ZingTruyen.Store

Nhung Chung Benh Tam Ly Kha Pho Bien

Theo cuốn Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders (Cẩm nang về Thống kê và Chẩn bệnh Tâm thần) sửa đổi lần thứ 5 thì có tới 10 loại rối loạn nhân cách và chúng có thể được chia làm 3 nhóm:

I. Nhóm A (kỳ quặc, quái gở, lập dị): Paranoid PD (rối loạn nhân cách hoang tưởng), Schizoid PD (rối loạn nhân cách phân liệt), Schizotypal PD (rối loạn nhân cách dạng phân liệt).

II. Nhóm B (lập dị, cảm xúc mạnh mẽ): Antisocial PD (rối loạn nhân cách phản xã hội), Borderline PD (rối loạn nhân cách ranh giới), Histrionic PD (rối loạn nhân cách kịch tính), Narcissistic PD (rối loạn nhân cách yêu mình thái quá).

III. Nhóm C (lo lắng, sợ hãi): Avoidant PD (rối loạn nhân cách tránh né), Dependent PD (rối loạn nhân cách phụ thuộc), Obsessive-compulsive PD (rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế).

Dưới đây là giải thích chi tiết về các loại rối loạn nhân cách này đi kèm với dấu hiệu cụ thể của từng loại.   


1. Rối loạn nhân cách hoang tưởng Paranoid:

Thường nghi ngờ người khác, luôn tìm đủ mọi bằng chứng để củng cố cho mối nghi ngờ của họ và cho rằng tất cả mọi người xung quanh lúc nào cũng muốn hãm hại, lợi dụng, sỉ nhục họ. Họ quá nhạy cảm với việc bị người khác chối bỏ, tâm trạng dễ đi xuống, lúc nào cũng đổ lỗi cho người khác về những vấn đề của mình. Chính vì vậy, họ chỉ trích, ganh tỵ, giận dữ, thù dai một cách thái quá, lệch lạc, bệnh hoạn. Họ không mở rộng mối quan hệ với bất kỳ ai khác. 

Các dấu hiệu chính:

. Đa nghi.

. Rất khó tha thứ, thù dai.

. Nhạy cảm với phản ứng của người khác.

. Nóng tính, dễ tấn công mọi người.

. Không tin vào lòng trung thành.

. Cảm thấy bị đe dọa ngay cả từ những hành động bình thường.


2. Rối loạn nhân cách phân liệt Schizoid:

Liên quan đến cách một người giao tiếp, tác động đến người khác. Một số người rất hứng thú với người khác, một số lại tỏ ra cực kỳ khó chịu với những người xung quanh. Trong khi đó, không ít người lại rất đa nghi với hành động của mọi người. Khi sự lập dị lên đến đỉnh điểm thì lối sống này tạo thành ba rối loạn nhân cách mà rối loạn nhân cách phân liệt là một trong số đó. 

Người bị rối loạn nhân cách phân liệt đặc trưng bởi lối sống tách rời khỏi các mối quan hệ xã hội bình thường và thế giới bên ngoài. Họ không hề muốn có bất kỳ sự cần thiết hay mong muốn có mối quan hệ thân mật nào cả, kể cả tình bạn. Lúc nào họ cũng muốn ở một mình, làm một mình, sống một mình thay vì dành thời gian cùng hoặc cho người khác. Họ có đời sống cảm xúc khô cằn. Đời sống tình dục có thể chỉ tồn tại trong trí tưởng tượng. Họ không thể thấu cảm được suy nghĩ, cảm xúc của mọi người và cũng không có hứng thú tìm hiểu.

Bệnh nhân có tư duy, lời nói và hành vi rất kì dị, khó hiểu, không phù hợp với xã hội bình thường về các giá trị đạo đức và xã hội. Có ý tưởng quá đáng nhưng không đủ mạnh để trở thành hoang tưởng. Ngôn ngữ rất kỳ dị, lời nói lộn xộn, quá chi tiết, vụn vặt, nhưng lại sử dụng những từ ngữ không bình thường, mơ hồ và thiếu những điểm nhấn cần thiết và cuối cùng không thể diễn đạt ý nghĩ của mình bằng lời nói. Bệnh nhân rối loạn nhân cách dạng phân liệt thích sống một mình, không có quan hệ bạn bè và thậm chí ít có sự giao tiếp với người thân, thường lạnh lùng, xa lánh, ít bộc lộ cảm xúc và nội dung tư duy. Hơn một nửa số bệnh nhân rối loạn nhân cách dạng phân liệt có rối loạn trầm cảm hoặc rối loạn khí sắc phối hợp. Nguồn: Bệnh viện tâm thần.

Các dấu hiệu chính:

. Không có mong muốn, hoặc thích thú những mối quan hệ thân thiết, bao gồm cả mối quan hệ gia đình.

. Gần như lúc nào cũng chọn những hoạt động đơn độc.

