Ngu Van 12 On Ngan Gon Thi Thptqg
BÀI 18 NHỮNG ĐỨA CON TRONG GIA ĐÌNH (Nguyễn Thi)I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Tác giả
- Nguyễn Thi là một trong những cây bút văn xuôi hàng đầu của văn nghệ giải phóng miền Nam trong thời kì chống Mĩ
-Sinh ra ở miền Bắc nhưng gắn bó máu thịt với mảnh đất miền Nam và được mệnh danh là nhà văn của người nông dân Nam Bộ
- Có biệt tài phân tích tâm lí2. Hoàn cảnh sáng tácTruyện ngắn Những đứa con trong gia đình được hoàn thành vào tháng 2 năm 1966, trong những ngày chiến đấu chống Mĩ ác liệt, khi nhà văn công tác ở tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng.3.Tóm tắtTruyện kể về gia đình anh giải phóng quân tên Việt. Việt được sinh ra trong một gia đình có truyền thống cách mạng, ba mẹ đều bị giết dưới bàn tay của kẻ thù. Chính mối thì sâu sắc với Mĩ- ngụy đã thôi thúc những người con trong gia đình ấy khát khao chiến đấu để trả thù nhà, nợ nước. Trong một trận đánh, Việt bị thương, bị lạc đồng đội. Việt ngất đi tỉnh lại nhiều lần. Cũng giống như những lần tỉnh dậy trước, hồi ức quá khứ, hiện tại luôn đan xen nhau. Lần tỉnh thứ 4 của Việt, kí ức về má hiện về, mấy hạt mưa làm Việt
choàng tình hẳn. Việt sợ bóng tối, sợ ma hơn là sợ giặc. Dù bị thương nhưng phân biệt rất rõ đâu là tiếng súng nổ của ta, đâu là tiếng pháo lễnh lãng của giặc. Việt nhớ lại cảnh hai chị em tranh nhau đi tòng quân.
Việt đòi đi nhưng chi Chiến không nghe, sau đó phải nhờ chú Năm phân giải. Chú Năm nhất trí cho cả hai
đi. Trước khi lên đường, chị Chiến lo thu xếp công việc gia đình. Gửi em Út sang chú Năm, nhà cửa gửi cho
các anh trong chi bộ làm nơi dạy học, ruộng trả lại cho xã, gởi bàn thờ má sang chỗ chú Năm. Đoạn trích kết
thúc bằng hình ảnh hai chị em Việt- Chiến khiêng bàn thờ má sang gửi chú Năm.4. Nhan đề
"Những đứa con" trong nhan đề của truyện trước hết chính là Việt và Chiến - những người con trong một "gia đình" nông dân Nam Bộ có truyền thống yêu nước, căm thù giặc, thuỷ chung son sắt với quê hương cách mạng. Mở rộng hơn, còn có thể hiểu đó là thế hệ trẻ miền Nam, những người con của đại "gia đình" miền Nam ruột thịt trong những năm kháng chiến chống Mĩ ác liệt.
Nhan đề gợi lên mối quan hệ giữa riêng với chung, nhà với nước, giữa tình cảm gia đình, với tình yêu nước, yêu cách mạng. Chính sự kết hợp giữa truyền thống gia đình với truyền thống dân tộc đã tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống đế
quốc Mĩ.5. Tình huống truyện
- Việt - nhân vật chính của truyện bị thương nặng trong một trận đánh, Việt bị lạc đồng đội, ngất đi tỉnh lại nhiều lần. Và chính trong trạng thái khi ngất đi, lúc tỉnh lại, Việt đã hồi tưởng lại những sự kiện diễn ra ở gia đình mình, với mình, chị Chiến.
- Truyện được kể theo dòng ý thức của nhân vật khi liền mạch (lúc tỉnh), khi gián đoạn (lúc ngất) của người trong cuộc làm cho câu chuyện trở nên chân thật hơn; có thể thay đổi đối tượng không gian, thời gian, đan xen tự sự và trữ tình.6. Cách trần thuật
+ 3 phương thức trần thuật phổ biến trong tác phẩm tự sự (căn cứ vào ngôi của nhân vật được kể).
- Phương thức 1: theo ngôi thứ 3 của người kể chuyện giấu mình > lời gián tiếp.
- Phương thức 2: theo ngôi thứ nhất do nhân vật tự kể chuyện > lời trực tiếp.
- Phương thức 3: theo ngôi thứ ba của người kể chuyện tự giấu mình nhưng điểm nhìn, lời kể lại theo
giọng điệu của nhân vật > lời nửa trực tiếp.
+ Những đứa con trong gia đình: kể theo phương thức thứ 3
II. PHÂN TÍCH
1. Truyền thống gia đình đã gắn bó những con người với nhau
- Căn thù giặc sâu sắc.
- Gan góc, dũng cảm, khao khát được chiến đấu, giết giặc.
- Giàu tình nghĩa, rất mực thủy chung, son sắc với quê hương, cách mạng.
-> Tạo nên một dòng sông truyền thống.2. Hình ảnh gia đình
+ Ba Má, Chú Năm, Người mẹ: (đọc toàn bộ truyện để có sự phân tích khái quát)
- Qua kí ức đứa con: rất phụ nữ, vị tha, nhân hậu nhưng không mềm yếu.
