Ngo Vuc
Một buổi chiều êm ả, tôi về Khánh Yên. Trong ráng chiều nhạt nhoà, mầu xanh của những ruộng đậu, những luỹ tre càng thêm ngăn ngắt. Những làn khói lam bảng lảng giữa không trung, toả ra mùi thơm nồng nồng của rơm rạ, lùa nhè nhẹ vào lồng ngực tôi hơi ấm của làng quê. Cùng đi với tôi là Cẩn, cán bộ văn hoá xã. Vóc dáng nhỏ bé, hay nói hay cười, nhưng thấy tôi mải mê hít thở bầu không khí nồng đượm hương quê, Cẩn cũng trở nên trầm mặc. Bỗng dưng, Cẩn kéo tay tôi, chỉ về phía một ngôi nhà, thầm thì:- Đền ông Nghè đấy! Anh nhìn xem, có phải là hào quang đang toả ra trên mái đền không anh?Tôi chăm chú nhìn. Giữa một doi đất không rộng lắm bên con sông đào là một ngôi đền xây theo kiểu truyền thống. Với những đầu đao uốn cong và hình hai con rồng chầu nhau trên nóc, đền có vẻ trầm tư và linh thiêng. Từ hướng chúng tôi nhìn về, ánh chiều tà xuyên ngược viền một vùng mờ ảo nhiều mầu sắc quanh mái đền, làm cho ngôi đền càng thêm vẻ uy nghi! Nếu bảo rằng ngôi đền đang toả hào quang, quả cũng không sai! Tôi đang liên tưởng như vậy thì Cẩn lại giật tay tôi, nói chậm rãi vẻ thành kính:- Nếu được thờ thành hoàng làng như xưa các cụ vẫn làm, dân làng tôi sẽ thờ cụ Phúc!- Sao? Làng có thành hoàng mới ư?Tôi ngỡ ngàng vì câu chuyện xoay sang hướng một con người có vẻ như huyền thoại mà tôi nghĩ chẳng liên quan gì đến ngôi đền cả.- Sao? Anh không biết cụ Phúc à?Cẩn hỏi lại tôi, vẻ ngạc nhiên. Hình như đối với anh, bất cứ ai đã bước chân về đến đất Khánh Yên này đều phải biết cụ Phúc, và phải tin rằng cụ Phúc là thành hoàng làng mình!Tôi thú thật:- Mình có nghe nhiều người ca ngợi cụ Phúc, chủ nhiệm hợp tác xã làng ta, chứ không biết thành hoàng làng là cụ.- À, có lẽ do anh là cán bộ trung ương nên mọi người tránh nói đến chuyện thờ cúng, chứ còn cụ Phúc mà anh nghe kể, chính là cụ Phúc thành hoàng làng tôi đấy.Và rồi tôi được nghe kể rất chi tiết về cuộc đời của một chủ nhiệm hợp tác xã của cả hai thời kì - bao cấp và đổi mới. Tôi chỉ xin ghi lại đây những nét chính trong vô vàn câu chuyện đẹp đẽ về cụ Phúc....Khi nông thôn chuyển sang làm ăn quy mô lớn, thì cụ Lê Văn Phúc đã làm chủ nhiệm hợp tác xã Khánh Yên được hai năm. Có điều, Khánh Yên không phải chuyển đổi gì cả, bởi vì do làm ăn phát đạt, cần mở rộng tầm hoạt động, cho nên bốn hợp tác xã của bốn thôn đã tự hợp nhất thành hợp tác xã toàn xã do cụ Phúc làm chủ nhiệm từ lâu rồi. Hồi ấy cụ Phúc đã chỉ đạo hợp tác xã lập những trang trại, chăn nuôi từ lợn đến bò sữa, cả trâu sữa nữa. Cụ lên tận tỉnh liên hệ, được cung cấp giống trâu sữa Mua ra về nhân giống và lập trại. Nhìn đàn trâu to kềnh càng, lông rậm rì, mọi người vừa thích vừa ngại. Chăn thả nó thế nào đây? Khánh Yên không bị cái dớp làm ăn manh mún, mấy nhà chăn dắt một con trâu, con bò để mỗi nhà có một đùi, nhưng cũng chưa bao giờ lập một trại cỡ lớn chuyên chăn nuôi trâu lấy sữa cả. Cụ Phúc báo với Ban Chủ nhiệm rằng cụ cần nghỉ ít ngày, rồi đi biệt một tuần lễ. Hoá ra cụ lên nông trường Mộc Châu học cách chăn nuôi đại gia súc. Về, cụ chỉ đạo Hợp tác xã dành hẳn khu vực đất cao cuối làng lập trại nuôi trâu, rồi chọn những người khoẻ khoắn, chăm chỉ vào đội chăn nuôi, lại tận dụng đất ven sông đào trồng cỏ riêng cho trâu. Giống cỏ này do cụ Phúc đem từ Sơn La về, lạ lắm – mọc dầy ken vào nhau, cao tới ngực người, lại mềm và có vị ngòn ngọt. Đàn trâu phát triển, cung cấp sữa và giống cho cả vùng. Nguồn lợi đem về từ đàn trâu nhiều chẳng kém gì lúa, nhưng ấn tượng sâu sắc nhất lại là chuyện sau buổi cầy các thợ cầy được bồi dưỡng bằng sữa tươi Mua ra! Vào những trưa hè oi ả, dưới gốc đa giữa đồng, toán thợ cầy vục bát vào xô sữa, ngửa cổ ực một hơi thứ nước đùng đục, gây gây và mát ngọt, tỉnh cả người. Rồi, họ tráng miệng bằng bát nước vối làng, cười vang với lời nói đùa: có đi sang Tây uống sữa rồi cũng phải về Khánh Yên này uống hớp nước vối nồng hơi mẹ cái hĩm! Sản xuất ngày càng phát triển lại làm nảy sinh những nỗi lo mới. Nói là lo mới, bởi vì nó khác trước lắm. Ví như trước kia lo thiếu ăn, thì nay lại lo thừa sản