Tai Lieu Boi Duong Hoc Sinh Gioi
1 KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VÀ TẠO LẬP VĂN BẢN1.1 Lập dàn ý bài văn nghị luận- Muốn lập dàn ý bài văn nghị luận, cần nắm chắc yêu cầu của đề bài, từ đó tiến hành các bước: tìm hệ thống luận điểm, luận cứ; sắp xếp, triển khai hệ thống ý đó theo một trật tự hợp lí, có trọng tâm.- Dàn ý của một bài văn nghị luận cũng được triển khai thành ba phần:+ Mở bài: Giới thiệu và định hướng triển khai vấn đề.+ Thân bài: Triển khai lần lượt các luận điểm, luận cứ.+ Kết bài: Nhấn mạnh ý nghĩa hoặc mở rộng vấn đề.1.1.1 Tìm hiểu đề- Đề bài yêu cầu triển khai vấn đề gì? - Các kiến thức cần huy động ở đâu? - Hình thức thể loại của bài văn là gì?1.1.2 Tìm ý 1.1.2.1 Xác định luận đềBài văn cần làm sáng tỏ luận đề gì?1.1.2.2 Xác định các luận điểmBài làm cần có các luận điểm cơ bản nào?a) Tìm luận cứ cho các luận điểm-Các luận cứ cho luận điểm (1)-Các luận cứ cho luận điểm (2)-Các luận cứ cho luận điểm (3)....1.1.3 Lập dàn ý- Mở bài: mở bài trực tiếp hay mở bài gián tiếp?- Thân bài:Triển khai lần lượt các luận điểm.- Kết bài: Bằng cách mở rộng vấn đề.1.2 Viết đoạn vănĐoạn văn gồm: - Câu mở đoạn dẫn dắt, giới thiệu luận điểm.- Các các câu thân đoạn giải thích, phân tích, bác bỏ, chứng minh, so sánh, bình luận làm sáng tỏ luận điểm.- Câu kết đoạn đánh giá luận điểm.1.3 Tiêu chuẩn của một bài văn hayMột bài văn hay phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn sau:1.3.1 Ý tưởng – bài văn hay mang lại một thôngđiệp rõ ràng cho người đọc- Ý tưởng được ví như trái tim của một đoạn văn, một bài viết. Ý tưởng là chủ đề chính để dẫn dắt toàn bộ câu chuyện hay bài viết. Ý tưởng ở đây có thể là một bài viết, một ý kiến, một sự thật hay một câu chuyện. - Ý tưởng của một bài văn hay cần phải:+ Rõ ràng và đi vào trọng tâm+ Có sự mới mẻ, không sao chép+ Được phát triển hợp lý và bổ sung bằng nhiều chi tiết, luận điểm1.3.2 Bố cục – bài văn hay phải có bố cục hợp lý- Bố cục là cấu trúc của một bài viết, sắp xếp thứ tự các ý một cách logic và hợp lý tuỳ theo mục đích của tác giả. Nếu như ý tưởng là thông điệp của bài viết, thì bố cục là mạch viết giúp người đọc dần dần hiểu được thông điệp đó.- Bố cục của một bài văn hay cần phải:+ Chặt chẽ, có mở bài, thân bài và kết luận.+ Sắp xếp theo thứ tự hợp lý.+ Chuyển tiếp giữa các ý một cách lô - gích, trôi chảy.1.3.3 Từ ngữ – bài văn hay là bài viết biết đặt đúng từ ngữ, đúngnơi, đúng lúc để truyền tải đúng thông điệp của tác giả- Từ ngữ là cách lựa chọn từ đưa vào bài viết, từ ngữ chính xác, giàu sức gợi có thể tác động đến cảm xúc của người đọc. - Từ ngữ của một bài văn hay cần phải:+ Cụ thể, chính xác, tránh dùng những từ chung chung, mơ hồ.+ Có tính miêu tả, có sức gợi.+ Dùng những động từ mạnh.1.3.4 Diễn đạt – bài văn hay được diễn đạt mạch lạc và mượt mà- Cách diễn đạt sẽ tạo nên ngữ điệu và sự trôi chảy của ngôn ngữ , cách sắp xếp các từ ngữ, câu văn sao cho mượt mà, êm tai sẽ hấp dẫn và lôi cuốn người đọc.- Diễn đạt một bài văn hay cần phải:+ Nghe trôi chảy và mượt mà khi đọc to bài viết.+ Sử dụng câu từ và cấu trúc đa dạng (cách mở đầu, kiểu câu, độ dài mỗi câu).+ Mạch viết trôi chảy, nhịp nhàng, giàu âm điệu.1.3.5.Giọng văn – bài văn hay là bài văn kết nối được với cảm xúc, trái tim độc giả- Giọng văn là cá tính của người viết, là "ma thuật" thể hiện cảm xúc, quan điểm, tính cách, cái tôi của tác giả.- Giọng văn của một bài văn hay cần phải:+ Xây dựng được mối liên hệ chặt chẽ giữa người đọc và người viết+ Thể hiện quan điểm, tính cách, cảm xúc của người viết1.3.6 Ngữpháp – bài văn hay là bài văn không mắc lỗi ngữ pháp hay sai chính tả- Ngữ pháp là những quy tắc quan trọng mà một bài viết cần tuân theo, bao gồm (nhưng không giới hạn) lỗi chính tả, cấu trúc các đoạn, dấu câu, văn phạm, và cả những quy tắc viết thường – viết hoa.- Ngữ pháp của một bài văn hay cần phải:+ Không có lỗi chính tả.+ Viết hoa, đặt dấu câu đúng nơi đúng chỗ.+ Không sai văn phạm, không sai các nguyên tắc sắp xếp, các thì, thể, dạng trong câu.2 NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 2.1 Các dạng đề nghị luận xã hội thường gặp- Nghị luận về một hiện tượng đời sống:+ Hiện tượng có tác động tích cực đến suy nghĩ.+ Hiện tượng có tác động tiêu cực.+ Nghị luận về một mẩu tin tức báo chí.+ Nghị luận về một bức tranh.- Nghị luận về một tư tưởng đạo lý:+ Tư tưởng mang tính nhân văn, đạo đức (lòng dũng cảm, khoan dung, ý chí nghị lực...).+ Tư tưởng phản nhân văn (ích kỷ, vô cảm, thù hận, dối trá...).+ Nghị luận về hai mặt tốt xấu trong một vấn đề.+ Vấn đề có tính chất đối thoại, bàn luận, trao đổi.- Nghị luận xã hội dưới dạng một câu chuyện.- Nghị luận xã hội về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học.2.2 Những vấn đề cần lưu ý khi làm văn nghị luậnxã hội2.2.1 Đọc kỹ đề- Mục đích: Hiểu rõ yêu cầu của đề, phân biệt được tư tưởng đạo lý hay hiện tượng đời sống.- Phương pháp xác định: Đọc kỹ đề, gạch chân dưới từ, cụm từ quan trọng để giải thích và xác lập luận điểm cho toàn bài. Từ đó có định hướng đúng mà viết bài cho tốt.2.2.2 Lập dàn ý- Giúp ta trình bày văn bản khoa học, có cấu trúc chặt chẽ, hợp logic.- Kiểm soát được hệ thống ý, lập luận chặt chẽ, mạch lạc.- Chủ động dung lượng các luận điểm phù hợp, tránh lan man, dài dòng.2.2.3 Dẫn chứng phù hợp- Không lấy những dẫn chứng chung chung (không có người, nội dung, sự việc cụ thể) sẽ không tốt cho bài làm.- Dẫn chứng phải có tính thực tế và thuyết phục (người thật, việc thật).- Đưa dẫn chứng phải thật khéo léo và phù hợp (tuyệt đối không kể lể dài dòng).2.2.4 Lập luận chặt chẽ, lời văn cô động, giàu sức thuyết phục- Lời văn, câu văn, đoạn văn viết phải cô đúc, ngắn gọn.- Lập luận phải chặt chẽ.- Cảm xúc trong sáng, lành mạnh.- Để bài văn thấu tình đạt lý thì phải thường xuyên tạo lối viết song song (đồng tình, không đồng tình; ngợi ca, phản bác...).2.2.5 Bài học nhận thức và hành động- Sau khi phân tích, chứng minh, bàn luận... thì phải rút ra cho mình bài học.- Thường bài học cho bản thân bao giờ cũng gắn liền với rèn luyện nhân cách cao đẹp, đấu tranh loại bỏ những thói xấu ra khỏi bản thân, học tập lối sống...2.2.6 Độ dài cần phù hợp với yêu cầu đề bài Khi đọc đề cần chú ý yêu cầu đề (hình thức bài làm là đoạn văn hay bài văn, bao nhiêu câu, bao nhiêu chữ...) từ đó sắp xếp ý tạo thành bài văn hoàn chỉnh.2.3 Cấu trúc của các dạng đề cụ thể2.3.1 Nghị luận về tư tưởng đạo lý2.3.1.1 Mở bài- Giới thiệu khái quát tư tưởng, đạo lý cần nghị luận.- Nêu ý chính hoặc câu nói về tư tưởng, đạo lý mà đề bài đưa ra.2.3.1.2 Thân bài- Luận điểm 1: Giải thích yêu cầu đề+ Cần giải thích rõ nội dung tư tưởng đạo lý.+ Giải thích các từ ngữ, thuật ngữ, khái niệm, nghĩa đen, nghĩa bóng (nếu có).+ Rút ra ý nghĩa chung của tư tưởng, đạo lý; quan điểm của tác giả qua câu nói (thường dành cho đề bài có tư tưởng, đạo lý được thể hiện gián tiếp qua câu danh ngôn, tục ngữ, ngạn ngữ...).- Luận điểm 2: Phân tích và chứng minh+ Các mặt đúng của tư tưởng, đạo lý (thường trả lời câu hỏi tại sao nói như thế?).+ Dùng dẫn chứng xảy ra cuộc sống xã hội để chứng minh.+ Từ đó chỉ ra tầm quan trọng, tác dụng của tư tưởng, đạo lý đối với đời sống xã hội.- Luận điểm 3: Bình luận mở rộng vấn đề+ Bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến tư tưởng, đạo lý (vì có những tư tưởng, đạo lý đúng trong thời đại này nhưng còn hạn chế trong thời đại khác, đúng trong hoàn cảnh này nhưng chưa thích hợp trong hoàn cảnh khác).+ Dẫn chứng minh họa (nên lấy những tấm gương có thật trong đời sống).- Rút ra bài học nhận thức và hành động+ Rút ra những kết luận đúng để thuyết phục người đọc.+ Áp dụng vào thực tiễn đời sống.2.3.1.3 Kết bài- Nêu khái quát đánh giá ý nghĩa tư tưởng đạo lý đã nghị luận.- Mở ra hướng suy nghĩ mới.2.3.2 Dàn ý về dạng đề mang tính nhân văn2.3.2.1 Khái niệm- Các tính nhân văn tốt đẹp: lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết, ý chí nghị lực, tôn sư trọng đạo...- Hình thức: thường ra dưới dạng một ý kiến, một câu nói, một hay vài câu thơ hoặc tục ngữ, ngạn ngữ...2.3.2.2 Cấu trúc a) Mở bàiTrong trường hợp là đề yêu cầu bàn về một câu nói, một ý kiến thì chúng ta nêu nội dung của ý kiến rồi dẫn ý kiến vào.Ví dụ trường hợp đề là một bài văn nghị luận ngắn nêu suy nghĩ về một vấn đề nào đó như: Viết một bài văn nghị luận ngắn trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu nói của liệt sĩ Đặng Thùy Trâm: "Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố".Ta mở bài như sau:Cuộc sống quanh ta có biết bao nhiêu là khó khăn và thử thách. Nếu chúng ta hèn nhát và yếu đuối chắc chắn sẽ gặp thất bại nhưng với ý chí và nghị lực vượt qua mọi gian khó thì con đường vươn đến thành công sẽ mở ra trước mắt. Liệt sĩ Đặng Thùy Trâm đã ghi lại trong những dòng nhật ký đầy máu, nước mắt và niềm tin: "Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố". Đó là giá trị chân lý sống, là con đường vươn tới tương lai.b) Thân bàiTrong trường hợp đề chỉ yêu cầu bàn về đức tính của con người.Ví dụ: Cho mẩu chuyện sau: "Có một con kiến đang tha chiếc lá trên lưng. Chiếc lá lớn hơn con kiến gấp nhiều lần. Đang bò, kiến gặp phải một vết nứt khá lớn trên nền xi măng. Nó dừng lại giây lát, đặt chiếc lá ngang qua vết nứt rồi vượt qua bằng cách bò lên trên chiếc lá. Đến bờ bên kia, con kiến lại tiếp tục tha chiếc lá và tiếp tục cuộc hành trình". Bằng một văn bản ngắn (khoảng 1 trang giấy thi), trình bày suy nghĩ của em về ý nghĩa mẩu chuyện trên.Trước hết, ta cần tìm hiểu thông điệp câu chuyện gửi đến: Những khó khăn, trở ngại vẫn thường xảy ra trong cuộc sống, luôn vượt khỏi toan tính và dự định của con người. Vì vậy, mỗi người cần phải có nghị lực, sáng tạo để vượt qua.