- Có cuộc sống cơ cực, lam lũ, nhọc nhằn, khổ đau (bố chồng và chồng bị giặc giết, một thân một
mình nuôi ba đứa con nhỏ)
- Tính cách phi thường trong những biểu hiện tình cảm bình thường:o Với chồng: đi đòi đầu chồng > gan góc.
o Với con: Thương con hết mực nhưng rất nghiêm khắc (trong hồi ức chập chờn của Chiến, Má hiện lên đầu
tiên: ghé lại, xoa đầu, đánh thức, lấy cơm cho Việt ăn...)
Luôn luôn nhắc nhở con về truyền thống gia đình và mối thù dân tộc.
Hun đúc, nuôi dưỡng ở con ý chí chiến đấu không mệt mỏi.
Cả Chiến và Việt luôn tạc dạ lời dặn của mẹ. > hình bóng của người mẹ đầy yêu thương và có sức mạnh cổ vũ mãnh liệt với hai chị em. Má in dấu trong mỗi câu nói, mỗi hành động của từng đứa con.
+ Chú Năm:
- Khắc họa qua giọng hò:
"Câu hò nổi lên giữa ban ngày, bắt đầu cất lên như một hiệu lệnh dưới ánh nắng chói chang, rồi kéo dài, từng tiếng một vỡ ra, nhắn nhủ, tha thiết, cuối cùng ngắt lại như một lời thề dữ dội" > so sánh tiếng hò như "một hiệu lệnh", "một lời thề dữ dội" > Tiếng hò hút tất cả tâm lực của Chú Năm > vừa nhắc nhớ về truyền thống, thắp lên niềm tự hào về quê hương khó nghèo nhưng giàu có và bất khuất, vừa như lời hiệu
triệu, một tiếng trống quân thúc giục động viên thanh niên ra trận.- Giữ cuốn sổ gia đình, ghi từng ngày thay cho Việt và Chiến.
Người giữ lửa yêu nước truyền cho các thế hệ.
Những con người có chung phẩm chất: yêu nước, gắn bó với quê hương tha thiết, căm thù giặc, gan góc, kiên cường, chiến đấu hết mình vì Tổ quốc.
+ Cuốn sổ gia đình
- Chi tiết những việc xảy ra với gia đình > bằng chứng sống về tội ác của kẻ thù, lưu giữ, nuôi dưỡng truyền thống gia đình.
- Trao cho Việt và Chiến > hành động ý nghĩa: trao cho thế hệ con cháu trách nhiệm giữ gìn truyền thống.
- Cuốn sổ như một con sông > Con sông tích tụ nước từ bao đời, luôn luôn chảy (như các thế hệ tiếp nối nhau), đổ vể biển rộng (hòa quyện vào truyền thống bất khuất của dân tộc, hướng tới tương lai tươi sáng) > dòng chảy truyền thống gia đình bền bỉ, liên tục và bất tử.Nhận xét:
• Hình ảnh gia đình, gắn với nhan đề tác phẩm, là môi trường khắc họa hình ảnh những đứa con.
• Tiêu biểu cho hình ảnh những gia đình miền Nam giàu truyền thống yêu nước trong kháng chiến chống Mĩ.3. Hình ảnh những đứa con
a) Nhân vật Chiến:
- Tính cách trẻ con:
• Tranh đi bộ đội với em
• Tranh bắt ếch.
- Mang những phẩm chất của Má
• Đảm đang, tháo vát: Thu xếp nhà cửa gọn gàng trước khi đi.
• Tiềm ẩn bản năng chăm lo của một người phụ nữ: thương và lo cho em, nghĩ ngợi việc nhà...
• Bộc trực, quyết liệt, gan góc, không đội trời chung với kẻ thù: "Nếu giặc còn thì tao mất".
Chiến là hình ảnh tiếp nối của Má: 3 lần được so sánh với má
(nói in như má vậy, giống hệt như má vậy, nói nghe in như má vậy) > sự tiếp nối truyền thống gia đình >dòng chảy truyền thống dạt dào qua các thế
hệ.b) Nhân vật Việt:
- Tính cách trẻ con, hồn nhiên, vô tư:
• Tranh đi bộ đội, tranh bắt ếch với chị.
• Trong khi chị Chiến lo toan thu xếp việc gia đình thì Việt "lăn kềnh ra ván cười", vừa nghe vừa "chụp một con đom đóm úp trong lòng tay" rồi ngủ quên lúc nào không biết
• Đi đánh giặc vẫn đeo ná thun.
• Không sợ giặc nhưng lại sợ ma.
- Yêu thương, gắn bó với gia đình
• Thương má:
o Hình dung về má qua hồi ức của Việt dịu dàng, tha thiết.
o Chuyển bàn thờ má: nhắn nhủ, tâm sự với má về quyết tâm trả thù.
• Thương chú Năm, thương chị: "Chị Chiến khiêng bịch bịch phía sau. Nghe tiếng chân chị, Việt thấy thương chị lạ"
- Chiến sĩ giải phóng gan góc, quả cảm:
• Diệt được xe bọc thép của giặc.