phẩm, không nơi tiêu thụ! Cụ Phúc nghĩ: "Cứ làm ra những cái mình cần ăn, đến khi mình đủ ăn, thì đổ đi đâu? Phải làm ra cả những cái mà thiên hạ cần, thì mới bán được!" Thế là đồng đất Khánh Yên làm chuyển mình, đón nhận những thứ nông sản xuất khẩu, như tỏi, lạc... Khốn nỗi, việc tiêu thụ cũng khó khăn vô cùng. Mà khó nhất, lại do chính những người thu mua tạo ra. Họ làm cho công ty của nhà nước, ăn lương tháng, cho nên thu mua được bao nhiêu, họ không mấy quan tâm. Mỗi lần chở hàng lên cân, bà con Khánh Yên nơm nớp lo bị đánh xuống cấp, hạ giá. Việc ấy xảy ra như cơm bữa. Lần này, cụ Phúc đưa một đoàn xe của hợp tác xã chở tỏi lên thị xã cân cho Công ty Xuất nhập khẩu nông sản. Cụ muốn trực tiếp tìm hiểu những nỗi khúc mắc của dân quê mình để xem xem có cách nào giải toả không. Đoàn xe cải tiến của Hợp tác xã chở đầy tỏi nằm ở sân Công ty đã quá trưa mà vẫn chưa có người ra cân. Cụ Phúc kiên nhẫn ngồi đợi. Dáng người lừng lững, tóc bạc râu trắng, mặt vuông da hồng, cụ nổi bật lên giữa những thanh niên dáng nhỏ nhưng săn chắc và nhanh nhẹn. Cụ ngồi lặng thinh, nét mặt đăm chiêu. Mãi gần hai giờ chiều mới có một cậu thanh niên dáng loẻo khoẻo, mắt ốc nhồi ra hất hàm:- Cân gì đấy?- Tỏi!Cụ Phúc đáp cụt lủn, đứng vùng dậy, nhìn xoáy vào mặt anh cán bộ thu mua. Anh ta chun mũi khịt khịt, rồi dịu giọng:- Mời các cụ chuyển tỏi lên hè để phân loại!Lúc này, nhân viên Công ty mới kéo ra, sao mà đông thế! Họ bảo bà con xã viên lôi các bao tải tỏi từ trên xe xuống, mở ra. Họ đến từng bao, kéo lên những túm tỏi, tung tung trên tay. Họ chụm quanh chàng thanh niên loẻo khoẻo, mắt ốc nhồi bàn bạc. Lát sau, chàng thanh niên này dõng dạc tuyên bố:- Toàn bộ là tỏi loại ba. Các cụ vào cân rồi thanh toán!Cụ Phúc đã thấy nóng mặt. Dân Khánh Yên có bao giờ làm ăn trí trá? Trước khi đóng bao tải, bà con xã viên đã cẩn thận lựa chọn kĩ càng, toàn là tỏi loại một, có lẫn củ sâu, củ lép đâu! Cụ Phúc nói giọng sang sảng:- Này chú, tỏi làng tôi không có loại hai, chỉ có loại nhất thôi, chú có cân không?- Cân sao được, toàn loại ba mà đòi loại nhất, tôi không đền được nhà nước đâu!- Chú xem lại cho kĩ, củ to, đều, chắc thế này, không thể là loại hai, chứ nói gì đến loại ba!- Mặc kệ, loại ba đấy. Không cân thì đem đi đi!- Chú có cân không thì bảo?- Loại ba!- Tôi đổ hết đi bây giờ!- Tuỳ cụ!Cụ Phúc mở to mắt nhìn trừng trừng vào đôi mắt ốc nhồi, há miệng định nói thêm một câu, rồi đột ngột ngậm miệng, mím chặt môi lại. Cụ hướng về phía bà con xã viên của mình, nói chậm rãi nhưng dứt khoát:- Đổ! Đổ xuống sông hết!Cụ băng qua sân, phăm phăm đi về hướng sông Vân Sàng. Cả đoàn người kéo các xe tỏi đùng đùng theo cụ. Mọi người có thói quen nghe lời cụ một cách tuyệt đối. Đến bờ sông, cụ hô:- Mở bao, trút hết xuống sông!Thế là ào ào, tỏi tuôn xuống, trôi trắng cả một khúc sông!Chuyện cụ Phúc đổ tỏi xuống sông nhanh chóng lan truyền, làm ầm ĩ cả tỉnh. Khánh Yên trở nên "nổi tiếng", cho nên dù bị mất một lần mấy tạ tỏi, nhưng lại tạo được cái thế với các công ty thu mua nông sản. Mỗi lần dân Khánh Yên chở tỏi, chở lạc lên, đố ai dám hoạnh hoẹ hạ cấp, giảm giá. Sang thời kì đổi mới, Cụ Phúc dẫn dắt dân làng chuyển mạnh cơ cấu nông nghiệp. Cụ hay có những chuyến đi xa. Có lần, cụ đi tận Đà Lạt, đem về giống bí ngô mà theo cụ nói, đó là loại bí ngô ngọt, có giá trị xuất khẩu cao. Con người nóng như lửa ấy lại rất tỉ mẩn. Cụ học kĩ càng cách chăm sóc loại giống bí khó tính này về dạy lại cho dân. Nào là ngắt ngọn, tỉa lá. Nào là thụ phấn đúng lúc. Nhưng có một bí quyết tưởng như rất bình thường mà lại giúp đảm bảo chất lượng bí, đó là giữ cho quả bí đều một mầu xanh, không được loang lổ những đám trắng. Cụ bảo bà con:- Bí của làng ta xuất hẳn sang Nhật. Mà cái anh Nhật này kĩ lắm, tài lắm. Chỉ nhìn thấy bí loang một mảng trắng là họ hạ cấp hoặc loại liền!Mọi người nhìn cụ, ngơ ngác. Bí ngô là loại mà dân làng này trồng khối ra, nhưng là loại quả to, không ngọt như loại bí cụ Phúc đem giống về. Nhưng dầu sao cũng là bí ngô bò trên ruộng. Quả bí lê la trên đất, phần tiếp xúc