó từ tiền kiếp rồi, đã có căn quả của nhân gian, đại đạo trong chân thân ngay khi vừa được gửi xuống hồng trần, để trong kiếp này mỗi bước đi thêm đều là bước tiếp.
Sinh ra đã hiểu sự đau đớn cùng tình mẫu tử bao la của người mẹ, lấy lời ru nụ cười nước mắt cùng giọt sữa đầu đời đó làm bước chân đầu tiên để hòa vào đại đạo nhân sinh trong đời.
Uống sữa mẹ mà lớn, ăn cơm cha mà ra da ra thịt, đi dưới bóng ông bà để trưởng ngộ an lành, quỳ dưới khói tổ tiên để tương thông được nguồn cội, lấy biết ơn và yêu kính trong hiếu đạo để làm hành trang lập thân cho đời này không lầm lạc.
Tướng tự tâm sinh, khi trưởng thành ngũ quan như tạc tượng, thân như ngọc trắng, mắt như sao đêm, lời nói hay cái nhìn đều bao la bác ái khiến lòng người ấm áp, để dẫu giữa đêm tối khi lạc đường trong lo sợ thì chỉ cần nhìn thấy thôi là tâm tưởng ta đã tự động an lành. Nhưng thấy họ rồi thì tâm ta chỉ có kính chứ lòng ta không có dục, Nhập Thế mang chân mỹ là để dìu dắt ta vượt qua được lục dục của bản ngã nhân thường.
Yêu nhiều thì hận nhiều, si mê càng lớn thì buông bỏ càng khó khăn, dựa vào bánh xe thì đôi chân yếu đuối, dựa vào thuốc thang thì ngũ tạng kiệt cùng, dựa vào vách : vách đổ ta vong, dựa vào người : người đi ta oán, xây bằng bao nhiêu thứ thì sẽ mất đi bấy nhiêu thứ, tới dựa vào thân xác thì xác thân cũng chẳng còn. Nhập Thế không diệt si, nhập thế chỉ cho ta thấy si là gì, si đến từ đâu, si dẫn ta đến chỗ nào, để rồi từ đó tự ta dặn cho mình cách nhẹ lòng buông bỏ.
Lồng giam nửa gang tay trong lồng ngực, mấy vạn trượng buộc giang sơn, có đi dọc ngang hết cả bước đường trần thì cũng chỉ là cái lồng đong đếm được. Thú trong lồng sẽ cựa quậy, vật trong lồng sẽ đung đưa, còn người trong lồng thì sẽ bí bách nên muốn tranh giành chỗ thông thoáng của nhau.
Sân sinh ra từ tăm tối trong bản ngã, nó lớn dần bằng cách đem sân của ta va chạm với sân của người, đấu đá lẫn nhau khiến đầy thương tích chai sần rồi cường mạnh, khiến tăm tối chiếm trọn tâm ta, khiến lòng không trong sáng. Nhập Thế không trừ đi sân của nhân gian, Nhập Thế chỉ đem chính mình, đem đại đạo vô biên không lồng ngăn then giữ đến trải rộng giữa nhân gian, để nhân gian khi đã bước đi trên đó được rồi thì còn sân với nhau chi nữa.
Thất tình và tham, Nhập Thế cũng không trừ, nhân gian cần bản ngã, bởi phải có bản ngã thì tấm thân phàm tục mới có thể nhận ra cái vô biên khổ ải trong đời mình, có thấy thì mới có chọn, có chọn mới có đi, có đi mới có ngộ, ngộ được rồi thì mới thức tỉnh để tự ta giải thoát chính ta.
Mỗi người sẽ lớn, muôn người sẽ trưởng thành, vạn vật đều đổi thay, có khởi đầu tất có kết thúc, lồng giam vừa là trói buộc vừa là bảo vệ, nhưng lồng giam sớm muộn cũng sẽ có lúc không còn. Nhập Thế không phá lồng giam, không tạo ra lồng giam mới, cũng không ảo tưởng rằng mình có thể trói buộc hay bảo vệ. Nhập Thế chỉ đem thân nối đường tới đại đạo, để thế gian không rơi vào tận cùng tận diệt, để còn đường để đi, để nhân gian còn trong đại đạo vĩnh hằng.