• Bị thương nặng, lạc đồng đội, trong hồi ức đứt nối nhưng luôn thường trực nung nấu: tìm về với anh em, để tiếp tục đấu tranh.
- Căm thù giặc sâu sắc và quyết tâm chiến đấu đến cùng:
• Thể hiện sâu sắc qua chi tiết cảm động: chuyển bàn thờ mẹ cùng chị Chiến
• Đưa má sang ở tạm bên nhà chú, chúng con đi đánh giặ trả thù cho ba má, đến chừng nước nhà độc lập con lại đưa má về > lời nhắn nhủ, tâm tình cũng là lời thế, lời hứa với Má.
• Mối thù thằng Mĩ thì có thể rờ thấy được, vì nó đang đè nặng ở trên vai > mối thù trừu tượng tụ thành hình thành khối như máu bầm không tan.
Việt và Chiến vừa là khúc sau của dòng sông truyền thống gia đình vừa tiêu biểu cho thế hệ trẻ miền Nam
chống Mĩ: bộc trực, thẳng thắn, gan dạ, dũng cảm, căm thù giặc sâu sắc, yêu nước tha thiết và quyết tâm chiến đấu vì độc lập.4.Đặc sắc nghệ thuật
- Tình huống truyện hấp dẫn, nghệ thuật trần thuật: trần thuật chủ yếu qua dòng hồi tưởng của nhân vật Việt khi bị thương, ngất đi tỉnh lại nhiều lần. Lối kết cấu dựa vào dòng hồi tưởng nhân vật như thế làm cho truyện giàu cảm xúc, diễn biến linh hoạt, không tuân theo trật tự thời gian.- Chi tiết được chọn lọc vừa cụ thể, giàu ý nghĩa, gây ấn tượng mạnh. Ngôn ngữ bình dị, phong phú, giàu giá trị tạo hình và đậm sắc thái Nam Bộ.- Khắc họa tính cách nhân vật đậm chất Nam Bộ: thẳng thắn, bộc trực, lạc quan, yêu quê hương, gia đình, thủy chung đến cùng với cách mạng, ngùn ngụt ngọn lửa căm thù giặc...
- Dựng đối thoại và độc thoại nội tâm hấp dẫn, cảm động.5. Biểu hiện của khuynh hướng sử thi
Khuynh hướng sử thi thể hiện ở:
+ Chủ đề: ngợi ca tinh thần yêu nước, truyền thống cách mạng của một gia đình cũng là của nhân dân miền Nam trong kháng chiến chống Mĩ.
+ Nhân vật: có tính khái quát cao.
+ Giọng điệu: ngợi ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng6. Chủ đề
Qua hồi ức của Việt khi bị thương, tác giả ngợi ca tinh thần yêu nước, truyền thống cách mạng của một gia đình miền Nam trong kháng chiến chống Mĩ đồng thời khẳng định: chính sự kết hợp giữa truyền thống gia đình với truyền thống dân tộc đã tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ.LUYỆN TẬP
1. Đề bài
Đề 1: Phân tích nhân vật Việt trong "Những đứa con trong gia đình" để thấy vẻ đẹp tuổi trẻ Việt Nam thời chống Mĩ.
Để 2: So sánh hai nhân vật Việt và Chiến.
Đề 3: Trong truyện ngắn "Những đứa con trong gia đình", nhân vật chú Năm nói: "Chuyện gia đình ta nó cũng dài như sông, để rồi chú sẽ chia cho mỗi người một khúc mà ghi vào đó".
Hãy phân tích và chứng minh: trong truyện ngắn này, có một dòng sông truyền thống gia đình liên tục chảy
từ thế hệ cha ông đến đời chị em Chiến Việt.
2. Gợi ý giải đề:a) Đề 1: Nhân vật Việt > thấy vẻ đẹp tuổi trẻ Việt Nam thời chống Mĩ
+ Tổng quát:
- Giới thiệu chung về tác giả , tác phẩm.
- Vị trí, ý nghĩa hình tượng nhân vật Việt trong việc biểu hiện nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.+ Phân tích:
- Trẻ con, hồn nhiên > góp phần khắc họa hình ảnh tuổi trẻ chống Mĩ sinh động.
- Yêu thương, gắn bó với gia đình.
- Gan góc, quả cảm.
- Căm thù giặc sâu sắc và quyết tâm chiến đấu đến cùng.
+ Đánh giá:
- Vai trò, ý nghĩa hình tượng với giá trị tác phẩm.
- Tiêu biểu cho vẻ đẹp tuổi trẻ chống Mĩ.
- Đặc sắc nghệ thuật xây dựng hình tượng: miêu tả tâm lí, ngôn ngữ đối thoại và ngôn ngữ miêu
tảsinh động có tác dụng cá tính hóa nhân vật.
- So sánh với hình tượng chiến sĩ giải phóng khác trong văn học chống Mĩ để thấy Nguyễn Thi là
những "nhà văn của nông dân Nam Bộ" , xây dựng hình tượng người chiến sĩ giải phóng "đậm chất Nam
Bộ".
b) Để 2: So sánh tính cách hai nhân vật Việt và Chiến.