với đất bị loang mầu, làm sao tránh được? Cụ Phúc cười hồn hậu:- Có cách rồi, nhưng bà con phải chịu khó. Về cắt lấy những miếng xốp ra lót dưới quả bí, rồi mỗi tuần lật đảo một lần, quả bí được tiếp xúc đều với ánh mặt trời, sẽ không loang mầu, sẽ cho vị ngọt!Từ đấy, giống bí ngô ngọt bò loang ra khắp đồng đất Khánh Yên, cho hàng chục tấn quả. Cái anh bí này được người Nhật ưa thế, ra đến đâu họ mua tuốt đến đấy, đến nỗi phải dành dụm lắm mới có được mấy quả thắp hương Tổ tiên, bẩm báo các Cụ về sản vật mới của quê hương! Năm tháng qua đi, cụ Phúc thấy mình tuổi đã cao, sức đã yếu, cho nên xin bà con cho thôi làm chủ nhiệm hợp tác xã. Bà con nhất quyết không nghe. Lúc này, cụ bộc bạch:- Bà con tín nhiệm, tôi không dám từ nan. Vậy thì tôi chỉ xin làm nốt khoá này, để tôi trả nợ cho làng, rồi tôi nhất quyết phải nghỉ!Bà con xã viên ngớ ra: nào cụ Phúc có nợ gì làng đâu mà phải trả nợ? Thế nhưng, nhìn đôi mắt sáng đượm buồn và nét mặt đầy xúc động của cụ Phúc, mọi người hiểu rằng trong tâm khảm cụ, chắc chắn ẩn chứa những điểu uẩn khúc. Trước không khí lặng im như tờ, cụ Phúc cất giọng nhè nhẹ và trầm ấm:- Bà con có nhớ rằng làng ta có đền ông Nghè không?Đám trẻ ngơ ngác, không hiểu gì. Nhưng những bậc trung niên thì ồ lên:- Có chứ, ở ngay gần sông đào, nhưng đã bị phá rồi!- Chính tôi là người chỉ huy phá đền đấy, mọi người không nhớ sao? Tôi nợ làng món nợ ấy đấy!Ngược lại thời gian, người ta nhớ tới cái thời lâu lắm rồi, khi mà làng quê đang thực hiện phong trào phản phong triệt để. Tất cả những gì thuộc chế độ phong kiến đều phải xoá bỏ hoàn toàn. Đây vốn là làng kháng chiến, bị bom đạn tơi bời của cả hai cuộc chiến tranh, cho nên chẳng còn lưu giữ được những gì gọi là di sản phong kiến! Duy nhất có ngôi đền ông Nghè, do nằm tách khỏi làng, cho nên không bị tàn phá. Giờ đây, ngôi đền trở thành vật chứng sinh động cho chế độ phong kiến thối nát! Anh thanh niên Phúc hồi ấy làm cán bộ văn hoá, đã xăng xái chỉ huy toán thanh niên làng kéo ra phá trụi ngôi đền. Có ai biết rằng, từ sau ngày ấy, anh Phúc đã bị một nỗi dằn vặt ám ảnh suốt ngày đêm. Nhất là vào ban đêm, cứ nhắm mắt ngủ là anh thấy hiện lên bức tượng ông Nghè với đôi mắt hiền từ nhưng nghiêm nghị nhìn thẳng vào mình. Ông Nghè không quở trách nhưng ánh mắt cứ như xoáy vào tâm can anh làm cho anh phải tự hỏi mãi: "Đền ông Nghè có gì xấu? Ông Nghè là tấm gương về học hành, sao lại đập tượng ông?". Cũng từ đấy, anh thanh niên xốc nổi đổi hẳn tính nết. Anh trở nên trầm lắng, nói ít, làm nhiều... Khi trở thành chủ nhiệm hợp tác xã, thì cụ Phúc chăm lo đặc biệt đến việc học hành của dân làng. Cụ vận động nhân dân góp công của xây dựng trường học. Dân chưa giầu, nhưng nghe lời cụ, họ không tiếc của tiếc công. Cụ bảo dân tự lập một ban quản lí để thu và chi, trông coi việc xây dựng. Ngôi trường hai tầng mọc lên nhanh chóng, trở thành niềm tự hào của cả huyện Yên Khánh này. Những cháu học giỏi, cụ còn trích quỹ hợp tác xã thưởng khá hậu...Sau một hồi lặng im như chìm trong lớp bụi thời gian, cụ Phúc chợt vươn người, nói chân thành:- Thế đấy, bà con ơi! Đền là nơi thờ ông Nghè của làng ta, ông đã học hành giỏi giang, thi đỗ đạt cao, đem vinh hạnh đến cho làng, thế mà tôi lại phá đi! Tôi lúc nào cũng ôm mối nợ với dân làng, bởi vì đã phá mất nơi linh thiêng, nơi nhắc nhở con cháu phải biết chăm chỉ học hành! Có lẽ vì thế mà làng ta tuy làm ăn giỏi, nhưng cũng chỉ là giỏi giang quanh luỹ tre thôi, có mấy người đỗ đạt đâu! Tôi làm gì cũng thấy không đủ để trả món nợ ấy! Nay, tôi xin đứng ra xây lại đền, trả lại nơi tôn nghiêm cho làng!Nói sao làm vậy, cụ Phúc chạy vạy khắp nơi xin phép xây lại đền. Không ai dám cho phép, mặc dù ai cũng thấy cần khôi phục ngôi đền như khôi phục chính lòng tự hào về truyền thống hiếu học của ông cha. Một hôm, có ông Bí thư tỉnh về thăm, cụ Phúc dẫn ông đi khắp nơi - hết ra đồng lại vào xóm thăm thú cảnh làm ăn, hỏi han về đời sống của bà con nông dân. Đến cống thuỷ lợi, cụ Phúc dừng bước, chỉ tay về phía bãi đất cao ven sông đào: "Báo cáo Bí thư, dân