- Giải thích ý nghĩa truyện:+ Chiếc lá và vết nứt: Biểu tượng cho những khó khăn, vất vả, trở ngại, những biến cố có thể xảy ra đến với con người bất kì lúc nào.+ Con kiến dừng lại trong chốc lát để suy nghĩ và nó quyết định đặt ngang chiếc lá qua vết nứt, rồi vượt qua bằng cách bò lên trên chiếc lá. Đó là biểu tượng cho con người biết chấp nhận thử thách, biết kiên trì, sáng tạo, dũng cảm vượt qua bằng chính khả năng của mình.- Bàn luận+ Thực tế: những người biết chấp nhận thử thách, biết kiên trì, sáng tạo, dũng cảm vượt qua bằng chính khả năng của mình sẽ vươn đế thành công.+ Tại sao con người cần có nghị lực trong cuộc sống?Cuộc sồng không phải lúc nào cũng êm ả, xuôi nguồn mà luôn có những biến động, những gian truân thử thách. Con người cần phải có ý chí, nghị lực, thông minh, sáng tạo và bản lĩnh mạnh dạn đối mặt với khó khăn gian khổ, học cách sống đối đầu và dũng cảm; học cách vươn lên bằng nghị lực và niềm tin. Dẫn chứng: Lê Lợi mười năm nếm mật nằm gai đưa cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đến thắng lợi.- Phê phán những quan niệm, suy nghĩ sai trái:+ Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn những người bi quan, chán nản, than vãn, buông xuôi, ỷ lại, hèn nhát, chấp nhận, đầu hàng, đổ lỗi cho số phận.... cho dù những khó khăn ấy chưa phải là tất cả.+ Dẫn chứng (lấy từ thực tế cuộc sống).- Bài học nhận thức và hành động:+ Về nhận thức: Khi đứng trước thử thách cuộc đời cần bình tĩnh, linh hoạt, nhạy bén tìm ra hướng giải quyết tốt nhất (chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo).+ Về hành động: Khó khăn, gian khổ cũng là điều kiện thử thách và tôi luyện ý chí, là cơ hội để mỗi người khẳng định mình. Vượt qua nó, con người sẽ trưởng thành hơn, sống có ý nghĩa hơn.c) Kết bài- Khẳng định lại vấn đề.- Liên hệ.Ví dụ: Tóm lại, cuộc sống không phải lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió. Khó khăn, thử thách, sóng gió có thể nổi lên bất cứ lúc nào. Đó là qui luật tất yếu mà con người phải đối mặt. Vì thế cần phải rèn luyện nghị lực và có niềm tin vào cuộc sống. "Đường đi trải đầy hoa hồng sẽ không bao giờ dân đến vinh quang".2.3.3 Dạng đề nêu những vấn đề tác động đến việc hình thành nhâncách con người2.3.3.1 Các vấn đề thường gặp- Vấn đề tích cực: tình yêu quê hương đất nước, lòng nhân ái, tình yêu thiên nhiên, ý chí nghị lực, hành động dũng cảm...- Vấn đề tiêu cực: Thói dối trá, lối sống ích kỷ, phản bội, ghen tị, vụ lợi cá nhân...2.3.3.2 Dạng đềĐề thường ra dưới dạng một ý kiến, một câu nói, tục ngữ, ngạn ngữ, một mẩu chuyện nhỏ, một đoạn tin trên báo đài...Ví dụ: Sài Gòn hôm nay đầy nắng. Cái nắng gắt như thiêu như đốt khiến dòng người chạy bạt mạng hơn. Ai cũng muốn chạy cho nhanh để thoát khỏi cái nóng. Một người phụ nữ độ tuổi trung niên đeo trên vai chiếc ba lô thật lớn, tay còn xách giỏ trái cây. Phía sau bà là một thiếu niên. Cứ đi được một đoạn, người phụ nữ phải dừng lại nghỉ mệt. Bà lắc lắc cánh tay, xoay xoay bờ vai cho đỡ mỏi. Chiếc ba lô nặng oằn cả lưng. Chàng thiếu niên con bà bước lững thững, nhìn trời ngó đất. Cậu chẳng mảy may để ý đến những giọt mồ hôi đang thấm ướt vai áo mẹ. Chốc chốc thấy mẹ đi chậm hơn mình, cậu còn quay lại gắt gỏng: "Nhanh lên mẹ ơi! Mẹ làm gì mà đi chậm như rùa". (Những câu chuyện xót xa về sự vô cảm của con trẻ - http://vietnamnet.vn)Viết văn bản ngắn (khoảng một trang giấy thi) nêu suy nghĩ của em về hiện tượng được nhắc đến trong câu chuyện trên.a) Mở bàiTa có gợi ý mở bài như sau: "Trong cuộc sống, nếu như chúng ta có sự quan tâm lẫn nhau, biết suy nghĩ về nhau thì cuộc đời sẽ đẹp biết bao. Thế nhưng, hiện nay sự thờ ơ vô cảm của giới trẻ đang xuất hiện ngày càng nhiều. Những câu chuyện xót xa về sự vô cảm của con trẻ được đăng trên vietnamnet.vn đã gợi cho chúng ta nhiều suy tư về quan niệm sống trong xã hội."b) Thân bài- Giải thích+ Thế nào là thờ ơ, vô cảm?+ Những hiện tượng vô cảm, thờ ơ trong gia đình hiện nay được biểu hiện như thế nào? (tóm tắt lại văn bản một cách ngắn gọn, rút ra vấn đề).- Bàn luận+ Thực trạng: Thờ ơ, vô tâm; quát mắng cha mẹ; đánh đập, thậm chí làm người thân tổn thương vì những hành vi bạo lực,...+ Hậu quả: Con người trở nên lãnh cảm với mọi thứ, tình cảm thiếu thốn dễ nảy sinh tội ác, khó hình thành nhân cách tốt đẹp; gia đình thiếu hơi ấm, nguội lạnh, thiếu hạnh phúc, dễ gây bất hòa; sự vô cảm, cái ác sẽ thống trị và nhân lên trong xã hội,...+ Nguyên nhân:* Bản thân (thiếu ý thức chia sẻ gian khó với mọi người xung quanh, chỉ biết vụ lợi...).* Gia đình (cha mẹ quá nuông chìu con cái, thiếu giáo dục ý thức cộng đồng cho con cái...).* Nhà trường (chỉ chăm lo dạy chữ mà coi nhẹ việc giáo dục đạo đức, bồi dưỡng tình cảm cho học sinh...).* Xã hội (sự phát triển không ngừng của khoa học, con người trở nên xơ cứng, chỉ nghĩ đến cá nhân, thiếu ý thức cộng đồng...).- Phê phán+ Những biểu hiện lạnh lùng vô cảm.+ Đề cao thái độ đồng cảm, tình người.+ Nêu dẫn chứng.- Bài học nhận thức và hành động+ Về nhận thức: đây là một vấn đề xấu nhiều tác hại mà mỗi chúng ta cần đấu tranh và loại bỏ ra khỏi bản thân mình và xã hội.+ Về hành động, cần học tập và rèn luyện nhân cách, sống cao đẹp, chan hòa, chia sẻ, có ý thức cộng đồng.c) Kết bàiQuan tâm, chia sẻ với mọi người chung quanh để đầy ý nghĩa.2.3.4 Nghị luận về hiện tượng đời sống2.3.4.1 Khái niệm- Nghị luận về một hiện tượng đời sống là bàn bạc về một hiện tượng đang diễn ra trong thực tế đời sống xã hội mang tính chất thời sự, thu hút sự quan tâm của nhiều người (như ô nhiễm môi trường, nếp sống văn minh đô thị, tai nạn giao thông, bạo hành gia đình, lối sống thờ ơ vô cảm, đồng cảm và chia sẻ...).- Đó có thể là một hiện tượng tốt hoặc xấu, đáng khen hoặc đáng chê.- Phương pháp: Để làm tốt kiểu bài này, học sinh cần phải hiểu hiện tượng đời sống được đưa ra nghị luận có thể có ý nghĩa tích cực cũng có thể là tiêu cực, có hiện tượng vừa tích cực vừa tiêu cực... Do vậy, cần căn cứ vào yêu cầu cụ thể của đề để gia giảm liều lượng cho hợp lý, tránh làm bài chung chung, không phân biệt được mặt tích cực hay tiêu cực.2.3.4.2 Dàn ýa) Mở bàiGiới thiệu hiện tượng đời sống phải nghị luận.b) Thân bài- Luận điểm 1: giải thích sơ lược hiện tượng đời sống; làm rõ những hình ảnh, từ ngữ, khái niệm trong đề bài.- Luận điểm 2: nêu rõ thực trạng các biểu hiện và ảnh hưởng của hiện tượng đời sống.+ Thực tế vấn đề đang diễn ra như thế nào, có ảnh hưởng ra sao đối với đời sống, thái độ của xã hội đối với vấn đề.+ Chú ý liên hệ với thực tế địa phương để đưa ra những dẫn chứng sắc bén, thuyết phục từ đó làm nổi bật tính cấp thiết phải giải quyết vấn đề.- Luận điểm 3: lý giải nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đời sống, đưa ra các nguyên nhân nảy sinh vấn đề, các nguyên nhân từ chủ quan, khách quan, do tự nhiên, do con người. Nguyên nhân nảy sinh vấn đề để đề xuất phương hướng giải quyết trước mắt, lâu dài.- Luận điểm 4 đề xuất giải pháp để giải quyết hiện tượng đời sống. Chú ý chỉ rõ những việc cần làm, cách thức thực hiện, đòi hỏi sự phối hợp với những lực lượng nào).c) Kết bài- Khái quát lại vấn đề đang nghị luận.- Thái độ của bản thân về hiện tượng đời sống đang nghị luận.3. NGHỊ LUẬN VĂN HỌC3.1 Nghị luận về một nhận định, một ý kiến bànvề văn học3.1.1 Khái niệm- Nghị luận về một nhận định, một ý kiến bàn về tác phẩm văn học là việc thể hiện quan điểm, chính kiến của mình bằng việc sử dụng kết hợp và linh hoạt các thao tác nghị luận: giải thích, bình luận, chứng minh, so sánh, bình luận, bác bỏ.- Đặc điểm của đề bài nghị luận về một ý kiến, quan điểm trong tác phẩm văn học: Đề bài văn nghị luận về một ý kiến, quan điểm trong tác phẩm văn học là những quan điểm, nhận xét của một nhà văn, một nhà nghiên cứu hay chính bạn đọc về tác phẩm văn học.Ví dụ:Trong cuốn "Thơ mãi mãi là bí mật", nhà thơ Thanh Thảo khẳng định: Thơ có thể bất chợt, rất nhẹ nhàng, chạm tới những tầng sâu, những nơi âm thầm nhất của phận người. Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ qua bài thơ Tự tình (Bài 2) của Hồ Xuân Hương và Đọc Tiểu Thanh kí (Độc Tiểu Thanh kí) của Nguyễn Du.3.1.2 Những lưu ý khi làm bài - Cần xác định rõ ý kiến bàn về phương diện nào của tác phẩm văn học: nội dung hay nghệ thuật, tình huống truyện hay chi tiết truyện, nhân vật hay nghệ thuật xây dựng nhân vật,...- Ý kiến được đưa ra bàn luận là đúng hay sai? Quan điểm cá nhân đối với ý kiến đó.- Bám sát vào tác phẩm để tìm những chi tiết nổi bật và làm rõ ý kiến nhận định. Tránh việc xa rời tác phẩm, dẫn đến việc nghị luận lan man và không chính xác.- Vận dụng thành thạo và linh hoạt các thao tác lập luận.3.1.3 Dàn ý - Mở bài+ Giới thiệu về tác giả, tác phẩm xuất hiện trong ý kiến nghị luận.+ Dẫn dắt nội dung cần nghị luận vào bài.+ Trích dẫn nguyên văn ý kiến, quan điểm.- Thân bài+ Giải thích và làm rõ ý kiến, quan điểm.+ Bàn luận các khía cạnh của vấn đề cần nghị luận qua việc: Đưa ra ý kiến của bản thân: Đồng tình hay bác bỏ.+ Phân tích, chứng minh ý kiến, nhận định bằng những lí lẽ và dẫn chứng để làm sáng rõ ý kiến, quan điểm bàn về vấn đề gì trong tác phẩm văn học.+ Đánh giá, mở rộng vấn đề: Với người sáng tác và với người tiếp nhận.- Kết bàiKhẳng định thái độ của người viết về ý kiến, quan điểm trong đề.3.1.4 Luyện tập Đề bài: Trong cuốn "Thơ mãi mãi là bí mật", nhà thơ Thanh Thảo khẳng định: Thơ có thể bất chợt, rất nhẹ nhàng, chạm tới những tầng sâu, những nơi âm thầm nhất của phận người. Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ qua bài thơ Tự tình (Bài 2) của Hồ Xuân Hương và Đọc Tiểu Thanh kí (Độc Tiểu Thanh kí) của Nguyễn Du.3.1.4.1 Mở bàiGiới thiệu vấn đề cần nghị luận: Đặc trưng của văn học nói chung và thơ ca nói riêng là tiếng nói hướng về con người, đặc biệt là thân phận con người ở những chiều sâu, những góc khuất mà không phải ai cũng dễ dàng thấy được.3.1.4.2 Thân bàia) Giải thích- Thơ chạm tới những tầng sâu, những nơi âm thầm nhất của phận người: Thơ phản ánh cuộc đời, con người nhưng không ở bề nổi, bên ngoài – thứ mà bất cứ ai cũng có thể cảm, thấy được. Thơ nói lên nỗi đau của thân phận con người ở những góc khuất, những chiều sâu, những mảng tối. Từ đó đem đến cho người đọc niềm thương cảm sâu sắc.- Tuy nhiên cách phản ánh của thơ không ồn ào, nặng nề mà bất chợt, nhẹ nhàng, thơ giúp người đọc nhìn ra được bản chất của đời sống, thấy được số phận con người một cách ngẫu nhiên và nhẹ nhàng nhất bằng cách người đọc từ thấu, tự cảm được.- Như vậy, ý kiến của Thanh Thảo đề cập tới đặc trưng của văn học nói chung và thơ ca nói riêng là tiếng nói hướng về con người, đặc biệt là thân phận con người ở những chiều sâu, những góc khuất mà không phải ai cũng dễ dàng thấy được.b) Bàn luận- Đây là những ý kiến đúng đắn, làm nổi bật được bản chất thơ.- Vì sao thơ lại chạm tới những tầng sâu, nơi âm thầm nhất của phận người:+ Thơ cũng chính là cuộc đời, thơ ăn sâu bén rễ vào mảnh đất hiện thực để nói lên tiếng lòng của thi sĩ về kiếp nhân sinh, trong đó điều khiến nhà thơ luôn đau đáu, trăn trở chính là phận người.+ Văn học nói chung và thơ nói riêng luôn giúp con người được sống, được biết nhiều cuộc đời, khái quát được số phận, bản chất của con người; đặc biệt khám phá được chiều sâu trong thế giới tinh thần của con người. Từ đó, khả năng thấu hiểu và đồng cảm với con người sâu sắc hơn.+ Nhà thơ luôn mang trong mình một con mắt tinh tế, một trái tim nhạy cảm, "những điều trông thấy" về cuộc sống, đặc biệt những nỗi đau, bất công, oan trái mà phận người phải đối diện luôn khiến nhà thơ "đau đớn lòng", từ đó làm nên những trang thơ day dứt về phận người.c) Phân tích* Bài "Tự tình" II của Hồ Xuân Hương đã chạm tới những tầng sâu, nơi âm thầm nhất của phận người:- Bài thơ trước hết là lời tự tình của Hồ Xuân Hương về chính phận mình+ Đó là phận của kiếp hồng nhan bạc phận, duyên phận hẩm hiu.(4 câu đầu)+ Đó là thái độ không cam phận nhưng càng phản kháng quyết liệt cuối cùng vẫn rơi vào đau khổ.- Bài thơ đã chạm tới thân phận bi kịch chung của những người phụ nữ mang thân đi lấy lẽ và của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến.- Để chạm tới những tầng sâu, nơi âm thầm nhất của phận người, Hồ Xuân Hương đã có những sáng tạo độc đáo về ngôn từ, hình ảnh thơ...* Đọc Tiểu Thanh kí đã chạm tới những tầng sâu, nơi âm thầm nhất của phận người.- Đó là phận của người phụ nữ tài hoa mệnh bạc. (4 câu đầu)- Đó là phận của tất cả những bậc giai nhân tài tử trong cuộc đời- Đó là phận của chính nhà thơ luôn chịu lận đận, cô đơn trước cuộc đời- Đề chạm tới những tầng sâu, nơi âm thầm nhất của phận người một cách bất chợt, nhẹ nhàng Nguyễn Du đã sử dụng những hình thức nghệ thuật đặc sắc, độc đáo: nghệ thuật sử dụng ngôn từ, hình ảnh, ...* Nhận xét- Điểm tương đồng: Cả hai bài thơ đều là nỗi đau cho thân phận con người nhất là những kiếp hồng nhan bạc mệnh, đều thấm đẫm tinh thân nhân đạo của hai nhà thơ. Cả hai tác giả đã có những sáng tạo đặc sắc về nghệ thuật để viết về phận người.- Điểm khác biệt:+ Tự tình (Bài 2) là nỗi niềm tự thương thân xót phận. Hồ Xuân Hương là người phụ nữ viết về nỗi thân phận hẩm hiu của người phụ nữ vừa trữ tình vừa đậm đà tính dân tộc. Bài thơ in đậm phong cách độc đáo của "bà Chúa thơ Nôm".+ "Đọc Tiểu Thanh kí" vừa thương phận người mà thấm thía phận mình. Nguyễn Du đã mượn chén của người để rót rượu của mình. Bài thơ không chỉ thương cho phận của người xưa, người nay mà còn thương cho cả những kiếp tài hoa ở hậu thế.+ Mỗi tác giả đã chọn những cách khác nhau để "chạm" vào phần thẳm sâu của phận người và qua đó lan tỏa tới người đọc: Hồ Xuân Hương sử dụng thơ Nôm với ngôn ngữ thuần Việt, sử dụng biện pháp tu từ đảo ngữ,... ; còn Nguyễn Du sử dụng thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật viết bằng chữ Hán hàm súc, đa nghĩa...d) Đánh giá, mở rộng, nêu ý nghĩa của vấn đềNhận định đã đặt ra yêu cầu đối với người sáng tác và người tiếp nhận:- Với người sáng tác: làm thơ không chỉ truyền đến người đọc tình yêu với nghệ thuật, cái đẹp mà còn khiến người đọc thấu hiểu và thương cảm trước thân phận con người. Để đạt được điều ấy, mỗi nhà thơ cần có tài năng, tấm lòng và sự trải nghiệm sâu sắc.- Với người tiếp nhận: Nhận định của thanh Thảo định hướng cho người đọc trong quá trình tiếp nhận văn học, là tiêu chí giúp họ đánh giá được giá trị của một bài thơ hay đâu chỉ ở cảm xúc mà còn ở tấm lòng, ở cái tâm của người nghệ sĩ với cuộc đời, với con người.3.1.4.3 Kết bài- Khẳng định tính đúng đắn của nhận định- Nêu ý nghĩa của nhận định.3.2 Thuyết minh về một tác giả văn học 3.2.1 Dàn ý3.2.1.1 Mở bài- Giới thiệu về tác giả văn học.- Dẫn dắt vấn đề.3.2.1.2 Thân bài-Tiểu sử + Tên, tuổi, hoàn cảnh xuất thân (gia đình).+ Quê hương.+ Thời đại.- Cuộc đời: Ghi lại những nét chính trong cuộc đời và những biến cố xảy ra với tác giả.- Sự nghiệp văn chương:+ Nội dung sáng tác.+ Quan điểm sáng tác.+ Giới thiệu tác phẩm nổi tiếng nhất.3.2.1.3 Kết bài- Cảm nhận chung về tác giả văn học.- Đánh giá những đóng góp nổi bật của tác giả đối với một giai đoạn văn học.3.2.2 Luyện tậpThuyết minh về tác giả Nam Cao.3.2.2.1 Mở bàiGiới thiệu chung về nhà văn Nam Cao:"Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có...". Những nhà văn đó là những người nghệ sĩ chân chính với những tác phẩm để đời. Nam Cao là một người nghệ sĩ như vậy. Nói đến nền văn học Việt Nam, đặc biệt là văn học hiện thực phê phán 1930 – 1945 mà thiếu Nam Cao thì quả là một sự thiếu sót lớn. Người ta bàn nhiều về ông, ngẫm lâu những tác phẩm ông viết và càng khâm phục tài năng, tâm hồn người nghệ sĩ này hơn.3.2.2.2 Thân bàia) Tiểu sử- Nam Cao tên khai sinh là Trần Hữu Tri.- Ông sinh năm 1915 trong một gia đình trung nông, mất năm 1951.- Quê quán: làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam San, phủ Lí Nhân, nay là xã Hòa Hậu, huyện Lí Nhân, tỉnh Hà Nam.b) Cuộc đời- Trước Cách mạng tháng Tám:+ Sau khi học hết bậc Thành chung, Nam Cao vào Sài Gòn kiếm sống.+ Do ốm yếu, sau một thời gian ông trở ra Bắc và không có việc làm. Ở Hà Nội, Nam Cao dạy tại một trường tư thục.+ Khi Nhật tiến vào Đông Dương, trường học đó bị đóng cửa, Nam Cao sống bằng nghề viết văn, làm gia sư. + Thời điểm trước Cách mạng tháng Tám, Nam Cao thường mang nhiều tâm trạng u uất. Đó là sự trăn trở của một trí thức giàu lòng yêu nước, giàu tâm huyết trước một xã hội bị bóp nghẹt bởi những áp bức, bất công. Ông sống nghĩa tình, gắn bó sâu nặng với bà con làng xóm quê hương mình.- Sau Cách mạng tháng Tám, Nam Cao là người hăng hái, nhiệt tình tham gia kháng chiến. Ông đã hi sinh đầy anh dũng cho sự nghiệp giành lại độc lập tự do cho dân tộc, để lại niềm xót xa, tiếc thương to lớn cho biết bao người dân yêu con người, tâm hồn, cách sống của Nam Cao.+ Năm 1945, Nam Cao tham gia khởi nghĩa giành chính quyền. Sau đó ông lại trở về làm nghề viết văn.+ Ông đã từng tham gia rất nhiều cuộc chiến dành lại độc lập tự do cho dân tộc và hoạt động sôi nổi trong những công tác tuyên truyền, công tác văn nghệ của địa phương.+ Tháng 11 năm 1951, trên đường công tác vùng sau lưng địch Liên khu Ba, Nam Cao đã bị địch bắt và bắn chết gần Hoàng Đan (Ninh Bình).c) Sự nghiệp văn học:- Đối tượng chính trong những sáng tác của Nam Cao: là những người nông dân thấp cổ bé họng chịu nhiều áp bức, bóc lột và những người trí thức nghèo luôn phải đấu tranh trước những bi kịch của cuộc đời và bi kịch tinh thần.- Quan điểm sáng tác:+ Người nghệ sĩ khi sáng tạo văn chương phải có lương tâm, trách nhiệm trước những gì mình viết. Lao động nghệ thuật là một quá trình nghiêm túc và công phu.+ Bản chất văn chương là sự sáng tạo, không chấp nhận những khuôn mẫu, những lề lối quá quen thuộc, nhàm chán. Không tìm tòi sáng tạo thì không có văn chương.+ Cuộc sống phải đặt trên văn chương, văn chương phải phục vụ cho cuộc sống.+ Nhà văn chân chính trước hết phải là một con người chân chính, giàu tình thương, có nhân cách.+ Nam Cao luôn trăn trở về vấn đề "sống và viết", ông bắt đầu bằng những trang văn lãng mạn nhưng rồi khi đã nhận ra "nghệ thuật không phải ánh trăng lừa dối", ông khước từ chủ nghĩa lãng mạn để coi trọng nghệ thuật hiện thực vị nhân sinh.- Những sáng tác tiêu biểu:+ Ở đề tài người trí thức nghèo có một số tác phẩm đáng chú ý như: truyện ngắn "Trăng sáng", "Đời thừa", "Mua nhà", "Nước mắt"...và tiểu thuyết "Sống mòn".Qua từng trang truyện ngắn hay tiểu thuyết viết về đề tài này, ta thấy được Nam Cao đã miêu tả một cách rất chân thực và cảm động cảnh sống nghèo khổ, sống dở chết dở với những dằn vặt, đấu tranh của những người trí thức nghèo thời đó. Từ cái khổ đời sống, nhà văn đi sâu khắc họa cái khổ nội tâm ẩn sâu bên trong họ. Đó là những bi kịch thầm lặng, dai dẳng, đau đớn của những trí thức nghèo có ý thức sâu sắc về giá trị sự sống và nhân phẩm, về những khát khao, hoài bão to lớn bị gánh nặng cơm áo gạo tiền đẩy vào cảnh "đời thừa", "sống mòn"...+ Với đề tài người nông dân, nhà văn để lại một số tác phẩm gây ấn tượng sâu sắc với bạn đọc như: "Lão Hạc", "Chí Phèo", "Tư cách mõ", "Một bữa no"...