+ Chiến: là hình bóng của người Má: dẫu có lúc trẻ con nhưng đã tiềm ẩn những nét đẹp của người con gái trưởng thành (tháo vát, chăm lo thu xếp việc gia đình, yêu thương em).
+ Việt: có sự trẻ con, hiếu động của một cậu con trai mới lớn (trong khi chị lo toan việc nhà thì Việt phó thác cho chị và có những biểu hiện rất trẻ con: "lăn kềnh ra ván cười", vừa nghe vừa "chụp một con đom đóm úp trong lòng tay" rồi ngủ quên lúc nào không biết...)So sánh đoạn đối thoại trước khi lên đường của hai chị em.
+ Điểm chung của hai nhân vật: yêu thương gia đình, căm thù giặc, gan góc, bất khuất, dũng cảm.
+ Đánh giá:
- Mỗi nhân vật được xây dựng với những nét tính cách riêng biệt, đặc sắc, hợp thành hình tượng tuổi trẻ chống Mĩ miền Nam.
- Hai chị em là khúc sau của dòng sông truyền thống gia đình.
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật > "chất Nam Bộ" trong văn Nguyễn Đình Thi.
c) Đề 3: Hãy phân tích và chứng minh: trong truyện ngắn này, có một dòng sông truyền thống gia đình liên tục chảy từ thế hệ cha ông đến đời chị em Chiến Việt.
1. Chuyện gia đình cũng dài nhƣ sông, mỗi thế hệ phải ghi vào một khúc. Có thể hiểu:
- Chỉ được coi là con của gia đình những ai đã ghi được, làm được "khúc" của mình trong dòng sông truyền thống. Con không chỉ là sự tiếp nối huyết thống mà phải là sự tiếp nối truyền thống.
- Không thể hiểu khúc sau của một dòng sông nếu không hiểu ngọn nguồn đã sinh ra nó. Cũng như vậy, ta chỉ có thể hiểu những đứa con (Chiến, Việt) khi hiểu truyền thống gia đình đã sinh ra những đứa con ấy.Chứng minh:
- Truyền thống ấy chảy từ các thế hệ ông bà, cha mẹ, cô chú đến những đứa con, mà kết tinh ở hình tượng chú Năm:
+ Chú Năm không chỉ ham sông bến mà còn ham đạo nghĩa. Trong con người chú Năm phảng phất cái tinh thần Nguyễn Đình Chiểu xa xưa.
+ Chú Năm là một thứ gia phả sống luôn hướng về truyền thống, sống với truyền thống, đại diện cho truyền thống và lưu giữ truyền thống (trong những câu hò, trong cuốn sổ gia đình).
- Hình tượng người mẹ cũng là hiện thân của truyền thống:
+ Một con người sinh ra để chống chọi với gian nguy, khó nhọc "cái gáy đo đỏ, đôi vai lực lưỡng, tấm áo bà ba đẫm mồ hôi". "người sực mùi lúa gạo" thứ mùi của đồng áng, của cần cù mưa nắng.
+ Ấn tượng sâu đậm nhất là khả năng ghìm nén đau thương để sống, để che chở cho đàn con và tranh đấu.
+ Người mẹ không biết sợ, không chùn bước, kiên cường và cao cả.
- Những đứa con, sự tiếp nối truyền thống:
+ Chiến mang dáng vóc của mẹ, cách nói in hệt mẹ.>So với thế hệ mẹ thì Chiến là khúc sông sau. Khúc sông sau bao giờ cũng chảy xa hơn khúc sông
trước. Người mẹ mang nỗi đau mất chồng nhưng chưa có dịp cầm súng, còn Chiến mạnh mẽ quyết liệt, ghi
tên đi bộ đội cầm súng trả thù cho ba má.+ Việt, chàng trai mới lớn, lộc ngộc, vô tư.+ Chất anh hùng ở Việt: không bao giờ biết khuất phục; bị thương chỉ có một mình vẫn quyết tâm sống mái với kẻ thù.
-> Việt đi xa hơn dòng sông truyền thống: không chỉ lập chiến công mà ngay cả khi bị thương vẫn là người đi tìm giặc. Việt chính là hiện thân của sức trẻ tiến công.2. Rồi trăm con sông của gia đình lại cùng đổ về một biển, "mà biển thì rộng lắm [....], rộng bằng cả nước ta và ra ngoài cả nước ta".
+ Điều đó có nghĩa là: từ một dòng sông gia đình nhà văn muốn ta nghĩ đến biển cả, đến đại dương của nhân dân và nhân loại.
+ Chuyện gia đình cũng là chuyện của cả dân tộc đang hào hùng chiến đấu bằng sức mạnh sinh ra từ những đau thương.
+ Giải thích câu nói của chú Năm.
+ Phân tích và chứng minh tính liên tục của dòng chảy truyền thống gia đình:
- Má và chú Năm.
- Chiến và Việt.
+ Đánh giá:
- Thể hiện quan niệm về con người của Nguyễn Thi: mỗi con người phải là một khúc trong dòng sông truyền thống gia đình.