Từ Bi.
Bác ÁI.
Nhập Thế mỗi đời cũng chỉ là một đoạn trường giác ngộ thôi, không có gì cao xa quá.
.
Khi ông lão được thả ra khỏi rọ, trước khi lão kịp phát tác sự tức giận thì đã nhìn thấy vị khách lạ kia.
Quần áo rách rưới cũ kỹ, tóc tai ngả nghiêng không chải chuốt, chân trần đứng ung dung trên đá sỏi, hành trang chỉ có hai bàn tay trắng khoan thai. Tất cả đều rất bình thường nhưng trong con mắt mờ đục của lão lại như đang được chìm trong quang mang, trong ánh sáng thiện lành khiến cái nội tâm mờ mịt kia của lão được thông tỏ, khiến ngọn lửa đang chực trào được nghỉ ngơi, khiến một lần nữa lão tìm lại được thần trí để đối diện với vết thương trong nội tâm mình.
Lão lẩm bẩm: "...người...người là Bồ Tát...?"
- Không. Ta không phải là Bồ Tát, ta cũng chưa từng gặp Bồ Tát.
"Vậy người là ai? Điều cao quý này trong mắt ta là gì?"
- Ta là con đường ở dưới chân chúng sanh, sự cao quý này là dành cho chúng sanh, để đến cây cỏ cũng cao quý hơn ta.
Lão im lặng, đứng run run thất thần trong cơn chực chờ hoảng loạn.
Vị kia tới gần hơn một chút, mỉm cười và nói với lão:
"Là ngươi cũng cao quý hơn ta."
Lão khóc, không phải khóc thét, khóc la hay khóc rống. Chỉ đơn giản là khóc thôi, nước mắt chảy dài lăn từ khóe mắt đến gò má, khóc vì thương tâm chứ không phải vì thương thân, là những giọt nước mắt đã bị phong bế từ cái ngày tang thương khi đó.
Tình không xưng là đại đạo, nhưng tình kết nối vạn đạo trên đời này với thế nhân, tình cho ta vui sướng, tình cho ta bi ai, tình giữ cho ta còn là người. Có những giọt nước mắt này thì con tim đã khai thông với tâm trí, tính người đã hòa vào chân tâm, thiện lương chìm sâu trong khổ đau và tội lỗi đã được vỗ về.
Rồi lão hỏi, là hỏi một câu mà đáp án sẽ quyết định hết cả cuộc đời này của lão, là câu hỏi mà vì không dám đối mặt với nó nên lão mới khùng điên, là câu hỏi mà đáp án của nó sẽ khiến cho tất cả mọi người tự tâm nguyện chết hay nguyện sống.
Lão hỏi: "Đó, tất cả những điều đó có phải là nhân quả hay không?"
Nhìn gương mặt đang ngóng trông đến tội nghiệp của ông lão, vị khách bật cười rồi trả lời với nét mặt cũng đáng thương không kém:
- Làm sao ta biết được, chân ta còn chạm đất, chính ta đây vẫn còn đang rảo bước trong nhân quả của chính mình. Ta vẫn đang Nhập Thế chứ chưa phải là Xuất Thế, đáp án dành cho ngươi có lẽ Thế Tôn sẽ có, còn ta thì không.
Nghe vậy thì gương mặt của ông lão liền xụ xuống đầy vẻ mất mát như đứa trẻ không nhận được quà, thậm chí tư thế bỗng có chút di chuyển như muốn xoay người để lần nữa chui lại vào trong rọ.
Vị khách kia thấy vậy thì nói tiếp: "Đừng vội, nhân quả của một người là sợi dây của riêng người đó, còn nhân quả của chúng sanh là dòng chảy cuộn tròn theo chúng sanh. Ngươi có muốn cùng ta nhìn thấy nó, trải qua nó, rồi từ đó mà tự giải đáp được cho chính mình hay không?"