chúng tôi sẽ xây lại đền ông Nghè ở chỗ ấy!" Ông Bí thư nheo mắt ngắm bãi đất, rồi lại bước đi. Sau buổi ấy, cụ Phúc huy động nhân dân góp công của xây đền. Cũng có người vẫn sợ cái dớp phong kiến, nên chần chừ. Cụ Phúc bảo:- Tôi đã xin phép hẳn Bí thư rồi, bà con không ngại.Nói vậy, nhưng tính qua tính lại, cụ Phúc chuyển hướng:- Thôi, ta xây câu lạc bộ văn hoá!Mọi việc nhanh chóng được khai thông. Cụ Phúc trực tiếp chỉ huy công trường. Không cần bản thiết kế, cụ bầy cho thợ xây dựng theo hình ảnh ngôi đền trong tâm trí mình. Và thế là ngôi đền mọc lên uy nghi như mọi người thấy hôm nay. Khác với những ngôi đền thông thường, ngôi đền ông Nghè có chức năng khá rộng. Nó trở thành nơi sinh hoạt câu lạc bộ của các cháu học sinh ngoan, giỏi và câu lạc bộ của các cụ gương mẫu. Trong khi đó, trên bệ thờ, vẫn nghi ngút khói hương thờ phụng ông Nghè của làng. Ngự trên ngai, tượng Ngài rủ đôi mắt hiền từ nhìn lớp người hậu thế...Thôn xóm cứ thế đi lên, nhà ngói, nhà mái bằng đã thay thế hết nhà tranh. Đường làng đổ toàn bê tông, ô tô vào tận từng ngõ. Cụ Phúc dường đã thoả tâm nguyện. Chuẩn bị đại hội xã viên, cụ dứt khoát rút khỏi danh sách đề cử vào ban chủ nhiệm mới. Cũng dịp ấy, nhà nước có chủ trương phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động để tiến tới đại hội Thi đua toàn quốc. Dân Khánh Yên háo hức kéo về cuộc họp, nhất nhất tôn vinh cụ Phúc làm Anh hùng lao động! Hồ sơ của cụ nhanh chóng được chuyển lên tỉnh. Tại đây, nó được cơ quan thường trực thi đua thẩm định. Phụ trách thẩm định là một vị chức sắc có vóc dáng loẻo khoẻo, đôi mắt ốc nhồi. Vị này nhíu mày khi nhìn thấy cái tên Khánh Yên. Chẳng phải mất công lục trong trí nhớ, hình ảnh "dòng sông tỏi" đã hiển hiện lên trong óc của vị. Cũng bởi cái đận ấy, mà vị bị "bật bãi", mất ghế trạm trưởng thu mua. Phải mất bao nhiêu năm đôn đáo chạy vạy, vị mới lấy lại được cái ghế cho mình ở Hội đồng này. Vị lẩm bẩm: "Chủ nhiệm hợp tác xã Khánh Yên à? Thôi, hãy ở yên đây nhé!". Và rồi, "xoạch", hồ sơ của cụ Phúc nằm còng queo trong góc tủ...Cơn gió đầu mùa đông thổi thốc từ phía cuối cánh đồng lên, lùa vào người khiến tôi rùng mình, kéo tôi ra khỏi dòng suy tưởng về cụ Phúc. Anh Cẩn bảo tôi rằng cụ Phúc đã thành anh hùng trong lòng người dân Khánh Yên. Trong mỗi sinh linh nơi thôn dã này đều có một ngôi đền thờ cụ. Ngay cả khi cụ đi chầu tiên tổ, cũng với cái vẻ lạ kì như huyền thoại. Hôm ấy, dàn thiên lí trước nhà cụ Phúc bỗng dưng đồng loạt trổ bông trắng ngà, toả hương thơm lừng khắp ngõ xóm. Sau khi ăn sáng, tắm rửa sạch sẽ, cụ Phúc bắc thang lên hái những bông thiên lí nõn nà. Bỗng cụ thấy lẫn trong hương hoa, một mùi trầm đậm đà lan toả. Cụ toát mồ hôi, chậm rãi leo xuống thang. Con cháu vội vàng đỡ cụ vào giường. Thế là cụ đi, nhẹ nhàng, tay vẫn cầm chùm hoa thiên lí ngát hương... Ninh Bình – Hà Nội, cuối năm 2002
VILLAGE CITADELOne quiet afternoon, I returned to Khanh Yen. In the pale afternoon, the green color of the bean fields and bamboo groves became more and more fragmented. The blue smoke drifts in the air, emitting a strong aroma of straw, gently drawing the warmth of the village into my chest. Accompanying me was Can, a commune cultural officer. Small in stature, talking or laughing, but seeing that I was absorbed in breathing the warm atmosphere of my hometown, Can also became quiet. Suddenly, Can pulled my hand, pointed towards a house, whispered:- That's Mr. Nghe's temple! Look, is that aura radiating on the roof of the temple?I watched intently. In the middle of a not-so-wide promontory beside the dug river was a temple built in the traditional style. With the curved blades and the image of two dragons admiring each other on the roof, the temple looks contemplative and sacred. From the direction we looked at, the afternoon light penetrated the border of a colorful blurred area around the roof of the temple, making the temple even more majestic! If it is said that the temple is shining, it is not wrong! I was thinking like that when Can again grabbed my hand and said slowly respectfully:- If I can worship the village god like the old people do, my villagers will worship Phuc!