- Thể hiện sự am hiểu và ân tình của nhà văn với nhân dân miền Nam > "nhà văn của nông dân Nam Bộ
1. Tác giả
- Nguyễn Thi là một trong những cây bút văn xuôi hàng đầu của văn nghệ giải phóng miền Nam trong thời kì chống Mĩ
-Sinh ra ở miền Bắc nhưng gắn bó máu thịt với mảnh đất miền Nam và được mệnh danh là nhà văn của người nông dân Nam Bộ
- Có biệt tài phân tích tâm lí2. Hoàn cảnh sáng tácTruyện ngắn Những đứa con trong gia đình được hoàn thành vào tháng 2 năm 1966, trong những ngày chiến đấu chống Mĩ ác liệt, khi nhà văn công tác ở tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng.3.Tóm tắtTruyện kể về gia đình anh giải phóng quân tên Việt. Việt được sinh ra trong một gia đình có truyền thống cách mạng, ba mẹ đều bị giết dưới bàn tay của kẻ thù. Chính mối thì sâu sắc với Mĩ- ngụy đã thôi thúc những người con trong gia đình ấy khát khao chiến đấu để trả thù nhà, nợ nước. Trong một trận đánh, Việt bị thương, bị lạc đồng đội. Việt ngất đi tỉnh lại nhiều lần. Cũng giống như những lần tỉnh dậy trước, hồi ức quá khứ, hiện tại luôn đan xen nhau. Lần tỉnh thứ 4 của Việt, kí ức về má hiện về, mấy hạt mưa làm Việt
choàng tình hẳn. Việt sợ bóng tối, sợ ma hơn là sợ giặc. Dù bị thương nhưng phân biệt rất rõ đâu là tiếng súng nổ của ta, đâu là tiếng pháo lễnh lãng của giặc. Việt nhớ lại cảnh hai chị em tranh nhau đi tòng quân.
Việt đòi đi nhưng chi Chiến không nghe, sau đó phải nhờ chú Năm phân giải. Chú Năm nhất trí cho cả hai
đi. Trước khi lên đường, chị Chiến lo thu xếp công việc gia đình. Gửi em Út sang chú Năm, nhà cửa gửi cho
các anh trong chi bộ làm nơi dạy học, ruộng trả lại cho xã, gởi bàn thờ má sang chỗ chú Năm. Đoạn trích kết
thúc bằng hình ảnh hai chị em Việt- Chiến khiêng bàn thờ má sang gửi chú Năm.4. Nhan đề
"Những đứa con" trong nhan đề của truyện trước hết chính là Việt và Chiến - những người con trong một "gia đình" nông dân Nam Bộ có truyền thống yêu nước, căm thù giặc, thuỷ chung son sắt với quê hương cách mạng. Mở rộng hơn, còn có thể hiểu đó là thế hệ trẻ miền Nam, những người con của đại "gia đình" miền Nam ruột thịt trong những năm kháng chiến chống Mĩ ác liệt.
Nhan đề gợi lên mối quan hệ giữa riêng với chung, nhà với nước, giữa tình cảm gia đình, với tình yêu nước, yêu cách mạng. Chính sự kết hợp giữa truyền thống gia đình với truyền thống dân tộc đã tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống đế
quốc Mĩ.5. Tình huống truyện
- Việt - nhân vật chính của truyện bị thương nặng trong một trận đánh, Việt bị lạc đồng đội, ngất đi tỉnh lại nhiều lần. Và chính trong trạng thái khi ngất đi, lúc tỉnh lại, Việt đã hồi tưởng lại những sự kiện diễn ra ở gia đình mình, với mình, chị Chiến.
- Truyện được kể theo dòng ý thức của nhân vật khi liền mạch (lúc tỉnh), khi gián đoạn (lúc ngất) của người trong cuộc làm cho câu chuyện trở nên chân thật hơn; có thể thay đổi đối tượng không gian, thời gian, đan xen tự sự và trữ tình.6. Cách trần thuật
+ 3 phương thức trần thuật phổ biến trong tác phẩm tự sự (căn cứ vào ngôi của nhân vật được kể).
- Phương thức 1: theo ngôi thứ 3 của người kể chuyện giấu mình > lời gián tiếp.
- Phương thức 2: theo ngôi thứ nhất do nhân vật tự kể chuyện > lời trực tiếp.
- Phương thức 3: theo ngôi thứ ba của người kể chuyện tự giấu mình nhưng điểm nhìn, lời kể lại theo
giọng điệu của nhân vật > lời nửa trực tiếp.
+ Những đứa con trong gia đình: kể theo phương thức thứ 3
II. PHÂN TÍCH
1. Truyền thống gia đình đã gắn bó những con người với nhau
- Căn thù giặc sâu sắc.
- Gan góc, dũng cảm, khao khát được chiến đấu, giết giặc.
- Giàu tình nghĩa, rất mực thủy chung, son sắc với quê hương, cách mạng.
-> Tạo nên một dòng sông truyền thống.2. Hình ảnh gia đình
+ Ba Má, Chú Năm, Người mẹ: (đọc toàn bộ truyện để có sự phân tích khái quát)
- Qua kí ức đứa con: rất phụ nữ, vị tha, nhân hậu nhưng không mềm yếu.