Ông lão gật đầu.
Vị khách lạ lúc này mới quay lại để trao cái nhìn hiền từ của mình cho đám đông, bọn họ sau khi nhìn thấy ông lão kia đã khôi phục lại thần trí thì gánh nặng cố chấp trong lòng họ cũng đã tiêu tan, sát nghiệt cũng thôi không còn nữa, sự an yên đã trở về. Có người còn bắt đầu thấy mừng cho ông lão, hy vọng rằng từ nay trên đoạn cuối cuộc đời lão ta sẽ tìm thấy sự thanh thản cho mình.
Hai người rời đi, một trước một sau, một ung dung một chờ đợi, có nhanh có chậm, có vội vã có khoan thai, nhưng chắc chắn là sẽ không có lạc đường.
.
Rồi một ngày kia họ đi đến một vùng đất lạ, ngay khi nhìn thấy từ xa thì ông lão đã tỏ ra kinh sợ, bởi bao phủ nơi đó là một bầu trời tăm tối đến kỳ dị, oán khí nồng đậm mùi tà ác nhìn như thực thể, nó dày tới mức nay đã cuộn thành vòng xoáy và đang ngày một lớn dần, tối dần, nặng nề đến chim thú cũng thấy ghê rợn mà bay đi, mà tẩu thoát. Nhưng cũng chỉ là vô vọng, bởi sự tăm tối kia như cái lồng giam thấm độc, cho dù có thoát ra được thì thần hồn cũng sẽ nhanh chóng tiêu vong và thậm chí là còn lây độc cho những gì kế cận.
Nhập Thế là gì? Nhập Thế là hòa vào chúng sanh, trải qua bi thương hỉ nộ ái ố ân ban tội tình oán nghiệp của chúng sanh, thấy tất cả, hiểu tất cả, thấu tất cả nhưng vẫn giữ được chân tâm mình trong sáng, để từ đó mà đem yêu thương, đem từ bi, đem bác ái để giúp đỡ chúng sanh, để giữ cho thế gian này còn đạo.
Hôm nay, Nhập Thế sẽ dẫn lão già kia cùng đi trên con đường thấu hiểu và thức tỉnh, tự mình trải qua đáy khổ ải thê lương nhất của hồng trần để thấu được hồng trần và tự hiểu được mình. Rồi từ đó mà tự mình giác ngộ, tự mình đưa ra lựa chọn cho riêng mình.
Đó là hành trình mà mấy vạn chúng tăng từ hàng ngàn năm nay đã gọi tên là:
THẬP BƯỚC THA NHÂN.
Là hành trình thức tỉnh tâm linh đầu tiên mà Thế Tôn đã tự mình trải qua và đem thân xác phàm gửi làm bài học cho nhân thế. Là bước đầu giác ngộ để từ đó mở ra con đường vô biên của Phật đạo, con đường bắt đầu từ bàn chân trần chạm đất thế gian, trải qua chúng sanh và dẫn đến cõi vô vi nơi không còn nhân quả.
Ta sinh ra không phải là Phật, vậy trước khi thành Phật ta là ai?
Nếu chỉ thấy Phật mà không thấy ta, ngươi tất sẽ lạc đường.
Nếu chỉ thấy ta mà không thấy chính mình, ngươi làm sao đi được?
Nếu chỉ thấy chính ngươi mà không thấy chúng sanh luân hồi thì đường đâu để ngươi đi?
Nếu chỉ thấu luân hồi mà không thấu từ nguyên nhân quả, thì làm sao siêu thoát được đây?
Hôm nay trên hành trình này, ta là khách lạ, là kẻ đã nằm xuống để làm thảm trải bước chân ngươi. Chính ngươi, các ngươi mới là chủ trên hành trình.
THẬP BƯỚC THA NHÂN, mười phương Phật mở đường, hành trình ta dìu ta qua bể khổ, nơi vô biên khi chối bỏ và có tận cùng khi gửi lại hết thân tâm cho tha nhân.
*Trương Lang Vương**"*"*
Bạn đang đọc truyện trên: ZingTruyen.Store