Đọc những tác phẩm trên, ta thấy Nam Cao không chỉ tái hiện một cách thấm thía và cảm động số phận tăm tối, cuộc đời hẩm hiu chịu nhiều thua thiệt của những con người lương thiện nhưng nhỏ bé, không có tiếng nói, bị áp bức bóc lột đến cùng cực. Qua những câu chuyện đó, ta lại hiểu hơn chiều sâu nhân đạo trong ngòi bút Nam Cao.3.2.2.3 Kết bài- Nêu ngắn gọn suy nghĩ của bản thân:Nói đến văn học nghệ thuật, người ta không nói một bài thơ hay một câu chuyện, mà nó là cả một kho tàng, giàu có và đặc sắc. Người nghệ sĩ nhiều thế hệ với tình yêu và tài năng của mình lao động, cống hiến, góp phần làm giàu có hơn, màu mỡ hơn mảnh đất văn chương nước nhà. Nam Cao là một người nghệ sĩ như vậy, tâm huyết, tài năng, giàu tình thương, và có những cái nhìn nhân đạo, mới mẻ mà sâu sắc. Đây là một cây bút được rất nhiều người đọc bao thế hệ qua yêu mến, trân trọng và cảm phục.- Đánh giá những đóng góp của Nam Cao trong dòng văn học hiện thực 1930 – 1945:+ Trong suốt cuộc đời, nhà văn Nam Cao chưa bao giờ được hưởng vinh quang từ tác phẩm của mình, một đời thầm lặng nhưng chính ông lại là người đưa văn học hiện thực giai đoạn 1930 – 1945 lên đỉnh cao. + Điểm nổi bật trong các trang viết của Nam Cao vẫn còn nguyên giá trị trong đời sống văn học hôm nay đó là nhân phẩm con người.- Đánh giá những đóng góp của Nam Cao trong giai đoạn văn học sau cách mạng tháng Tám: Nam Cao đã để lại nhiều sáng tác có giá trị đặc sắc và tiêu biểu cho văn xuôi kháng chiến thời kỳ đầu. 3.3 Nghị luận về một nhân vật trong tác phẩm tựsự3.3.1 Dàn ý3.3.1.1 Mở bài- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm.- Nêu được vai trò, vị trí của nhân vật trong tác phẩm (nhân vật trung tâm, nhân vật chính, nhân vật phụ, nhân vật phát ngôn cho tư tưởng của tác giả, nhân vật hóa thân...)3.3.1.2 Thân bài- Giới thiệu về lai lịch nhân vật: Đây là phương diện đầu tiên góp phần hình thành đặc điểm tính cách, chi phối con đường đời của nhân vật cũng như mục đầu tiên ta thường khai trong bản "Sơ yếu lí lịch" là thành phần xuất thân, hoàn cảnh gia đình vậy.- Ngoại hình của nhân vật: + Trong văn học, nhà văn miêu tả ngoại hình nhân vật thường với hai mục đích. Thứ nhất, để cá thể hóa nhân vật, nghĩa là tạo ấn tượng riêng về nhân vật ấy (không thể lẫn vào các nhân vật khác). Thứ hai, qua vẻ bề ngoài mà phần nào hé mở tính cách, bản chất của nhân vật ấy. Một nhà văn có tài thường chỉ qua một số nét khắc họa chấm phá có thể giúp người đọc hình dung ra diện mạo, tư thế cùng bản chất của một nhân vật nào đó. Một nhân vật thành công bao giờ cũng là "con người này" khác với con người kia, con người nọ...+ Khi cảm nhận, phân tích ngoại hình nhân vật cần thấy rằng phần lớn trường hợp, đặc điểm tính cách, chiều sâu nội tâm được thống nhất với vẻ bề ngoài. Song cũng có những trường hợp cái bên trong và vẻ bên ngoài của nhân vật "trật khớp", thậm chí trái ngược nhau.+ Trong phân tích nhân vật, cần qua các chi tiết ngoại hình mà "đọc" đúng nội tâm, bản chất của đối tượng.- Ngôn ngữ:+ Qua lời ăn tiếng nói, qua cách dùng từ, giọng điệu của một người, chúng ta có thể nhận ra nghề nghiệp, trình độ văn hóa, nhận ra tính cách của con người ấy.+ Ngôn ngữ của nhân vật văn học thành công thường được cá thể hóa cao độ, nghĩa là mang đậm dấu ấn của một cá nhân. Nhà văn có tài là người biết sống với nhiều nhân vật, nắm bắt được nhiều kiểu ngôn ngữ.- Nội tâm:+ Khi phân tích nhân vật cần quan tâm đến thế giới bên trong với những cảm giác, cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ... Thế giới bên trong này thường tương tác với thế giới bên ngoài (môi trường thiên nhiên, sự biến chuyển của đời sống xã hội, quan hệ và hành vi của các nhân vật khác xung quanh) đồng thời cũng có qui luật vận động riêng của nó.+ Một nghệ sĩ tài năng thường cũng là một bậc thầy trong việc nắm bắt và diễn tả tâm lí con người. Miêu tả chân thực, tinh tế đời sống nội tâm nhân vật là chỗ thử thách tài nghệ nhà văn và cảm nhận, phân tích được một cách kĩ lưỡng, thuyết phục mặt này cũng thành nơi chứng tỏ năng lực của người phân tích tác phẩm.- Cử chỉ, hành động:+ Bản chất của con người ta bộc lộ chân xác, đầy đủ nhất qua cử chỉ, hành động. Phân tích nhân vật, vì thế, cần tập trung khai thác kĩ phương diện này. Đó là sự thật hiển nhiên.+ Nhưng đáng chú ý là bản chất nhân vật không chỉ bộc lộ ở việc nhân vật ấy làm mà còn qua cách làm việc ấy của nhân vật nữa.- Lời các nhân vật khác về nhân vật: Để khắc họa tính cách, bản chất một nhân vật, nhà văn còn mượn lời nói, lời đánh giá của các nhân vật khác. Lắm khi, nhà văn còn "tổ chức" cho các nhân vật khác thảo luận, bàn bạc về nhân vật ấy.- Đặc điểm của nhân vật về tính cách, số phận, cuộc đời, dòng suy tư.... Tuỳ vào từng nhân vật mà lựa chọn phân tích một hoặc nhiều đặc điểm trên.- Phân tích được nghệ thuật xây dựng nhân vật: thông qua tình huống truyện, kết cấu truyện, qua ngôn ngữ nhân vật, ngôn ngữ kể chuyện, qua các chi tiết giàu ý nghĩa. (Phần này thường là lồng vào cùng với phần phân tích đặc điểm nhân vật).3.3.1.3 Kết bài- Đánh giá nghệ thuật xây dựng nhân vật. - Khái quát được ý nghĩa của nhân vật: Mỗi nhân vật đều có ý nghĩa nhất định, ý nghĩa của nhân vật chỉ ra giá trị của nhân vật trong tác phẩm, nhân vật ấy đã thể hiện chủ đề tư tưởng tác phẩm như thế nào, qua nhân vật ấy tác giả muốn nói điều gì, muốn khẳng định hay lên án hay phủ nhận điều gì?3.3.2 Luyện tậpPhân tích nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao3.3.2.1 Mở bài- Vài nét về Nam Cao và truyện ngắn Chí Phèo: Một nhà văn như một tấm gương lớn về nhà văn-chiến sĩ, lòng say mê nghề nghiệp và tinh thần trách nhiệm. Chí Phèo là một tác phẩm tiêu biểu kết tinh tài năng nghệ thuật của ông- Trong truyện ngắn, hình tượng trung tâm Chí Phèo là một nhân vật với nhiều bi kịch của kiếp người để lại trong lòng độc giả những dư âm sâu sắc.3.3.2.2 Thân bài* Hoàn cảnh Chí Phèo xuất hiện: - "Hắn vừa đi vừa chửi..".: sự xuất hiện tự nhiên- Qua tiếng chửi, chân dung nhân vật hiện lên: + Kẻ lưu manh cứ rượu vào là chửi + Đằng sau đó thấy Chí Phèo la nạn nhân ra sức cựa quậy, mong muốn được coi là người bình thường* Lai lịch, cuộc đời Chí Phèo trước khi ở tù:- Hoàn cảnh xuất thân: không cha, không mẹ, không nhà, không cửa, không một tấc đất cắm dúi cũng không có- Tuy vậy, Chí vẫn giữ những phẩm chất tốt đẹp: + Là một con người lương thiện: đi ở hết nhà này đến nhà khác, cày thuê cuốc mướn để kiếm sống ⇒ làm ăn chân chính + Từng mơ ước giản dị về cuộc sống gia đình: có một ngôi nhà nho nhỏ, chồn cày thuê cuốc mướn... ⇒ Chí Phèo là một người lương thiện. + Có lòng tự trọng: Bà ba Bá Kiến gọi lên đấm lưng, bóp chân, Chí cảm thấy nhục ⇒ Là người có ý thức về nhân phẩm.⇒ Chí Phèo có đủ điều kiện để sống cuộc sống yên bình như bao người khác, quãng đời lương thiện của Chí kéo dài trong khoảng 20 năm đầu* Sự biên đổi của Chí Phèo sau khi ra tù- Sự kiện Chí Phèo bị bắt vào tù: + Vì Bá Kiến ghen với vợ hắn. + Chế độ nhà tù thực dân đã biến Chí trở thành "con quỷ dữ của làng Vũ Đại"- Hậu quả của những ngày ở tù: + Hình dáng: "Cái đầu trọc lốc, hàm răng cạo trắng hớn, cái mặt thì câng câng đầy những vết sứt sẹo, hai con mắt gườm gườm" ⇒ Chí Phèo đánh mất nhân hình. + Nhân tính: du côn, du đãng, triền miên trong cơn say, đập đầu, chửi bới, phá phách và làm công cụ cho Bá Kiến ⇒ Chí Phèo đã đánh mất nhân tính.- Quá trình tha hóa của Chi Phèo: Đến nhà Bá Kiến trả thù ⇒ Chí mắc mưu, trở thành tay sai cho Ba Kiến⇒ Chí đã bị cướp đi cả nhân hình lẫn nhân tính, là điển hình cho hình ảnh người nông dân bị đè nén đến cùng cực* Cuộc gặp gỡ giữa Chí Phèo và Thị Nở- Tình yêu thương mộc mạc, chân thành của Thị Nở - đã đánh thức bản chất lương thiện của Chí Phèo: + Về nhận thức: Nhận biết được mọi âm thanh trong cuộc sống. + Nhận ra bi kịch trong cuộc đời của mình và sợ cô đơn, cô độc + Về ý thức: Chí Phèo thèm lương thiện và muốn làm hòa với mọi người.- Hình ảnh bát cháo hành là hình ảnh độc đáo, chân thật và giàu ý nghĩa: + Lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng Chí được ăn trong tình yêu thương và hạnh phúc.⇒ Chí Phèo đã hoàn toàn thức tỉnh* Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người- Nguyên nhân: do bà cô Thị Nở không cho Thị lấy Chí Phèo → định kiến của xã hội .- Diễn biến tâm trạng của Chí Phèo: + Lúc đầu: Chí ngạc nhiên trước thái độ của Thị Nở + Sau Chí hiểu ra mọi việc: Tuyệt vọng, Chí uống rượu rồi xách dao đên nhà Bá Kiến đâm chết Bá Kiến và tự sát.- Ý nghĩa hành động đâm chết Bá Kiến và tự sát của Chí: + Đâm chết Bá Kiến là hành động lấy máu rửa thù của người nông dân thức tỉnh về quyền sống. + Cái chết của Chí Phèo là cái chết của con người trong bi kịch đau đớn trên ngưỡng cửa trở về cuộc sống làm người.- Lời bình luận của các nhân vật khác sau cái chết của Chí Phèo: bi kịch của Chí Phèo vẫn chưa kết thúc.* Nghệ thuật xây dựng nhân vật:- Xây dựng nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình.- Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật.- Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị.3.3.2.3 Kết bài- Khái quát lại nghệ thuật xây dựng hình tượng Chí Phèo.- Đánh giá ý nghĩa điển hình của hình tượng này.3.4 Nghị luận về một chi tiết, về một tín hiệuthẩm mỹ trong tác phẩm văn học...3.4.1 Dàn ý3.4.1.1 Mở bài- Chọn lựa cách dẫn dắt phù hợp; có thể dẫn dắt từ sự thành công của tác phẩm được làm nên từ những chi tiết "đắt", từ đó đề cập chi tiết cần bàn luận hoặc dẫn dắt từ một số ý kiến có liên quan.Ví dụ: Theo giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh "Chi tiết tiêu biểu trong một truyện ngắn có vai trò quan trọng như nhãn tự trong một bài thơ tứ tuyệt." hay ý kiến của nhà văn Nguyễn Minh Châu có nói đại ý rằng: Người cầm bút có biệt tài có thể chọn trong cái dòng đời xuôi chảy một khoảnh khắc với một vì sự diễn biến sơ sài...nhưng đó có khi lại là cái khoảnh khắc chứa cả một đời người, một đời nhân loại.3.4.1.2 Thân bài- Bước 1: Giới thiệu khái quát về tác giả tác phẩm.