. Có rất ít, hoặc không hề có hứng thú gì với các hoạt động tình dục với người khác.

. Cảm thấy rất ít, hoặc không hề cảm thấy khoái lạc trong bất kỳ hoạt động nào.

. Không hề có bạn thân, hoặc bạn tâm tình ngoại trừ cha mẹ, anh chị em ruột thịt, con cái.

. Lãnh đạm trước những lời chỉ trích hoặc khen ngợi từ người khác.

. Cảm xúc lạnh lùng, tách ly, không hề dao động nhiều.


3. Rối loạn nhân cách ranh giới Borderline:

Là chứng rối loạn cảm xúc đặc trưng bởi cảm giác trống trải, khả năng tự nhận thức kém, các mối quan hệ không ổn định và hành vi bốc đồng. 

Các dấu hiệu:

. Tính khí thất thường hết cỡ.

. Nổi giận không xác đáng hoặc khó lòng kiềm chế được cơn giận.

. Cảm giác trống vắng kinh niên.

. Hành vi, cử chỉ hay lời nói đe dọa tự tử, hành vi tự hại bản thân.

. Hành vi bốc đồng và tự hủy hoại bản thân.

. Cung cách quan hệ thiếu ổn định.

. Ý niệm về bản thân hoặc hình dáng bản thân thiếu ổn định kéo dài.

. Nỗi sợ hãi bị bỏ rơi.

. Những thời kỳ bị hoang tưởng hoặc mất liên hệ với thực tại. 


4. Rối loạn nhân cách dạng Schizotypal:

Thường được mô tả như là kẻ lập dị và có rất ít mối quan hệ gần gũi. Họ luôn giữ khoảng cách của người khác và không thoải mái trong các mối quan hệ. Đôi khi, họ cũng có những suy nghĩ hết sức vô lý, ý tưởng bất thường hoặc tin tưởng vào một điều gì đó hoàn toàn khác với thực tế.

Các dấu hiệu:

.Hành vi ứng xử kỳ quặc, bất thường, lập dị.

. Thô lỗ, không thân thiện với những người khác.

. Tránh xa mọi người.Méo mó trong suy nghĩ, nhận thức. 


5. Rối loạn nhân cách kịch tính Histrionic:

Được đặc trưng bởi sự đam mê, đóng kịch, hành vi biểu diễn cảm xúc bùng nổ. Họ mất khả năng kiên nhẫn và gắn bó lâu dài với một việc gì đó. Ngoài ra, những người mắc rối loạn này cũng rất dễ bị ám thị, chịu ảnh hưởng của người khác, hay nói dối nhằm làm mọi người thích thú và lôi kéo sự chú ý của người khác. Nếu họ không được sự chú ý, quan tâm của mọi người thì mau chóng trở nên lờ đờ, gây sự, nhỏ mọn, độc ác và hay trả thù.

Các dấu hiệu:

Thể hiện cảm xúc một cách thái quá.Nói to và nói nhiều; dùng nhiều mỹ từ để lôi kéo người nghe, nhưng nội dung thiếu tính thuyết phục.Thể hiện tình dục dễ dãi qua tư thế, hành vi nhằm thu hút sự chú ý của người khác, nhưng không thích quan hệ tình dục thực sự.Ích kỷ và hời hợt, không có khả năng cảm thông với các vấn đề của những người xung quanh.Họ thường xuyên tìm kiếm cảm xúc mới và có xu hướng coi thường người xung quanh vì nghĩ mình là trung tâm của sự chú ý.Ăn mặc cũng được bệnh nhân chú ý nhiều với mục đích thu hút sự chú ý của người khác.


6. Rối loạn nhân cách yêu bản thân thái quá Narcissistic:

Yêu bản thân mình thái quá hay rối loạn nhân cách ái kỷ là một dạng rối loạn mà người mắc bệnh bỗng nhiên yêu bản thân mình một cách vượt quá giới hạn. Họ coi chính mình là trung tâm của vũ trụ, đẹp hơn, giỏi hơn, "đẳng cấp" hơn mọi người và vì lý do này, tất cả những người xung quanh buộc phải phục vụ hoặc kính nể họ. Họ trở nên ảo tưởng trong suy nghĩ và hành động, sẵn sàng lợi dụng người khác để tìm kiếm lợi ích cho chính mình.

Các dấu hiệu:
. Tự cao, tự đại thường cố gắng chứng minh kiến thức và cái nhìn sâu sắc vượt trội của mình với mọi người.

. Có thể đưa ra lời khuyên bất cứ lúc nào, bất cứ hoàn cảnh nào, từ những điều rất nhỏ nhặt hoặc chia sẻ sự khôn ngoan thông qua các lời nói mang tính đầy triết

. Ghét chờ đợi, thích chụp ảnh tự sướng, thích được quan tâm, dễ nóng nảy khi không nhận được hồi đáp ngay lập tức bằng tin nhắn, bình luận.

. Luôn cảm thấy mình xứng đáng được đối xử một cách đặc biệt.