- Star? The village has a new lord?I was surprised that the story turned towards a seemingly legendary person who I thought had nothing to do with the temple.- Star? Don't you know Uncle Phuc?Careful asked me back, surprised. It seems to him, anyone who has stepped foot in this land of Khanh Yen must know Uncle Phuc, and must believe that Phuc is the king of his village!I confess:- I have heard many people praising Mr. Phuc, the head of our village's cooperative, but I didn't know that the village god was him.- Well, maybe because you are a central official, people avoid talking about worship, but the old Phuc that you heard about, is the old Phuc who became the king of my village.And then I was told in great detail about the life of a cooperative president of both periods - subsidy and innovation. I just want to record here the main features of countless beautiful stories about Phuc....When the countryside turned to large-scale business, Mr. Le Van Phuc had been the chairman of Khanh Yen cooperative for two years. However, Khanh Yen did not have to convert anything, because due to its prosperous business, it was necessary to expand its scope of activities, so the four cooperatives of four villages merged themselves into a whole-commune cooperative run by Mr. Phuc. Chairman for a long time. At that time, Mr. Phuc directed the cooperative to set up farms, raising from pigs to dairy cows, and even dairy buffaloes. He went to the province to contact, was provided with milk buffalo breed Buy out to breed and set up a camp. Looking at the large and bulky buffalo herd, with thick hair, people both like and shy. How to graze it? Khanh Yen has not been forced to do business with fragmentation, several families tend to have a buffalo and cow so that each family has a thigh, but they have never set up a large farm specializing in raising buffaloes for milk. Mr. Phuc informed the Board of Directors that he needed to take a few days off, then go away for a week. It turned out that he went to Moc Chau farm to learn how to raise cattle. Returning, he directed the Cooperative to dedicate a whole highland area at the end of the village to set up a buffalo farm, then select healthy, hardworking people to join the breeding team, and make use of the riverside land to dig and plant separate grass for buffaloes. This grass variety was brought back from Son La by Mr. Phuc, very strange - growing thick and thick, reaching to the chest of a person, soft and sweet in taste. Buffaloes grow, provide milk and breed for the whole region. The benefits brought from the buffalo herd are as much as rice, but the most impressive thing is the story after the ploughing session, the plowmen are nourished with fresh milk Buy! On sweltering summer afternoons, under the banyan tree in the middle of the field, the civet workers scooped their bowls into the bucket of milk, gulped down a puff of turbid water, causing and cooling the body. Then, they had dessert with a bowl of village broth, laughing with a joke: even if they go to the West to drink milk, they have to go back to Khanh Yen to take a sip of the hot, steamy hot water!Increasing production has raised new concerns. It's a new worry, because it's so different from before. For example, before worrying about lack of food, now worry about excess products, no place to consume! Phuc thought: "Just make what you need to eat, when you have enough to eat, where will you throw it? You have to make what the world needs in order to sell it!" So Khanh Yen's land changed, accepting agricultural products for export, such as garlic, peanuts... Unfortunately, the consumption was also extremely difficult. The hardest part is created by the buyers themselves. They work for a state-owned company, receive a monthly salary, so how much they can buy, they don't care much. Every time the goods are loaded