- Bước 2: Khái quát về chi tiết và vai trò của chi tiết trong tác phẩm văn chương (trong truyện ngắn). Ví dụ: Chi tiết nghệ thuật có tính tạo hình, chi tiết gắn liền với quan niệm nghệ thuật về con người, chi tiết có vai trò biểu lộ tư tưởng, chủ đề tác phẩm. Chi tiết đóng vai trò làm tiền đề cho sự phát triển của cốt truyện.- Bước 3: Dẫn dắt cụ thể hoàn cảnh dẫn đến chi tiết:+ Tất cả các chi tiết đều được xuất hiện trong hoàn cảnh cụ thể nhất là các chi tiết quan trọng thường xuất hiện trong một hoàn cảnh (tình huống đặc biệt).+ Tóm tắt các sự việc phần trước đó để dẫn đến chi tiết cần bàn luận bằng một đoạn văn ngắn khoảng 7 - 10 dòng. Chú ý dẫn dắt ngắn gọn, chọn những sự việc then chốt, có liên quan chặt chẽ đến mạch vận động của tác phẩm và có ý nghĩa trực tiếp đến chi tiết bàn luận; tránh lan man.Cụ thể: Chi tiết ấy thuộc phần nào của tác phẩm; tình huống dẫn đến chi tiết; đưa ra cụ thể hình ảnh, chi tiết cần phân tích.- Bước 4: Phân tích cụ thể nội dung, nghệ thuật để rút ra nghĩa của chi tiết+ Phân tích nội dung++ Phải thấy rõ chi tiết ấy nói về điều gì: Cần cắt nghĩa rành rọt về chi tiết đó. Phải đặt trong từng tình huống cụ thể để hiểu sâu nội dung, ý nghĩa.++ Bình sâu các từ ngữ quan trọng: Trong các "chi tiết đắt", nhà văn thường đặc tả qua một số từ ngữ then chốt để làm nổi bật tư tưởng. + Phân tích sâu ý nghĩa gợi ra từ chi tiết đó: Cần có những cảm nhận, liên tưởng phong phú nhưng vẫn phù hợp với mạch truyện và góp phần thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm.+ Phải có sự so sánh, mở rộng liên hệ với các chi tiết khác ở tác phẩm cũng như các chi tiết có liên quan ở các tác phẩm khác: Các chi tiết trong tác phẩm bao giờ cũng có mối quan hệ chặt chẽ với các chi tiết khác.Như khi phân tích về giọt nước mắt của A Phủ có thể liên hệ với giọt nước mắt của Hộ Nam Cao đã miêu tả giọt nước mắt của nhân vật Hộ trong Đời thừa: "Nước mắt hắn bật ra như nước một quả chanh người ta bóp mạnh". "Hắn khóc. Hắn khóc nức nở, khóc như thể không ra tiếng khóc". Hay nước mắt của Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên "Hắn thấy mắt mình hình như ươn ướt".Ở đây đều là giọt nước mắt của những người đàn ông đau khổ nhưng có hoàn cảnh và số phận khác nhau. Nếu như giọt nước mắt của Chí Phèo là sự cảm động khi được Thị Nở chăm sóc, thì giọt nước mắt của Hộ là ân hận khi nhận ra hành động thô bạo của mình với vợ con.+ Phân tích nghệ thuật xây dựng chi tiết (gắn với nét đặc trưng trong phong cách của nhà văn): Bút pháp miêu tả, nét đặc trưng trong ngôn ngữ,...3.4.1.3 Kết bài Đánh giá ý nghĩa của chi tiết đó trong hệ thống toàn bộ tác phẩm: Chi tiết quan trọng ấy làm cho mạch truyện trở nên thống nhất, tạo nên những chuyển biến trong cuộc đời của nhân vật và giữ vai trò chủ đạo làm nên ý nghĩa tư tưởng của tác phẩm; thể hiện rõ phong cách của tác giả.3.4.2 Luyện tập3.4.2.1 Đề 1 Cảm nhận của anh/chị về chi tiết "bát cháo hành" mà nhân vật thị Nở mang cho Chí Phèo (Chí Phèo – Nam Cao) và chi tiết "ấm nước đầy và nước hãy còn ấm" mà nhân vật Từ dành sẵn cho Hộ (Đời thừa – Nam Cao).a) Mở bàib) Thân bài* Giới thiệu vài nét về tác giả và tác phẩm:- Nam Cao là nhà nhân đạo lớn, nhà hiện thực bậc thầy của văn học Việt Nam hiện đại; sáng tác vừa chân thực giản dị vừa thấm đượm ý vị triết lí nhân sinh; có biệt tài phân tích, diễn tả tâm lí phức tạp của con người.- Chí Phèo và Đời thừa là những truyện ngắn xuất sắc, rất tiêu biểu cho sáng tác của Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám. "Bát cháo hành" và "ấm nước đầy và nước hãy còn ấm" là những chi tiết đặc sắc góp phần quan trọng thể hiện tâm lí nhân vật, tư tưởng tác phẩm và điển hình cho nghệ thuật Nam Cao.* Khái quát về chi tiết và vai trò của chi tiết trong tác phẩm văn chương (trong truyện ngắn). Ví dụ: Chi tiết nghệ thuật có tính tạo hình, chi tiết gắn liền với quan niệm nghệ thuật về con người, chi tiết có vai trò biểu lộ tư tưởng, chủ đề tác phẩm. Chi tiết đóng vai trò làm tiền đề cho sự phát triển của cốt truyện.* Dẫn dắt cụ thể hoàn cảnh dẫn đến chi tiết:- Chi tiết "bát cháo hành".- Chi tiết "ấm nước đầy và nước hãy còn ấm".* Phân tích cụ thể nội dung, nghệ thuật để rút ra nghĩa của chi tiết:- Về chi tiết "bát cháo hành"+ Ý nghĩa về nội dung:++ Thể hiện sự chăm sóc ân cần của thị Nở khi Chí Phèo ốm đau, trơ trọi.++ Là biểu hiện của tình người hiếm hoi mà Chí Phèo được nhận, là hương vị của hạnh phúc tình yêu muộn màng mà Chí Phèo được hưởng.++ "Bát cháo hành" đã đánh thức tính người bị vùi lấp lâu nay ở Chí Phèo:+++ Gây ngạc nhiên, gây xúc động mạnh, khiến nhân vật ăn năn, suy nghĩ về tình trạng thê thảm hiện tại của mình. +++ Khơi dậy niềm khát khao được làm hoà với mọi người; hy vọng vào một cơ hội trở về với cuộc sống lương thiện.+ Ý nghĩa về nghệ thuật:++ Là chi tiết rất quan trọng thúc đẩy sự phát triển của cốt truyện, khắc họa sắc nét tính cách, tâm lí và bi kịch của nhân vật.++ Góp phần thể hiện sinh động tư tưởng Nam Cao: tin tưởng vào khả năng cảm hoá của tình người.- Về chi tiết "ấm nước đầy và nước hãy còn ấm"+ Ý nghĩa về nội dung: "Ấm nước đầy và nước hãy còn ấm" Từ dành sẵn để Hộ có cái uống khi tỉnh rượu, thể hiện sự chăm chút tận tâm của Từ, dù trước đó Từ vừa bị Hộ đối xử tệ bạc; biểu hiện của tình yêu thương sâu bền, lòng biết ơn và sự bao dung nguyên vẹn của người vợ yếu ớt; đánh thức lương tâm và lương tri của Hộ, khiến anh thấm thía về nghĩa tình, day dứt, ăn năn về những hành vi vũ phu với vợ con khi say.+ Ý nghĩa về nghệ thuật: Giúp khắc hoạ tính cách, tâm lí nhân vật và góp phần thể hiện sinh động tư tưởng của Nam Cao về khả năng cảm hoá của tình người.* Đánh giá về sự tương đồng và khác biệt- Tương đồng. Cả hai chi tiết đều góp phần biểu hiện tình cảm, tấm lòng của người phụ nữ. Tình người của họ đã đánh thức tính người của những kẻ bị tha hoá. Những chi tiết đó đều bộc lộ niềm tin sâu sắc vào tình người; đều thể hiện biệt tài sử dụng chi tiết của Nam Cao.- Khác biệt. "Bát cháo hành" (và "hơi cháo hành") được tô đậm trong tác phẩm, là một nỗi ám ảnh đã thức tỉnh Chí Phèo, phù hợp với tâm lí của người nông dân. "Ấm nước đầy và nước hãy còn ấm" chỉ xuất hiện thoáng qua, nhưng cũng đủ tác động làm thức tỉnh lương tri của Hộ, phù hợp với tâm lí của người trí thức.c) Kết bàiNam Cao đã có cái nhìn đầy nhân đạo đối với con người. Đó là cái nhìn đầy cảm thông, thương yêu và cũng rất trân trọng đối với những nạn nhân của chế độ xã hội cũ: người trí thức tiểu tư sản nghèo và người nông dân nghèo đang dần dần bị tha hóa. Mùi cháo hành đã đẩy lùi hơi rượu trong Chí Phèo, ấm nước đầy và nước hãy còn ấm là những sáng tạo nghệ thuật đặc sắc bắt nguồn từ trái tim nhân đạo của nhà văn.3.4.2.2 Đề 2Macxim Gorki: "Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn". Suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến trên. a) Mở bàiGiới thiệu vấn đề cần nghị luận, dẫn dắt vào nhận định (trích nguyên văn).b) Thân bài* Bước 1: Giải thích nhận định: Vận dụng kiến thức lý luận về đặc trưng truyện ngắn, chi tiết nghệ thuật.... để giải thích; nêu lên vấn đề cần nghị luận.- Ý kiến trên nói về vai trò quan trọng của chi tiết nghệ thuật trong tác phẩm tự sự. Trong tác phẩm tự sự có rất nhiều chi tiết, và trong đó có những chi tiết được coi là chi tiết nghệ thuật.- Những chi tiết nghệ thuật đôi khi là những chi tiết rất nhỏ, nhưng nó lại chưa đựng ý nghĩa sâu sắc, thể hiện được tầm vóc tư tưởng, quan điểm, thể hiện được cả sự thăng hoa trong sáng tạo nghệ thuật, thể hiện được tài năng của người nghệ sĩ=> Chính vì vậy mới nói: chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn.* Bước 2: Chứng minh: Chọn những dẫn chứng tiêu biểu, đặc sắc trong các tác phẩm xuất sắc của các tác giả lớn để làm sáng tỏ vấn đề.- Chi tiết nghệ thuật đã tạo nên cách mở đầu hấp dẫn cho câu chuyệnBàn về cách viết truyện ngắn, nhà văn Sêkhốp có phát biểu: "Theo tôi, viết truyện ngắn, cốt nhất phải tô đậm cái mở đầu và cái kết luận" (Theo "Sêkhốp bàn về văn học"). Nhà văn phải dụng công để tạo nên một cách mở đầu thật độc đáo, ấn tượng, thu hút sự chú ý của người đọc ngay từ những dòng đầu tiên. Kiệt tác "Chí Phèo" của Nam Cao thật đặc sắc khi mở ra bằng chi tiết tiếng chửi của Chí. Đây là cách giới thiệu trực tiếp nhân vật và mở đầu không theo trình tự thời gian mà đi thẳng vào giữa truyện. Chi tiết tiếng chửi là một dụng công rất lớn của Nam Cao. Cách chửi của nhân vật khá độc đáo: "Bắt đầu hắn chửi trời... Rồi hắn chửi đời... Chửi ngay tất cả làng Vũ Đại... chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn...". Thoạt đầu Chí chửi vu vơ, sau đó thu hẹp dần đối tượng và cuối cùng bất ngờ chửi "đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn...". Hắn chửi người đẻ ra mình, tức là chửi chính mình, chửi số kiếp mình. Cả làng Vũ Đại không ai biết "đứa chết mẹ nào" đã đẻ ra Chí Phèo, nhưng nhà văn Nam Cao biết: Đẻ ra Chí Phèo bằng xương bằng thịt là một người đàn bà bất hạnh, còn đẻ ra hiện tượng Chí Phèo là cả cơ chế xã hội bất công thối nát đương thời, ở đó chất độc nằm ngay trong sự sống. Chí Phèo chửi cả làng với hi vọng được ai đó chửi lại, tức là hắn khao khát được giao cảm với mọi người. Nhưng tín hiệu giao tiếp phát đi liên tục, lại chỉ gặp sự im lặng đến đáng sợ. Ngay từ đầu tác phẩm Chí Phèo đã rơi vào tình trạng hoàn toàn cô độc, không ai giao tiếp với hắn dù là bằng hình thức thấp kém nhất: chửi nhau: "chửi rồi lại nghe", "chỉ có ba con chó dữ với một thằng say rượu". Tiếng chửi đã thể hiện tâm trạng bi phẫn, bất mãn, một trái tim đau đớn, vật vã, giằng xé, một tâm hồn tuyệt vọng khi bị xã hội khai trừ, bị cự tuyệt quyền làm người. Chi tiết này đã hé mở tình trạng bi đát của thân phận Chí Phèo. Tiếng chửi được thể hiện trong một đoạn văn đa giọng điệu: ngôn ngữ trực tiếp của người kể chuyện, ngôn ngữ của người kể chuyện hòa lẫn vào ngôn ngữ của nhân vật, tạo ra ngôn ngữ nửa trực tiếp. Nhà văn như đã hóa thân vào nhân vật, đồng cảm và nói hộ nỗi đau của thân phận Chí Phèo. Đằng sau cách gọi Chí là "hắn" đầy lạnh lùng là cả một trái tim trĩu nặng yêu thương của Nam Cao.