. Luôn coi mình là người rất đặc biệt, là tinh hoa của xã hội và xứng đáng có được những gì tốt nhất.

. Họ muốn được liên kết với "địa vị cao" và thậm chí coi thường bất cứ ai không cùng "đẳng cấp" với họ.

. Có khả năng quyến rũ rất mãnh liệt.

. Luôn khao khát là kẻ chiến thắng trong hầu hết mọi lĩnh vực. Trong một nhiệm vụ nào đó, người yên bản thân thái quá không ngừng chứng minh sự thống trị của họ và cảm thấy rất khó khăn để ăn mừng thành công của người khác.

. Quan tâm sâu sắc về việc duy trì hình ảnh lý tưởng của bản thân và khó chịu trước bất kỳ lời phê bình chỉ trích hay xúc phạm người khác. Khi gặp phải sự chỉ trích, họ sẽ vô cùng tức giận và tìm cách trả thù, ở dạng này hay cách khác.

. Luôn từ chối trách nhiệm cho những sai lầm của mình và thường đổ lỗi cho người khác. Ngay cả trong các mối quan hệ cá nhân gần gũi, họ cũng luôn muốn là người chiến thắng và làm mọi cách để giành được phần thắng về mình.

. Thiếu đồng cảm, không có khả năng hiểu được cảm xúc của mọi người. 


7. Rối loạn nhân cách ám ảnh cưỡng chế Obsessive-compulsive:

Chủ yếu nằm ở nhân cách. Bệnh nhân thường quá chú ý đến những chi tiết, quy luật và cách tổ chức mà quên mất đi điểm cốt lõi của sự việc. Họ quá cầu toàn và để điều này ảnh hưởng đến công việc. Họ cứng nhắc mà không dễ thích ứng với sự thay đổi. Họ thích nắm quyền chủ động, không thể quản lý thời gian và không có thời gian rảnh cho bạn bè hoặc những việc khác.

Các dấu hiệu:

. Quá cầu toàn, chú ý thái quá vào các chi tiết.

. Tin tưởng mạnh mẽ vào các quy trình, thủ tục, tiêu chuẩn.

. Khó thích nghi với sự thay đổi.

. Không kiểm soát được thời gian, công việc.


8. Rối loạn nhân cách né tránh Avoidant:

Là dạng rối loạn mà người mắc phải rụt rè quá mức, cực kỳ nhạy cảm trong các mối quan hệ và lời chỉ trích của người khác. Họ thường tự đánh giá thấp mình và không có khả năng kiểm soát những nhận xét tiêu cực.

Các dấu hiệu:

. Sợ hãi, thiếu tự tin, cảm giác không an toàn, cho rằng mình là người thấp kém, rất nhạy cảm với sự hắt hủi, ít quan hệ mật thiết với mọi người.

. Mong muốn được ưa thích và tán thành, có khuynh hướng phóng đại các tai hoạ và nguy cơ có thể xảy ra trong mọi hoàn cảnh dẫn tới né tránh một số hoạt động.

. Dè dặt trong các quan hệ cá nhân hoặc né tránh dấn thân vì sợ rủi ro.


9. Rối loạn nhân cách chống đối xã hội Antisocial:

Là rối loạn mà người mắc có những hành động hoặc hành vi không phù hợp với các tiêu chuẩn của xã hội và luật pháp. Họ mất khả năng nhận biết hoặc chấp nhận các giá trị đạo đức xã hội bình thường và không có khả năng rút kinh nghiệm từ sai lầm của mình.

Người mắc chứng bệnh rối loạn phản xã hội thường có vẻ ngoài mà theo người khác nhận xét là "có duyên", "hiền lành", "đáng tin tưởng", nhưng họ không hề biết rằng, vẻ ngoài đó chỉ là ngụy tạo để lấy thiện cảm.

Các dấu hiệu:

. Không tôn trọng những quyết định của người khác.

. Tin rằng chỉ có họ mới là người đúng đắn.

. Không chấp nhận các quy chuẩn xã hội.

. Liên tục sử dụng hoặc thích sử dụng bạo lực.Không biết hối lỗi.

. Vô trách nhiệm với công việc.

. Đe dọa người khác. 


10. Rối loạn nhân cách phụ thuộc Dependent:

Phụ thuộc thiếu sự tự tin vào bản thân và mong muốn được người khác chăm sóc, bảo vệ một cách thái quá. Họ cần nhiều sự giúp đỡ của người khác trong từng quyết định hàng ngày và sợ cô độc, tách biệt.

Các dấu hiệu:

. Dễ bị ảnh hưởng bởi người khác.

. Không thể tự làm bất cứ thứ gì.

. Sợ bị bỏ rơi.

. Dễ thất vọng khi phải ở một mình hoặc mối quan hệ thân thiết bị gián đạn.

. Mất niềm tin vào bản thân.

Theo Lifehack 

Bạn đang đọc truyện trên: ZingTruyen.Store