on the scale, Khanh Yen's relatives worry about being beaten down and downgraded. It happened as usual. This time, Mr. Phuc brought a convoy of cooperative vehicles carrying garlic to the town to weigh for the Import-Export Company of agricultural products. I want to find out directly the problems of my hometown people to see.Is there any way to get rid of it? The cooperative's improved convoy, full of garlic, was lying in the company's yard after noon but still no one weighed it. Uncle Phuc waited patiently. With a tall figure, white hair, white beard, square face, pink skin, he stands out among young men with a small but toned and agile body. The old man sat quietly, his face thoughtful. It wasn't until almost two o'clock in the afternoon that there was a young man with a slim figure, eyes stuffed with snails, and jerked his jaw:- Weigh what?- Garlic!Mr. Phuc replied curtly, stood up, and looked intently at the purchasing officer's face. He wrinkled his nose and snorted, then softened his voice:- Invite the tools to move garlic to the summer for sorting!At this time, new company employees pulled out, why so crowded! They told the cooperative members to pull the garlic sacks from the car and open them. They came in bags, pulling up bunches of garlic, tossing them in their hands. They gathered around the lean, snail-eyed young man discussing. After a while, this young man boldly declared:- All garlic is third grade. The tools in the balance and then pay!Uncle Phuc felt hot. Have the people of Khanh Yen ever done a deceitful business? Before closing the sack, the members of the cooperative have carefully selected them, all of them are first-class garlic, mixed with deep roots and small tubers! Uncle Phuc said in a loud voice:- Hey, my village garlic doesn't have the second type, only the first type, do you weigh it?- We can't weigh it, all three but ask for the first, I can't pay the state!- Look carefully, the tubers are big, even, probably like this, can't be the second type, let alone the third!- Never mind, that's the third type. If you don't weigh it, take it away!- Do you have weight, tell me?- Type three!- I pour it all out now!- Depends!Uncle Phuc opened his eyes wide and glared at the stuffed snail's eyes, opened his mouth to say another sentence, then suddenly closed his mouth and pursed his lips. He turned towards his relatives and said slowly but firmly:- Pour! Throw it all in the river!He crossed the yard and walked towards the Van Sang river. The whole group of people pulled the garlic carts along with the old man. People have the habit of listening to the old man absolutely. Arriving at the riverbank, the old man shouted:- Open the bag, pour it all into the river!So rushing, garlic poured down, floating white a whole river!The story of Uncle Phuc pouring garlic into the river quickly spread, causing a stir in the province. Khanh Yen became "famous", so even though he lost a few kilos of garlic once, he created a position for companies that buy agricultural products. Every time Khanh Yen people carry garlic and peanuts, anyone dares to downgrade or reduce prices.In the renovation period, Uncle Phuc led the villagers to strongly change the agricultural structure. He often goes on long trips. Once, he went to Da Lat and brought back a pumpkin variety, which, according to him, is a sweet pumpkin with high export value. That person, hot as fire, is very meticulous. He carefully learned how to take care of this difficult squash variety and taught it to the people. This is cutting the tops, pruning leaves. This is pollination at the right time. But there is a seemingly simple secret that helps ensure the quality of squash, which is to keep the squash a green color, not patchy with white patches. Grandpa told his relatives:- Our village's squash is exported to Japan. But this Japanese guy is very good, very talented. Only seeing a white patch of pumpkins is that they downgraded or eliminated immediately!Everyone looked at him, bewildered. Pumpkin is the type that this villager grows, but it is a large fruit, not as sweet as the type of pumpkin that Phuc brought back. But anyway, it's a pumpkin crawling in the field. The squash is on the ground, the part in contact with the soil is stained, how can it be avoided? Uncle Phuc smiled heartily.