- Chi tiết nghệ thuật là yếu tố quan trọng tạo nên tình huống truyện+ Tình huống là một trong những thành tố cấu trúc nên truyện ngắn hiện đại. Một trong những khâu quan trọng bậc nhất của nghệ thuật truyện ngắn là sáng tạo tình huống truyện độc đáo. Mỗi truyện ngắn thường được kết cấu xoay quanh một tình huống. Tình huống là một biến cố, một sự kiện trong đời sống được nhà văn lạ hóa để làm nổi rõ bản chất thật của con người, sự việc, qua đó, tác giả gửi gắm tư tưởng tình cảm của mình. Bởi vậy, tình huống giống như một thứ thuốc rửa ảnh làm nổi bật lên chân dung của nhân vật và tư tưởng chủ đề của tác phẩm. Tình huống truyện được hình thành bởi hệ thống các chi tiết nghệ thuật có quan hệ biện chứng với nhau.+ Tình huống trong truyện "Hai đứa trẻ" của Thạch Lam là tình huống độc đáo, giàu chất thơ, man mác buồn, một tình huống bình dị mà sâu xa như đời sống: Cuộc sống nơi phố huyện tất cả đều tàn lụi nhưng có một thứ không tàn: đó là khát vọng được đổi thay, được sống khác của những cư dân tội nghiệp sống trong phố huyện nghèo. Tuy phải sống một cuộc sống nghèo khổ, tối tăm, lay lắt, nhưng đêm nào họ cũng cố thức chờ chuyến tàu từ Hà Nội về, để gửi gắm mơ ước về một cuộc sống tươi sáng hơn. Tình huống truyện này đã được tạo nên từ những chi tiết về thời gian tàn, không gian tàn, những kiếp đời tàn, những đồ vật tàn.... Thời gian tàn từ chiều tà đi dần vào đêm khuya. Chỉ cần qua một buổi chiều, một lát cắt của thời gian, ta có thể cảm nhận mọi buổi chiều trong nhịp sống của phố huyện. "Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru...". Âm điệu câu văn mở đầu chậm rãi, như ngân như ru lòng người vào một nỗi niềm bâng khuâng, mơ hồ, man mác. Câu văn được cất lên qua giọng điệu của Liên, hòa cùng sự ngậm ngùi của tác giả. Đó là một tiếng kêu thảng thốt, một tiếng thở dài não nuột của một tâm hồn già nua trước tuổi. Thế là một buổi chiều nữa của đời Liên lại về. Đó là khoảnh khắc Liên phải đối mặt và cảm nhận được sâu sắc nhất sự nghèo nàn, ảm đạm của phố huyện. Và để cho không khí tàn lụi đọng thành một ấn tượng đậm nét, nhà văn đã chọn không gian tàn với âm thanh, cảnh vật, màu sắc đều tàn lụi. Trong bức tranh khung cảnh, gợi cảm nhất là chi tiết: "Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những áng mây ánh hồng như hòn than sắp tàn", cảnh vật như đang lóe sáng lên lần cuối cùng trước khi tàn úa. Hình ảnh mặt trời đỏ ối sắp tắt là biểu tượng của một ngày tàn, là khoảnh khắc hấp hối của vũ trụ, hay là của chính miền quê này? Về màu sắc, gam màu đen bao trùm cả không gian. Bóng tối là một chi tiết nghệ thuật đầy ám ảnh đè nặng lên cảnh vật và con người. Không dưới ba mươi lần hình ảnh bóng tối xuất hiện, như một cái gì hãi hùng đang xâm lấn, luồn lách vào mọi cảnh vật, bủa vây mọi con người. Nó tạo nên không gian đen đặc cho bức tranh phố huyện. Bóng tối trở thành nỗi ám ảnh về một cuộc sống tối tăm, bế tắc, ngao ngán. Đối lập với bóng tối là những chi tiết về ánh sáng. Ánh sáng được miêu tả rất khe khắt, hiếm hoi và đơn độc, chỉ là những khe sáng, hột sáng, quầng sáng, vệt sáng, chấm lửa,... không đủ để soi sáng không gian, mà còn tô đậm thêm bóng đêm đậm đặc, mênh mông của phố huyện. Nếu như ánh sáng, âm thanh là biểu tượng của sự sống, thì bóng tối, sự tịch mịch là biểu tượng của hư vô, của cái chết. Cuộc sống hiện tại của chị em Liên là phố huyện ngập chìm trong đêm tối, nghĩa là sự sống đang hụt hơi, hấp hối như một miền đời quên lãng, một vùng đất chết, thiếu vắng sự sống.+ Bức tranh phố huyện càng buồn hơn khi nhà văn góp vào cái giờ khắc của ngày tàn một phiên chợ vãn, với những chi tiết tưởng như vu vơ nhưng lại chứa đầy dụng ý của nhà văn. Trên đất chỉ còn lại những rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn, lá mía. Ảm đạm nhất là chi tiết: "Một mùi âm ẩm bốc lên", đó là mùi của sự tàn rữa. Trung tâm của bức tranh phố huyện là những mảnh đời nhỏ bé, âm thầm trong cuộc sống tối tăm, quẩn quanh, bế tắc. Những kiếp đời ấy làm nên gương mặt âm u của phố huyện. Làm nên cuộc sống của họ là những đồ vật tàn: một ngôi quán ọp ẹp, vách dán giấy nhật trình, một cái chõng tre sắp gãy, một manh chiếu rách, chiếc chậu sắt rúm ró,... Qua bức tranh phố huyện trong cảnh ngày tàn, với thời gian tàn, không gian tàn, kiếp người tàn lụi, tác giả thể hiện tiếng nói xót thương cho những kiếp người bé nhỏ, sống cuộc sống vô danh, vô nghĩa, quẩn quanh. Bao trùm lên bức tranh phố huyện là một vẻ tàn lụi, tăm tối, sự sống dường như đang từng ngày lìa bỏ nơi này. Nhưng có một thứ không tàn, đó là niềm hy vọng của con người về một tương lai tươi sáng hơn: "Chừng ấy người trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hằng ngày của họ". Và khao khát vượt ra khỏi cuộc sống mòn mỏi ấy được thể hiện rất rõ qua tâm trạng đợi tàu của hai đứa trẻ.Thạch Lam tập trung bút lực miêu tả một cách tỉ mỉ, kĩ lưỡng đoàn tàu theo trình tự thời gian, qua tâm trạng chờ trông của Liên và An. Chúng ta không thể bỏ qua được những chi tiết về đoàn tàu như: ánh sáng rực rỡ, lấp lánh chốn thị thành, át đi ánh sáng mờ ảo, yếu ớt của phố huyện. Âm thanh náo nhiệt, tưng bừng đối lập với những thanh âm buồn tẻ, đơn điệu của phố huyện. Đoàn tàu đã mang đến một thế giới khác lạ, nó khuấy động không gian phố huyện, làm cho con người nơi đây trong chốc lát quên đi hiện thực tăm tối, để sống với ước mơ. Thạch Lam đã nhìn thấy trong hành động đợi tàu của hai đứa trẻ chứa đựng một khao khát không phải của riêng hai đứa trẻ và không phải của một thời, mà của mọi thời. Đó là khát khao đổi đời, cần phải thay đổi thế giới tăm tối này đi, đem đến một thế giới khác, ở đó ai cũng có quyền được sống trong hy vọng, chứ không phải là tàn đi trong vô vọng.Như vậy, mọi chi tiết trong tác phẩm đều hội tụ, xoay xung quanh tình huống truyện và góp phần thể hiện tư tưởng nghệ thuật của tác giả.- Vai trò của chi tiết trong việc xây dựng hình tượng nhân vật+ Nhân vật là yếu tố quan trọng hàng đầu trong tác phẩm tự sự, là phương tiện cơ bản để nhà văn khái quát hiện thực, và "gửi gắm tư tưởng, tình cảm, quan niệm của mình về cuộc đời". Nhân vật là "con đẻ tinh thần của nhà văn". Hình tượng nhân vật trở nên sinh động, gợi cảm là nhờ các chi tiết. "Chi tiết (...) cho thấy tính cách nhân vật và diễn biến quan hệ của chúng (...). Do đó chi tiết rất quan trọng đối với nhân vật, vừa tạo ra sức hấp dẫn, thú vị, vừa bộc lộ ý nghĩa của chúng." (7). Mỗi nhân vật là một sinh thể toàn vẹn được tạo nên bởi các chi tiết có quan hệ máu thịt với nhau: các chi tiết về ngoại hình (Chí Phèo: khuôn mặt, đầu, răng, mắt, quần áo, ...); các chi tiết về hành động (Chẳng hạn với Chí Phèo là những hành động: chửi, say, ăn vạ, đến với Thị Nở, đòi lương thiện, giết Bá Kiến, tự sát.); các chi tiết về nội tâm (tâm trạng của Chí Phèo từ khi gặp Thị Nở, ...); các chi tiết về ngôn ngữ (Chí Phèo: tiếng chửi, những lời nói tỏ tình với Thị Nở, tiếng nói đòi lương thiện,...); các chi tiết về mối quan hệ giữa các nhân vật và giữa nhân vật với hoàn cảnh xung quanh, các mối quan hệ này bộc lộ địa vị, tính cách, và số phận của nhân vật (Chí Phèo: quan hệ với Bá Kiến, thị Nở, với hoàn cảnh xã hội của làng Vũ Đại,...)Từ sự phân tích ở trên chúng ta thấy lựa chọn được những chi tiết đắt giá sẽ quyết định thành công của tác phẩm, bởi chúng được chưng cất lên từ tấm lòng và tài năng của người cầm bút.- Chi tiết nghệ thuật góp phần tạo nên kết cấu đặc sắc cho tác phẩm+ Kết cấu là "toàn bộ tổ chức phức tạp và sinh động của tác phẩm... không chỉ giới hạn ở sự tiếp nối bề mặt, ở những tương quan bên ngoài giữa các bộ phận, chương đoạn mà còn bao hàm sự liên kết bên trong, nghệ thuật kiến trúc nội dung cụ thể của tác phẩm". Trong tác phẩm văn học chi tiết phải tuân thủ kết cấu. Kết cấu giúp tổ chức chi tiết. Trong nhiều truyện ngắn, nhà văn đã tạo nên được những kết cấu độc đáo nhờ các chi tiết nghệ thuật. Khi mới ra đời "Chí Phèo" có tên là "Cái lò gạch cũ". Đó là nơi Chí Phèo cha ra đời và cũng có thể là nơi hứa hẹn sự ra đời của Chí Phèo con. Chi tiết cái lò gạch cũ được nhắc đi nhắc lại hai lần trong tác phẩm, đặt ở vị trí đầu và cuối của thiên truyện như một thủ pháp trùng lặp, góp phần khái quát một hiện tượng phổ biến đến mức đã thành quy luật khủng khiếp trong cuộc đời những người nông dân ở xã hội cũ: họ bị xã hội thực dân nửa phong kiến đẩy vào con đường lưu manh, sa vào kiếp sống tối tăm của thú vật, bị cướp đi cả nhân hình lẫn nhân tính. Việc lặp lại hai lần chi tiết cái lò gạch cũ và lấy chi tiết đó đặt tên cho tác phẩm, Nam Cao đã nói lên một điều rằng: chừng nào còn có xã hội bất công, tàn bạo, có cơ chế đẻ ra tội ác, chừng ấy còn có hiện tượng Chí Phèo. Qua cách kết cấu này, chúng ta thấy, Nam Cao đã nhận thức được cái tận cùng của xung đột giai cấp ở nông thôn.