- Có cuộc sống cơ cực, lam lũ, nhọc nhằn, khổ đau (bố chồng và chồng bị giặc giết, một thân một
mình nuôi ba đứa con nhỏ)
- Tính cách phi thường trong những biểu hiện tình cảm bình thường:o Với chồng: đi đòi đầu chồng > gan góc.
o Với con: Thương con hết mực nhưng rất nghiêm khắc (trong hồi ức chập chờn của Chiến, Má hiện lên đầu
tiên: ghé lại, xoa đầu, đánh thức, lấy cơm cho Việt ăn...)
Luôn luôn nhắc nhở con về truyền thống gia đình và mối thù dân tộc.
Hun đúc, nuôi dưỡng ở con ý chí chiến đấu không mệt mỏi.
Cả Chiến và Việt luôn tạc dạ lời dặn của mẹ. > hình bóng của người mẹ đầy yêu thương và có sức mạnh cổ vũ mãnh liệt với hai chị em. Má in dấu trong mỗi câu nói, mỗi hành động của từng đứa con.
+ Chú Năm:
- Khắc họa qua giọng hò:
"Câu hò nổi lên giữa ban ngày, bắt đầu cất lên như một hiệu lệnh dưới ánh nắng chói chang, rồi kéo dài, từng tiếng một vỡ ra, nhắn nhủ, tha thiết, cuối cùng ngắt lại như một lời thề dữ dội" > so sánh tiếng hò như "một hiệu lệnh", "một lời thề dữ dội" > Tiếng hò hút tất cả tâm lực của Chú Năm > vừa nhắc nhớ về truyền thống, thắp lên niềm tự hào về quê hương khó nghèo nhưng giàu có và bất khuất, vừa như lời hiệu
triệu, một tiếng trống quân thúc giục động viên thanh niên ra trận.- Giữ cuốn sổ gia đình, ghi từng ngày thay cho Việt và Chiến.
Người giữ lửa yêu nước truyền cho các thế hệ.
Những con người có chung phẩm chất: yêu nước, gắn bó với quê hương tha thiết, căm thù giặc, gan góc, kiên cường, chiến đấu hết mình vì Tổ quốc.
+ Cuốn sổ gia đình
- Chi tiết những việc xảy ra với gia đình > bằng chứng sống về tội ác của kẻ thù, lưu giữ, nuôi dưỡng truyền thống gia đình.
- Trao cho Việt và Chiến > hành động ý nghĩa: trao cho thế hệ con cháu trách nhiệm giữ gìn truyền thống.
- Cuốn sổ như một con sông > Con sông tích tụ nước từ bao đời, luôn luôn chảy (như các thế hệ tiếp nối nhau), đổ vể biển rộng (hòa quyện vào truyền thống bất khuất của dân tộc, hướng tới tương lai tươi sáng) > dòng chảy truyền thống gia đình bền bỉ, liên tục và bất tử.Nhận xét:
• Hình ảnh gia đình, gắn với nhan đề tác phẩm, là môi trường khắc họa hình ảnh những đứa con.
• Tiêu biểu cho hình ảnh những gia đình miền Nam giàu truyền thống yêu nước trong kháng chiến chống Mĩ.3. Hình ảnh những đứa con
a) Nhân vật Chiến:
- Tính cách trẻ con:
• Tranh đi bộ đội với em
• Tranh bắt ếch.
- Mang những phẩm chất của Má
• Đảm đang, tháo vát: Thu xếp nhà cửa gọn gàng trước khi đi.
• Tiềm ẩn bản năng chăm lo của một người phụ nữ: thương và lo cho em, nghĩ ngợi việc nhà...
• Bộc trực, quyết liệt, gan góc, không đội trời chung với kẻ thù: "Nếu giặc còn thì tao mất".
Chiến là hình ảnh tiếp nối của Má: 3 lần được so sánh với má
(nói in như má vậy, giống hệt như má vậy, nói nghe in như má vậy) > sự tiếp nối truyền thống gia đình >dòng chảy truyền thống dạt dào qua các thế
hệ.b) Nhân vật Việt:
- Tính cách trẻ con, hồn nhiên, vô tư:
• Tranh đi bộ đội, tranh bắt ếch với chị.
• Trong khi chị Chiến lo toan thu xếp việc gia đình thì Việt "lăn kềnh ra ván cười", vừa nghe vừa "chụp một con đom đóm úp trong lòng tay" rồi ngủ quên lúc nào không biết
• Đi đánh giặc vẫn đeo ná thun.
• Không sợ giặc nhưng lại sợ ma.
- Yêu thương, gắn bó với gia đình
• Thương má:
o Hình dung về má qua hồi ức của Việt dịu dàng, tha thiết.
o Chuyển bàn thờ má: nhắn nhủ, tâm sự với má về quyết tâm trả thù.
• Thương chú Năm, thương chị: "Chị Chiến khiêng bịch bịch phía sau. Nghe tiếng chân chị, Việt thấy thương chị lạ"
- Chiến sĩ giải phóng gan góc, quả cảm:
• Diệt được xe bọc thép của giặc.
• Bị thương nặng, lạc đồng đội, trong hồi ức đứt nối nhưng luôn thường trực nung nấu: tìm về với anh em, để tiếp tục đấu tranh.