- There is a way, but you have to work hard. About to cut out the pieces of foam under the squash, then turn it upside down once a week, the squash is evenly exposed to the sun, will not bleed, will give a sweet taste!Since then, sweet pumpkin varieties have spread all over Khanh Yen, yielding dozens of tons of fruit. This pumpkin is so popular with the Japanese, where they buy it all the way, so much so that they have to save a lot to get some incense to burn their ancestors, to report to the Elders about the new products of their homeland!After five months, Mr. Phuc saw that he was old and weak, so he asked his relatives to let him stop being the head of the cooperative. They decided not to listen. At this point, he confided:- Dear friends, I dare not say no. Then I just ask to finish this course, let me pay the debt to the village, and then I have to quit!Cooperative members were dumbfounded: what debt does Mr. Phuc owe to the village that he has to repay? However, looking at Phuc's bright eyes filled with sadness and emotional expression, everyone understands that in his heart, there are definitely hidden things. Facing the silent atmosphere, Mr. Phuc spoke softly and warmly:- Do you remember that our village has a temple of Ong Nghe?The children were dumbfounded, not understanding. But the middle-aged people shouted:- Yes, it's right next to the dugout river, but it's already destroyed!- I'm the one in charge of destroying the temple, don't you guys remember? I owe the village that debt!Going back in time, people remember a long time ago, when the village was carrying out a radical counter-insurgency movement. Everything belonging to feudalism must be completely abolished. This was originally a resistance village, damaged by bombs and bullets in both wars, so it can no longer preserve what is called the feudal heritage! There is only Ong Nghe temple, because it is separate from the village, so it was not destroyed. Now, the temple has become a living witness to the corrupt feudal system! Young Phuc at that time worked as a cultural officer and led a group of village youths to come out and destroy the temple. Does anyone know that, since that day, Mr. Phuc has been haunted by a torment day and night. Especially at night, when he closes his eyes to sleep, he sees a statue of Mr. Nghe with gentle but serious eyes looking straight at him. Mr. Nghe did not rebuke him, but his eyes seemed to swirl into his heart, making him wonder: "What's wrong with Ong Nghe's temple? Mr. Nghe is an example of learning, why smash his statue?". Since then, the young man has completely changed his personality. He became quiet, talked less, did a lot... When he became the chairman of the cooperative, Mr. Phuc took special care of the villagers' education. Instrument mobilizes people to contribute to building schools. The people are not rich, but listening to the old man, they do not regret their wealth. He told the people to set up a management board to collect and spend, to look after the construction. The two-story school grew quickly, becoming the pride of this whole Yen Khanh district. The children who study well, he also deducts the cooperative fund and rewards them well...After a while of silence, as if immersed in the dust of time, Phuc suddenly reached out and said sincerely:- That's it, folks! The temple is the place to worship Mr. Nghe of our village, he studied well, passed the exam, and brought honor to the village, but I broke it! I always hold a debt to the villagers, because I have destroyed the sacred place, which reminds children to study hard! Maybe that's why our village is good at doing business, but it's