- Chi tiết nghệ thuật góp phần thể hiện chủ đề của tác phẩm, tư tưởng nghệ thuật của tác giả:+ Mácxim Gorki đã nói: "Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn". Điều đó thật đúng với tác phẩm "Chữ người tử tù" của Nguyễn Tuân. Trong mỗi chi tiết mà ông sáng tạo nên đều dồn tụ biết bao ý nghĩa. Để làm nổi bật sự chiến thắng của ánh sáng với bóng tối, của cái cao thượng đối với cái thấp hèn, của cái đẹp với cái xấu xa, nhà văn đã xây dựng một loạt những chi tiết về một Huấn Cao luôn hiên ngang, bất khuất, ngẩng cao đầu trước quyền lực của nhà tù: hành động rỗ gông, thản nhiên nhận rượu thịt, câu nói khinh miệt đến điều với quản ngục, bình thản trước tin báo mình sắp sửa bị hành hình... Đặc biệt, khi miêu tả tư thế Huấn Cao cho chữ viên quản ngục, Nguyễn Tuân rất tài tình khi ông dùng từ "vướng xiếng" thay từ "bị xiềng". Cách viết ấy đã gợi lên hình ảnh người tù hiên ngang, khẳng khái, bị trói buộc, giam cầm về thân thể nhưng luôn tự do về tinh thần. Gông xiềng chỉ là một cái gì vướng víu dưới chân. Còn tâm hồn người tù đang say sưa với mùi thơm của mực, ngây ngất trước màu trắng tinh khiết của tấm lụa bạch. Huấn Cao hiện lên như một nghệ sĩ đang say mê sáng tạo nghệ thuật, sáng tạo những con chữ nói lên hoài bão tung hoành của cả một đời người. Giây phút cuối cùng của cuộc đời tử tù không than thân trách phận. Trong khoảnh khắc thiêng liêng nhất, Huấn Cao vẫn dành trọn cho cái đẹp. Việc Huấn Cao cho chữ quản ngục, không phải là hành động của người sắp bị tử hình đem những thứ quý giá nhất của đời mình trao cho người khác, càng không phải là cơ hội cuối cùng để Huấn Cao trổ hết tài hoa. Mà lí do sâu xa như Huấn Cao đã nói: "Ta cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài của các người... Thiếu chút nữa ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ". Như vậy, việc Huấn Cao cho chữ Quản ngục thực chất là lấy lòng để tạ lòng, là tình cảm của kẻ tri âm dành cho người tri kỉ. Trong khoảnh khắc này, cái tài và cái tâm của Huấn Cao cùng thăng hoa để cho cái đẹp vút bay.+ Bên cạnh những chi tiết miêu tả phong thái của Huấn Cao khi cho chữ, chủ đề của tác phẩm còn thấm đẫm trong những chi tiết tưởng như rất nhỏ bé như chi tiết hương thơm của chậu mực, chi tiết tấm lụa trắng..."Thoi mựa thầy mua ở đâu mà tốt và thơm quá. Thầy có thấy mùi thơm từ chậu mực bốc lên không?...". Câu hỏi của Huấn Cao như muốn lay thức tâm hồn trong sạch của quản ngục trỗi dậy. Hương thơm của mực hay chính là hương vị của tình người, hương vị của sự cộng cảm giữa những tâm hồn đồng điệu. Dấu (...) tạo nên khoảng lặng để tâm hồn con người được thăng hoa, ngây ngất thưởng thức cái đẹp. Chi tiết tấm lụa trắng xuất hiện bốn lần trong một đoạn văn ngắn mà bóng tối của nhà tù không thể xóa nhòa (tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lần hồ, tấm lụa trắng tinh, phiến lụa óng, bức lụa trắng). Hình ảnh tấm lụa trở đi trở lại gợi lên sự trong trẻo, thanh sạch trong tâm hồn con người mà hoàn cảnh tăm tối không thể làm hoen ố. Như vậy, ngục tù không thể tiêu diệt được cái đẹp. Đó không chỉ là cái đẹp định hình trong con chữ, mà còn là cái đẹp thoát bay từ tâm hồn, từ thiên lương trong sáng. Huấn Cao – người nghệ sĩ sáng tạo cái đẹp tuy sắp lìa đời, nhưng cái chết của ông có ý nghĩa tái sinh sự sống và làm hồi sinh thiên lương của quản ngục.+ Dường như, Nguyễn Tuân đã dồn nén bao tư tưởng trong chi tiết lời giáo huấn của người tù: "Ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng với những nét chữ vuông tươi tắn nó nói lên những hoài bão tung hoành của một đời con người". Lời giáo huấn không cứng nhắc, giáo điều mà thấm thía. Nó cất lên khoan thai, thư thái, đĩnh đạc. Đó là những lời gan ruột của bạn tri âm dành cho người tri kỉ. Câu nói ấy vừa gói ghém được nhân cách của Huấn Cao vừa thể hiện được quan niệm của Nguyễn Tuân về cái đẹp: Cái đẹp không thể sống chung với cái xấu, cái ác, cái bạo tàn. Sự trong lành của thiên lương không thể đồng hành với sự đê tiện. Huấn Cao nhấn mạnh lại: "Thầy Quản nên tìm về nhà quê mà ở, thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi." Qua những lời gan ruột này, nhà văn muốn nêu lên một yêu cầu đối với người thưởng thức nghệ thuật: Phải sống trong sạch, sống lương thiện mới có thể đến với nghệ thuật, đến với cái đẹp. Trước khi là một nghệ sĩ phải là một con người chân chính, có nhân cách cao đẹp. Lời răn dạy của Huấn Cao có sức mạnh cảm hóa kì diệu. Bởi tiếng nói của trái tim sẽ đến với trái tim. Ngục quan cảm động, trào dâng những giọt nước mắt nóng hổi tình người, nghẹn ngào nói: "Kẻ mê muội này xin bái lĩnh". Đây không chỉ là sự thuần phục của lí trí, mà còn là sự yêu mến của trái tim. Cái cúi đầu của quản ngục đã dạy chúng ta rằng: muốn nên người phải biết kính sợ ba điều: cái tài, cái đẹp, cái thiên tính tốt đẹp của con người. Như vậy: Cái đẹp có sức mạnh cảm hóa, có thiên chức hướng thiện. "Cái đẹp cứu nhân thế". Sự trở về không bao giờ là muộn, và sự trở về của quản ngục đã chứng tỏ chiến thắng cuối cùng của cái đẹp. Trong trật tự của xã hội phong kiến đó là cái đẹp "nổi loạn". Qua chi tiết này, Nguyễn Tuân muốn khẳng định rằng: Trên cõi đời này không chỉ có quyền lực của nhà tù, mà còn có quyền uy của cái đẹp – Cái đẹp của nhân cách, của tài hoa, của khí phách và thiên lương con người.Như vậy chính những chi tiết có dung lượng lớn về ý nghĩa đã tạo cho tác phẩm "những chiều sâu chưa nói hết". Cái tài của người viết truyện ngắn là phải tạo được những chi tiết đắt giá để kí thác những tâm niệm của mình đối với cuộc đời và con người.* Bước 3: Bình luận- Khẳng định đây là ý kiến đúng đắn, có giá trị, đã khái quát lên được đặc trưng của thể loại truyện ngắn.- Ý kiến đúng nhưng chưa đủ. Ngoài chi tiết nghệ thuật và cách hành văn, sự thành công của một truyện ngắn còn được quyết định bởi rất nhiều yếu tố khác như: cốt truyện, tình huống truyện, hệ thống nhân vật, kết cấu, giọng điệu,...- Bàn về bài học rút ra đối với nhà văn và người tiếp nhận.c) Kết bàiCó ai đó đã nói: "Chi tiết nghệ thuật như một giọt nước mà qua đó ta thấy cả đại dương". Những cây bút truyện ngắn bậc thầy như Lỗ Tấn, T.Sêkhốp, Môpatxăng, Heemingway...đã dồn nén tư tưởng của mình vào "những chi tiết có dung lượng lớn...tạo cho tác phẩm chiều sâu chưa nói hết". Đó chính là sức hút diệu kì, dẫn người đọc nhập vào những cuộc hành trình say mê kiếm tìm cái đẹp của nghệ thuật ngôn từ. Chi tiết nghệ thuật có vai trò quan trọng trong việc xây dựng cốt truyện, tạo tình huống, nhân vật, kết cấu, thể hiện chủ đề của tác phẩm, và tư tưởng của tác giả. Hướng dẫn học sinh khai thác chi tiết trong tác phẩm tự sự không chỉ tạo cho học sinh hứng thú, giúp các em có khả năng cảm thụ tinh tế, sâu sắc, mà ở một phương diện nào đó, đây cũng chính là cách tiếp cận tác phẩm theo đặc trưng thể loại mà các nhà phương pháp giáo dục đang hết sức quan tâm.4. BÌNH GIẢNG VĂN HỌC4.1. Khái niệmBình giảng cũng là một kiểu bài phân tích văn học nhưng là kiểu bài phân tích đặc biệt. Người viết cảm thụ văn chương riêng của mình, vừa phân tích giảng giải, vừa bình cái hay, cái đẹp của thơ văn để cho người đọc cùng tán thưởng về tư tưởng và nghệ thuật của một đoạn văn, đoạn thơ hay một tác phẩm trọn vẹn.4.2. Mộtsố cách bình giảng văn học4.2.1 Diễn tả trực tiếp ấn tượngvà cảm xúc về tác phẩm- Diễn tả trực tiếp là diễn tả thẳng những ý nghĩ, những ấn tượng, những tình cảm và những điều tưởng tượng thú vị của mình khi đọc tác phẩm văn học. Lối bình này đơn giản nhất vì không chú ý phân tích bình luận gì, chỉ diễn tả những cảm nghĩ chủ quan của mình trước một đoạn văn, một câu thơ hay.- Sức thuyết phục không ở lý lẽ phân tích bàn luận sắc sảo, mà ở chỗ cảm nghĩ có chân thật, chính xác và sâu sắc không và lời diễn tả có đạt không.Ví dụ:Hoài Thanh chỉ bình vắn tắt và đơn giản thế này về đoạn thơ sau:"Nửa đêm sương gội mái đầuChòi cao phần phật mấy tàu lá khô""Không biết có gì trong cái cảnh "Chòi cao phần phật mấy tàu lá khô" mà câu thơ hay thế".Cái tài ở đây chỉ là phát hiện đúng chi tiết hay, và chỉ ra cho người ta chú ý. Người thẩm văn tinh tế, sắc sảo và giàu cảm xúc mới có thể bình hay theo lối này được.4.2.2 Diễn ý phân tích ra thành hình ảnh- Lối bình này đi đôi với khả năng thiết kế hình ảnh, vừa gợi lại bức tranh của người sáng tác, vừa làm sáng tỏ lý lẽ của nhà phê bình. Cô thầy tham gia nhóm tải tài liệu miễn phí nhéQuét mã Zalo nhận thêm các tài liệu: - Đây cũng là cách để làm rõ, làm nổi bật một đặc sắc của tác phẩm.Ví dụ:Bình bài ca dao Lính thú thời xưa, Hoài Thanh dựng lên rất đạt hình ảnh con người giả và con người thực của anh lính phải đi trấn thủ lưu đồn. Con người giả tức con người công cụ cồng kềnh đè nặng lên con người thực. "Đến khi con người thực vụt hiện ra được ở cuối bài thơ thì câu thơ bỗng khóc òa lên và người ta không trông thấy gì ngoài những dòng nước mắt". "Bước chân xuống thuyền nước mắt như mưa" (Lính thú thời xưa)4.2.3 Phân tích dựa vào quy luật tâm lí- Lối bình này đòi hỏi phải có vốn sống lịch lãm. Bình văn chương mà gắn với đời sống thì bao giờ cũng gần gũi, dễ hiểu và tươi mát.- Cách viết là phân tích quy luật tâm lý của con người ta trong cuộc sống bình thường để soi sáng quy luật của tình cảm, cảm xúc trong văn thơ. Hoặc có khi cũng để làm nổi cái khác thường của tính cách nhân vật.Ví dụ:Hoài Thanh viết về cách nổi giận của Từ Hải:"Một người phi thường như Từ Hải không thể trong lúc giận dữ ném một cái chai, một cái bát, hay đập bàn, đập ghế như cái bọn tầm thường là chúng ta. Từ Hải mà giận dữ hẳn phải kinh khủng như trời đang lặng lẽ bỗng nỗi giông tố, sấm sét:"Từ Công nghe nói thủy chungBất bình nổi giận, đùng đùng sấm vang".4.2.4 Phân tích dựa vào một tiêu chuẩn nào đấy của nghệ thuật- Lối bình này đòi hỏi phải thông hiểu lý thuyết trong nhiều lĩnh vực của nghệ thuật và khoa học để vận dụng một cách sáng tạo.