- Căm thù giặc sâu sắc và quyết tâm chiến đấu đến cùng:
• Thể hiện sâu sắc qua chi tiết cảm động: chuyển bàn thờ mẹ cùng chị Chiến
• Đưa má sang ở tạm bên nhà chú, chúng con đi đánh giặ trả thù cho ba má, đến chừng nước nhà độc lập con lại đưa má về > lời nhắn nhủ, tâm tình cũng là lời thế, lời hứa với Má.
• Mối thù thằng Mĩ thì có thể rờ thấy được, vì nó đang đè nặng ở trên vai > mối thù trừu tượng tụ thành hình thành khối như máu bầm không tan.
Việt và Chiến vừa là khúc sau của dòng sông truyền thống gia đình vừa tiêu biểu cho thế hệ trẻ miền Nam
chống Mĩ: bộc trực, thẳng thắn, gan dạ, dũng cảm, căm thù giặc sâu sắc, yêu nước tha thiết và quyết tâm chiến đấu vì độc lập.4.Đặc sắc nghệ thuật
- Tình huống truyện hấp dẫn, nghệ thuật trần thuật: trần thuật chủ yếu qua dòng hồi tưởng của nhân vật Việt khi bị thương, ngất đi tỉnh lại nhiều lần. Lối kết cấu dựa vào dòng hồi tưởng nhân vật như thế làm cho truyện giàu cảm xúc, diễn biến linh hoạt, không tuân theo trật tự thời gian.- Chi tiết được chọn lọc vừa cụ thể, giàu ý nghĩa, gây ấn tượng mạnh. Ngôn ngữ bình dị, phong phú, giàu giá trị tạo hình và đậm sắc thái Nam Bộ.- Khắc họa tính cách nhân vật đậm chất Nam Bộ: thẳng thắn, bộc trực, lạc quan, yêu quê hương, gia đình, thủy chung đến cùng với cách mạng, ngùn ngụt ngọn lửa căm thù giặc...
- Dựng đối thoại và độc thoại nội tâm hấp dẫn, cảm động.5. Biểu hiện của khuynh hướng sử thi
Khuynh hướng sử thi thể hiện ở:
+ Chủ đề: ngợi ca tinh thần yêu nước, truyền thống cách mạng của một gia đình cũng là của nhân dân miền Nam trong kháng chiến chống Mĩ.
+ Nhân vật: có tính khái quát cao.
+ Giọng điệu: ngợi ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng6. Chủ đề
Qua hồi ức của Việt khi bị thương, tác giả ngợi ca tinh thần yêu nước, truyền thống cách mạng của một gia đình miền Nam trong kháng chiến chống Mĩ đồng thời khẳng định: chính sự kết hợp giữa truyền thống gia đình với truyền thống dân tộc đã tạo nên sức mạnh tinh thần to lớn của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ.LUYỆN TẬP
1. Đề bài
Đề 1: Phân tích nhân vật Việt trong "Những đứa con trong gia đình" để thấy vẻ đẹp tuổi trẻ Việt Nam thời chống Mĩ.
Để 2: So sánh hai nhân vật Việt và Chiến.
Đề 3: Trong truyện ngắn "Những đứa con trong gia đình", nhân vật chú Năm nói: "Chuyện gia đình ta nó cũng dài như sông, để rồi chú sẽ chia cho mỗi người một khúc mà ghi vào đó".
Hãy phân tích và chứng minh: trong truyện ngắn này, có một dòng sông truyền thống gia đình liên tục chảy
từ thế hệ cha ông đến đời chị em Chiến Việt.
2. Gợi ý giải đề:a) Đề 1: Nhân vật Việt > thấy vẻ đẹp tuổi trẻ Việt Nam thời chống Mĩ
+ Tổng quát:
- Giới thiệu chung về tác giả , tác phẩm.
- Vị trí, ý nghĩa hình tượng nhân vật Việt trong việc biểu hiện nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.+ Phân tích:
- Trẻ con, hồn nhiên > góp phần khắc họa hình ảnh tuổi trẻ chống Mĩ sinh động.
- Yêu thương, gắn bó với gia đình.
- Gan góc, quả cảm.
- Căm thù giặc sâu sắc và quyết tâm chiến đấu đến cùng.
+ Đánh giá:
- Vai trò, ý nghĩa hình tượng với giá trị tác phẩm.
- Tiêu biểu cho vẻ đẹp tuổi trẻ chống Mĩ.
- Đặc sắc nghệ thuật xây dựng hình tượng: miêu tả tâm lí, ngôn ngữ đối thoại và ngôn ngữ miêu
tảsinh động có tác dụng cá tính hóa nhân vật.
- So sánh với hình tượng chiến sĩ giải phóng khác trong văn học chống Mĩ để thấy Nguyễn Thi là
những "nhà văn của nông dân Nam Bộ" , xây dựng hình tượng người chiến sĩ giải phóng "đậm chất Nam
Bộ".
b) Để 2: So sánh tính cách hai nhân vật Việt và Chiến.