just good at hanging around the bamboo fence, only a few people pass! I can't do anything to pay that debt! Now, I would like to stand up and rebuild the temple, return the sanctuary to the village!Saying how to do that, Mr. Phuc ran around asking for permission to rebuild the temple. No one dares to allow it, although everyone feels it is necessary to restore the temple as to restore the pride of the studious tradition of the forefathers. One day, there was a Provincial Secretary to visit, Mr. Phuc took him everywhere - from the field to the village to visit the business scene, inquire about the lives of farmers. At the irrigation culvert, Mr. Phuc stopped walking, pointed at the high ground along the dug river: "Report to the Secretary, our people will rebuild Mr. Nghe's temple there!" The Secretary squinted at the ground, then walked away again. After that session, Mr. Phuc mobilized the people to contribute to the construction of the temple. Some people are still afraid of feudalism, so they hesitate. Uncle Phuc said:- I have already asked the Secretary's permission, you don't mind.Saying that, but over and over again, Mr. Phuc changed direction:- Come on, let's build a culture club!Everything was cleared up quickly. Mr. Phuc directly commanded the construction site. No blueprints needed, the builder let the builders follow the image of the temple in his mind. And so the temple sprang up as majestically as you can see it today. Unlike ordinary temples, Ong Nghe temple has a rather wide function. It became a club for good and good students and a club for exemplary grandparents. Meanwhile, on the altar, there is still smoke of incense to worship Mr. Nghe of the village. Sitting on the throne, the statue of him lowered his gentle eyes to look at posterity...The hamlet just went up, tiled houses, flat roofs have replaced all thatched cottages. The village road is filled with concrete and cars are poured into each alley. Uncle Phuc seems to have fulfilled his wish. Preparing for the congress of cooperative members, he definitely withdrew from the list of nominations to the new board of directors. On the same occasion, the State has a policy of conferring the title of Labor Hero to advance to the National Emulation Congress. People of Khanh Yen eagerly pulled back to the meeting, especially honoring Mr. Phuc as a Labor Hero! His dossier was quickly transferred to the province. Here, it is appraised by the standing body emulation. In charge of the appraisal is a dignitary with a thin body, stuffed snail eyes. This person frowned when he saw the name Khanh Yen. It doesn't take much effort in memory, the image of "garlic river" has appeared in your mind. Also because of that situation, he was "turned on the field", lost the chair of the purchasing station. It took many years of fumbling and fumbling to regain his seat on this Council. He muttered: "Chairman of Khanh Yen cooperative? Come on, stay here!" And then, "clean", Phuc's file was shackled in the corner of the cabinet...The early winter wind blew up from the end of the field, making me shiver, pulling me out of the stream of thinking about Phuc. Mr. Can told me that Mr. Phuc had become a hero in the hearts of the people of Khanh Yen. In every living being in this countryside there is a temple to worship him. Even when he went to pay homage to his ancestors, he also had a strange, legendary look. That day, the natural arrangement in front of Uncle Phuc's house suddenly bloomed ivory white flowers at the same time, emitting a fragrant aroma all over the neighborhood. After having breakfast, taking a shower, Mr. Phuc climbed a ladder to pick these beautiful flowers. Suddenly he found mixed in the scent of flowers, a deep, rich scent spread. Sweating, he slowly climbed down the stairs. The children rushed to help him get into bed. So he went, gently, still holding a bunch of fragrant heavenly lily flowers...Ninh Binh – Hanoi, late 2002
Bạn đang đọc truyện trên: ZingTruyen.Store