- Đây là cách viết dựa vào một tiêu chuẩn nào đó về giá trị nghệ thuật, để dẫn đến chỗ đánh giá cao một chi tiết hay của tác phẩm.Ví dụ: Để khẳng định giá trị nghệ thuật cao của nhân vật văn sỹ Hoàng trong truyện Đôi mắt của Nam Cao, có người đưa ra tiêu chuẩn chung của những nhân vật có phẩm chất nghệ thuật độc đáo: "Những nhân vật như thế thường giống nhau ở đặcđiểm này: Có những chi tiết có vẻ rất ngẫu nhiên, thậm chí vô nghĩa nữa, vậy mà không thể hình dung ra nhân vật ấy đúng như bản chất của nó nếu như gạt bỏ những chi tiết ấy. Nghĩa là rất ngẫu nhiên mà rất tất yếu. Có vẻ vô nghĩa ấy nhưng không cò không được".+ Để bình cái không khí im lặng to lớn và trang nghiêm trong một đoạn thơ, Xuân Diệu đã bàn về giá trị tạo "ngôn ngoại" của cái gọi là "bút pháp im lặng" trong thơ.+ Hoài Thanh thì vận dụng khái niệm về "độ" của triết học biền chứng để nói cái ranh giới cheo leo giữa hai trạng thái cảm giác, cảm xúc thuộc hai nhân sinh quan tích cực và tiêu cực của con người. + Theo lối này, Nguyễn Tuân còn thề hiện cái độc đáo cũa mình bằng cách vận dụng cả những hiểu biết về nhiều ngành nghệ thuật khác nhau như điện ảnh chẳng hạn, thậm chí cả những quy luật về đạo lý học, sinh vật học... để làm nổi những giá trị văn học mà mình phát hiện.Tóm lại, mỗi lối bình yêu cầu một vốn tri thức khác nhau, một cách tư duy và năng lực diễn đạt khác nhau. Cái quyết định cuối cùng không phải là lối bình này hay lối bình khác, mà ở chỗ cái hay, cái đẹp của tác phẩm mà ta muốn làm nổi lên có đúng là cái hay, cái đẹp thật không. Và người bình có thật sự cảm thấy cái hay cái đẹp đó không.5. RÈN LUYỆN KẾT HỢP CÁC PHƯƠNG THỨC BIỂU ĐẠT VÀ CÁC THAOTÁC LẬP LUẬN TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN5.1 Tại sao phải kết hợp các phương thức biểuđạt và các phương thức lập luận?- Giúp cho bài văn không khô khan, trừu tượng, thay vào đó bài văn sẽ hay hơn, hấp dẫn hơn, có sức thuyết phục cao.- Làm cho người đọc như bị bài văn lôi cuốn, họ không còn để ý đến việc bài văn thiếu ý hay một vài sai sót.- Và đối với những bài văn nói về những vấn đề xã hội, về những vấn đề trong cuộc sống thì sự kết hợp trên giúp cho người đọc không bị chán ngán vì phải nghe những lời như một sự giáo huấn mà họ sẽ thích thú, từ đó xem lại bản thân và quan tâm hơn đên mọi thứ xung quanh mình.5.2 Vai trò, tác dụng của việc kết hợp cácphương thức biểu đạt và các thao tác lập luận5.2.1 Kếthợp các phương thức biểu đạt- Trong văn nghị luận, phương thức biểu đạt nghị luận luôn luôn giữ vai trò chủ đạo.- Tuy nhiên, trong văn nghị luận vẫn có thể và nên vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh. Vận dụng xuất phat từ yêu cầu và mục đích nghị luận.- Trong bài văn hay đoạn văn nghị luận, có sự kết hợp, vận dụng các phương thức biểu đạt như tự sự, miêu tả nhằm tăng hiệu quả biểu hiện, làm cho bài, đoạn văn hay hơn, hấp dẫn hơn, thuyết phục hơn.- Trong các phương thức biểu đạt thì phương thức nghị luận là phương thức giữ vai trò chủ đạo; còn các phương thức như: tự sự, miêu tả, biểu cảm,... chỉ hỗ trợ thêm trong việc kết hợp với lập luận để tăng hiệu quả cho lập luận và sự thuyết phục của lí lẽ. Nên chúng không thể làm mất, làm lu mờ đi yếu tố nghị luận.5.2.2 Kết hợp các thaotác lập luận- Gây ấn tượng mạnh và nói chính xác bản chất của sự vật, làm cho bài văn có phong cách riêng.- Về phần người viết, việc biết vận dụng tổng hợp các thao tác lập luận là dấu hiệu chứng tỏ sự trưởng thành trong việc làm văn nghị luận, biểu hiện một năng lực biện luận mạnh mẽ, biểu hiện sự già dặn trong sức bút, sự thuần thục trong thủ pháp.5.3 Những yêu cầu của việc kết hợp các phươngthức biểu đạt và các thao tác lập luận5.3.1 Kêt hợp các phương thức biểu đạt- Đưa các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm cần hài hoà, hợp lí, đúng lúc, đúng chỗ, được kết hợp một cách nhuần nhuỵ, tự nhiên trong từng luận cứ, luận điểm và hệ thống lập luận của văn nghị luận. Và nó phải chịu sự chi phối và phải phục vụ quá trình nghị luận. - Liều lượng kết hợp có mức độ vừa phải, hợp lí sao cho tăng thêm sức thuyết phục cho bài văn nghị luận.5.3.2 Kết hợp các thao tác lập luận- Bên cạnh các thao tác lập luận giữ vai trò chủ đạo, các thao tác khác chỉ giữ vai trò phụ trong một kiểu bài.- Cần chú ý những thao tác lập luận đóng vai trò là phụ nên cần được trình bày một cách ngắn gọn.6 ĐỀ MỞ VÀ LUYỆN TẬP VIẾT BÀI VĂN THEO ĐỀ MỞ6.1 Đề mở - Một hình thức rèn luyện năng lực sáng tạo- Đề mở đó là loại đề chỉ nêu vấn đề cần bàn luận trong bài nghị luận hoặc chỉ nêu đề tài đề viết văn tự sự, miêu tả...không nêu mệnh lệnh gì về thao tác lập luận như kiểu hãy chứng minh, phân tích...hoặc phương thức biểu đạt như: hãy kể, hãy phát biểu cảm nghĩ,... Đề mở khác với loại đề có đầy đủ yếu tố, từ lời dẫn đến yêu cầu về thao tác cụ thể, có thể gọi đây là đề "đóng", đề "khép kín".- Một số đề văn thi vào đại học của Trung Quốc năm 2006:Đề 1. Viết một bài văn với tiêu đề: "Một nét chấm phá về Bắc Kinh". (Đề thi của thành phố Bắc Kinh)Đề 2. Viết một bài văn với chủ đề: "Tôi muốn nắm chặt tay bạn". (Đề thi của thành phố Thượng Hải)Đề 4. Lấy đôi vai làm chủ đề để viết một bài văn 800 chữ. (Đề thi của tỉnh Liêu Ninh)- Một số đề văn của Mĩ:Đề 1. Tổng thống Mĩ Barack Obama và Bill Clinton.Đề 3. Có phải con người trở nên phụ thuộc vào công nghệ?6.2 Cách viết bài văn theo đề mở6.2.1 Tìm ý- Trước hết cần nhấn mạnh ý ở đây là ý của đề bài đặt ra chứ không phải ý của tác phẩm được phân tích. Ví dụ: "Vẻ đẹp của truyện ngắn Hai đứa trẻ (Thạch Lam)", thì ý của đề gần như trùng với ý của tác phẩm được phân tích. Cũng là truyện ngắn trên, nhưng với đề: "Bóng tối và ánh sáng trong thiên truyện Hai đứa trẻ của Thạch Lam", thì ý của đề lại khác và do vậy cách xây dựng luận điểm cũng như cách phân tích lập luận cho hai đề là rất khác nhau.- Để tìm được ý cho một đề văn, một trong những cách tương đối có hiệu quả là người viết biết đặt ra các câu hỏi và tìm cách trả lời. Việc đặt ra các câu hỏi thực chất là biết soi sáng đối tượng dưới nhiều góc độ, biết lật đi lật lại vấn đề để tìm hiểu, xem xét cho kỹ càng và thấu đáo hơn. Ví dụ, tham khảo cách tìm ý cho một số đề văn sau: "Trái đất sẽ ra sao nếu thiếu đi màu xanh của những cánh rừng?".+ Tìm hiểu và phân tích đề văn trên, dễ dàng nhận ra vấn đề trọng tâm cần làm sáng tỏ ở đây là: vai trò to lớn của rừng đối với đời sống con người. Để tìm ý cho bài viết, có thể đặt ra các câu hỏi như:Rừng mang lại những lợi ích gì?Hiện nay, rừng đang bị tàn phá ra sao?Những nguyên nhân nào khiến rừng bị tàn phá?Những hậu quả to lớn do rừng bị tàn phá là gì?Cần phải làm gì để cứu lấy rừng?Những suy nghĩ và tình cảm của bản thân người viết trước cảnh rừng bị tàn phá và ước mơ về tương lai của rừng như thế nào?...+ Trong mỗi câu hỏi lớn trên, có thể đặt tiếp các câu hỏi nhỏ để triển khai các ý lớn. Chẳng hạn: Để triển khai những lợi ích của rừng, có thể đặt tiếp các câu hỏi nhỏ như: Rừng mang lại ích kinh tế như thế nào? Rừng có mang lại lợi ích về văn hóa, về môi trường và sức khỏe con người không? ...6.2.2 Lập dàn ýSau khi có ý rồi, người viết cần biết tổ chức, sắp xếp các ý ấy thành một hệ thống nhằm làm nổi bật đối tượng, vần đề. Công việc này gọi là lập dàn ý hoặc xây dựng bố cục, kết cấu cho bài viết. Thông thường bài văn có ba phần, mỗi phần có một nhiệm vụ cụ thể.- Mở bài: Giới thiệu đối tượng, dẫn dắt vào vấn đề trọng tâm cần làm sáng tỏ.- Thân bài: Triển khai, cụ thể hóa đối tượng và vấn đề trọng tâm đã nêu ở mở bài bằng hệ thống ý được sắp xếp một cách hợp lý.- Kết bài: Chốt lại vấn đề, nêu lên suy nghĩ, bài học cho bản thân.6.2.3 Một số lưu ý khi làm bài văn theo đề mở- Được "mở" đến đâu thì hợp lý?Để xác định biên độ "mở" của một bài văn, cần bình tĩnh đọc thật kỹ đề và phân tích xem đối tượng cần làm là gì, giới hạn của đề ra sao, và dung lượng chữ, thời lượng làm bài như thế nào để có cách xử lý đề cho phù hợp. Có rất nhiều trường hợp các em nhầm lẫn giữa đề "đóng" và đề "mở" vì phân tích đề chưa tốt. - Tránh sáng tạo vô bờ bến: Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10 tập 1, chương trình chuẩn có đề: Sau khi tự tử ở giếng Loa Thành, xuống thủy cung, Trọng Thủy đã tìm gặp lại Mỵ Châu. Hãy tưởng tượng và kể lại câu chuyện đó.Có em tưởng tượng Trọng Thuỷ xin lỗi Mỵ Châu và được tha thứ theo đạo lý của dân tộc "đánh kẻ chạy đi chứ không đánh người chạy lại". Rồi hai người đoàn tụ, sinh ra một bé gái, một bé trai.Họ đặt tên con gái là Âu, con trai là Lạc để nhớ chuyện nước Âu Lạc đã bị mất vì sai lầm ngày trước... Với loại đề bài yêu cầu học sinh phát huy trí tưởng tượng đã dẫn đến nhiều "sáng tạo" thái quá.- Muốn làm tốt một đề "mở", cần phải chuẩn bị những gì?+ Đọc kĩ đề. Các đề bài "mở" đòi hỏi người viết phải có khả năng bao quát kiến thức mọi mặt của đời sống. Do vậy, phải đọc nhiều từ sách, báo, tìm hiểu nhiều nguồn tư liệu mới có thể đủ lý lẽ để bảo vệ cho quan điểm của mình.+ Trong một bài văn nghị luận nói chung, nên xem xét vấn đề ở nhiều khía cạnh khác nhau, có hệ thống ý lô-gic, mới mẻ và diễn đạt tốt. Riêng với đề hướng mở, cần thể hiện chính kiến, bộc lộ cá tính, tình cảm, thái độ, quan điểm riêng của mình.- Học sinh cần đạt những yêu cầu gì?+ Thể hiện được kỹ năng làm một bài nghị luận: đảm bảo đủ các thao tác cơ bản lý giải - chứng minh - bình luận,..+ Tự tin thể hiện ý tưởng của mình từ quan sát thực tế đến nhận định và kiến giải hợp lý.+ Với dạng bài hóa thân thành nhân vật, chúng ta phải thể hiện được những diễn biến tình cảm, tâm lý của nhân vật.+ Đảm bảo được tính hướng thiện của văn học.6.3 Một số ví dụ về đề mở6.3.1 Đề 16.3.2 Đề 2Dưới đây là tác phẩm của hoạ sĩ vẽ tranh minh họa người Ý Davide Bonazzi. Hãy viết một đoạn văn 12 câu để bàn luận về vấn đề được đặt ra từ bức tranh trên: Chỉ những ai dũng cảm bước đi thì mới nhận ra thế giới này mới thật bao la làm sao!6.3.3 Đề 3 6.3.4 Đề 4
Bạn đang đọc truyện trên: ZingTruyen.Store