+ Chiến: là hình bóng của người Má: dẫu có lúc trẻ con nhưng đã tiềm ẩn những nét đẹp của người con gái trưởng thành (tháo vát, chăm lo thu xếp việc gia đình, yêu thương em).
+ Việt: có sự trẻ con, hiếu động của một cậu con trai mới lớn (trong khi chị lo toan việc nhà thì Việt phó thác cho chị và có những biểu hiện rất trẻ con: "lăn kềnh ra ván cười", vừa nghe vừa "chụp một con đom đóm úp trong lòng tay" rồi ngủ quên lúc nào không biết...)So sánh đoạn đối thoại trước khi lên đường của hai chị em.
+ Điểm chung của hai nhân vật: yêu thương gia đình, căm thù giặc, gan góc, bất khuất, dũng cảm.
+ Đánh giá:
- Mỗi nhân vật được xây dựng với những nét tính cách riêng biệt, đặc sắc, hợp thành hình tượng tuổi trẻ chống Mĩ miền Nam.
- Hai chị em là khúc sau của dòng sông truyền thống gia đình.
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật > "chất Nam Bộ" trong văn Nguyễn Đình Thi.
c) Đề 3: Hãy phân tích và chứng minh: trong truyện ngắn này, có một dòng sông truyền thống gia đình liên tục chảy từ thế hệ cha ông đến đời chị em Chiến Việt.
1. Chuyện gia đình cũng dài nhƣ sông, mỗi thế hệ phải ghi vào một khúc. Có thể hiểu:
- Chỉ được coi là con của gia đình những ai đã ghi được, làm được "khúc" của mình trong dòng sông truyền thống. Con không chỉ là sự tiếp nối huyết thống mà phải là sự tiếp nối truyền thống.
- Không thể hiểu khúc sau của một dòng sông nếu không hiểu ngọn nguồn đã sinh ra nó. Cũng như vậy, ta chỉ có thể hiểu những đứa con (Chiến, Việt) khi hiểu truyền thống gia đình đã sinh ra những đứa con ấy.Chứng minh:
- Truyền thống ấy chảy từ các thế hệ ông bà, cha mẹ, cô chú đến những đứa con, mà kết tinh ở hình tượng chú Năm:
+ Chú Năm không chỉ ham sông bến mà còn ham đạo nghĩa. Trong con người chú Năm phảng phất cái tinh thần Nguyễn Đình Chiểu xa xưa.
+ Chú Năm là một thứ gia phả sống luôn hướng về truyền thống, sống với truyền thống, đại diện cho truyền thống và lưu giữ truyền thống (trong những câu hò, trong cuốn sổ gia đình).
- Hình tượng người mẹ cũng là hiện thân của truyền thống:
+ Một con người sinh ra để chống chọi với gian nguy, khó nhọc "cái gáy đo đỏ, đôi vai lực lưỡng, tấm áo bà ba đẫm mồ hôi". "người sực mùi lúa gạo" thứ mùi của đồng áng, của cần cù mưa nắng.
+ Ấn tượng sâu đậm nhất là khả năng ghìm nén đau thương để sống, để che chở cho đàn con và tranh đấu.
+ Người mẹ không biết sợ, không chùn bước, kiên cường và cao cả.
- Những đứa con, sự tiếp nối truyền thống:
+ Chiến mang dáng vóc của mẹ, cách nói in hệt mẹ.>So với thế hệ mẹ thì Chiến là khúc sông sau. Khúc sông sau bao giờ cũng chảy xa hơn khúc sông
trước. Người mẹ mang nỗi đau mất chồng nhưng chưa có dịp cầm súng, còn Chiến mạnh mẽ quyết liệt, ghi
tên đi bộ đội cầm súng trả thù cho ba má.+ Việt, chàng trai mới lớn, lộc ngộc, vô tư.+ Chất anh hùng ở Việt: không bao giờ biết khuất phục; bị thương chỉ có một mình vẫn quyết tâm sống mái với kẻ thù.
-> Việt đi xa hơn dòng sông truyền thống: không chỉ lập chiến công mà ngay cả khi bị thương vẫn là người đi tìm giặc. Việt chính là hiện thân của sức trẻ tiến công.2. Rồi trăm con sông của gia đình lại cùng đổ về một biển, "mà biển thì rộng lắm [....], rộng bằng cả nước ta và ra ngoài cả nước ta".
+ Điều đó có nghĩa là: từ một dòng sông gia đình nhà văn muốn ta nghĩ đến biển cả, đến đại dương của nhân dân và nhân loại.
+ Chuyện gia đình cũng là chuyện của cả dân tộc đang hào hùng chiến đấu bằng sức mạnh sinh ra từ những đau thương.
+ Giải thích câu nói của chú Năm.
+ Phân tích và chứng minh tính liên tục của dòng chảy truyền thống gia đình:
- Má và chú Năm.
- Chiến và Việt.
+ Đánh giá:
- Thể hiện quan niệm về con người của Nguyễn Thi: mỗi con người phải là một khúc trong dòng sông truyền thống gia đình.
- Thể hiện sự am hiểu và ân tình của nhà văn với nhân dân miền Nam > "nhà văn của nông dân Nam Bộ
Bạn đang đọc truyện trên: ZingTruyen.Store