ZingTruyen.Store

Kiểm tra hết môn

HH

ThienMac



Đề cương ôn tập Hàng Hóa 

Lý thuyết:

Câu 1: Trình bày khái niệm và phân loại hàng hóa?

1. Khái niệm:

- Hàng hóa alf tất cả các nguyên nhiên vật liệu, thành phẩm, bán thành phẩm mà vận tải nhận để vận chuyển từ lúc nhận ở trạm gửi đến khi chuyển giao ở trạm nhận.

2. Phân loại:

- Theo nguồn gốc tạo thành:

+ Hàng hóa là sản phẩm của nông nghiệp: gạo, ngô, ngũ cốc,...

+ Hàng hóa là sản phẩm của công nghiệp: máy móc, linh kiện, thiết bị,...

- Theo ý nghĩa xã hội:

+ Hàng hóa theo yêu cầu chung của XH: lương thực thực phẩm, vải vóc,...

+ Hàng hóa theo yêu cầu cá nhân: những loại hàng cao cấp, hàng xa xỉ phẩm,...

- Theo phương pháp và kĩ thuật bảo quản:

+ Hàng bảo quản trong kho kín: là những loại hàng quý, đắt tiền, hàng dễ biến chất do ẩm ướt và điều kiện thay đổi của nhiệt độ.

+ Hàng bảo quản trong kho bán lộ thiên: gồm những hàng dễ biến chất do ẩm ướt nhưng không chịu tác động do điều kiện thay đổi của nhiệt độ.

+ Hàng bảo quản ngoài bãi: gồm những hàng không chịu ảnh hưởng của môi trường xung quanh.

- Theo tính chất của hàng hóa:

+ Hàng mau hỏng: giấy, lương thực, hoa quả,...

+ Hàng ổn định.

- Theo kỹ thuật xếp dỡ:

+ Hàng lỏng hoặc khí hóa lỏng sử dụng bơm.

+ Hàng kiện, hòm, bao, thùng, gỗ cây sử dụng cần trục với công cụ xếp dỡ.

+ Hàng rời, đổ đống sử dụng gầu ngoạm hoặc bơm kết hợp với băng chuyền.

+ Hàng siêu trường, siêu trọng sử dụng cần trục nổi.

- Theo ngành vận tải:

+ Hàng khối lượng lớn: là loại hàng có khối lượng nhiều, tương đối ổn định như than, dầu, quặng, những loại này khối lượng vận chuyển mỗi lần rất lớn, có mức xếp dỡ cao, yêu cầu vận chuyển bằng những con tàu chuyên dụng, theo hình thức khai thác tàu chuyến, gồm những dạn hàng rời đổ đống như than rời, quặng rời...

+ Hàng phổ thông: là những hàng đóng trong bao kiện, hòm,... thì vận chuyển trên tàu tổng hợp hoặc container chuyên dụng.

+ Hàng đặc biệt: là những loại hàng chuyên dụng theo từng nhóm được bảo quản và vận chuyển theo các quy tắc riêng biệt và giới hạn về nhiệt độ, độ ẩm, chế độ vệ sinh như hàng đông lạnh, hàng súc vật sống, hàng nguy hiểm.

Câu 2: Các phương pháp kiểm định hàng hóa?

1. Phương pháp cảm quan:

- Là phương pháp kiểm định hàng hóa nhờ sự kết hợp một hay nhiều giác quan của con người như: nhìn, ngửi, nếm, sờ,... mà không cần sử dụng một phương tiện máy móc nào cả.

- Bằng phương pháp này người ta có thể xác định được các đặc tính bề ngoài của hàng hóa hoặc bao bì, kích thước của từng bao bì, màu sắc, độ sạch,...của hàng hóa.

- Ưu điểm: đơn giản, phổ biến, nhanh chóng, ít hoặc không tốn kém.

- Nhược điểm: mang tính chủ quan, độ tin cậy thấp.

2. Phương pháp trong phòng thí nghiệm:

- Là phương pháp dùng máy móc thiết bị để phân tích tính chất lý hóa của hàng hóa. Trong phương pháp này, việc lấy mẫu có vai trò hết sức quan trọng, quyết định tính chính xác của kết quả phân tích.

- Ưu điểm: tính chính xác rất cao.

- Nhược điểm: tốn kém thời gian và chi phí.

3. Phương pháp hiện trường:

- Là phương pháp kiểm định hàng hóa trong điều kiện sản xuất cụ thể. Phương pháp này xác định đặc tính, khối lượng, trọng lượng hàng hóa nhằm cung cấp những số liệu cần thiết cho công tác khai thác vận tải.

Câu 3: Khái niệm và tác dụng của bao bì?

1. Khái niệm bao bì:

- Là 1 sản phẩm công nghiệp đặc biệt được dùng để bao gói và chứa đựng nhằm bảo vệ giá trị sử dụng của hàng hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo quản, vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm.

2. Tác dụng:

- Là 1 trong những phương tiện quan trọng nhất để bảo vệ hàng hóa an toàn về số lượng và chất lượng, tránh rơi vãi, mất mát, tránh va đập, tác hại của môi trường,...

- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc xếp dỡ, vận chuyển, bảo quản, tiêu dùng sản phẩm và là yếu tố góp phần nâng cao năng suất lao động.

- Là 1 trong những điều kiện để đảm bảo an toàn lao động và sức khỏe cho công nhân viên là công tác giao nhận, vận chuyển, xếp dỡ và bảo quản.

- Là 1 trong những thể hiện thông tin về hàng hóa, hướng dẫn người sử dụng hàng hóa quảng cáo hàng hóa là 1 hình thức văn minh phục vụ khách hàng và buôn bán quốc tế.

Câu 4: Phân biệt hao hụt tự nhiên và tổn thất hàng hóa?

1. Hao hụt tự nhiên:

- Là sự giảm trọng lượng hàng hóa trong quá trình vận tải do ảnh hưởng của tự nhiên, do thuộc tính của hàng hóa cũng như điều kiện kĩ thuật nằm trong một giới hạn cho phép.

- Tùy theo từng loại hàng, khoảng cách vận chuyển, số lần xếp dỡ mà lượng giảm tự nhiên khác nhau. Mức giảm này do Nhà nước quy định đối với từng phương thức vận tải một tỷ lệ nhất định.

- Nguyên nhân:

+ Giảm trọng lượng do bốc hơi: phụ thuốc và đặc tính của hàng hóa, độ bão hào hơi nước, áp suất không khí của môi trường xung quanh.

+ Giảm trọng lượng do rơi vãi: do bao bì không đảm bảo như rách, thủng, trong khi xếp dỡ bị va đập hay lắc mạnh.

- Để giảm lượng hao hụt này trong vận tải phải sử dụng hợp lý phương tiện vận chuyển, thiết bị xếp dỡ, chế độ bảo quản hợp lí.

2. Tổn thất hàng hóa:

- Là hao hụt về số lượng và chất lượng hàng hóa trogn quá trình vận tải do hàng hóa biến chất, hư hỏng, mất mát.

- Tổn thất hàng hóa khác với lượng giảm tự nhiên đó là sự vô ý thức, thiếu trách nhiệm của người làm công tác vận tải và bảo quản gây ra cho nên người vận tải, bảo quản phải chịu trách nhiệm bồi thường.

- Nguyên nhân:

+ Trong khi xếp dỡ, bảo quản không chú ý đến ký nhãn hiệu, trọng lượng một mã hàng quá sức nâng của cần trục, công cụ mang hàng không được kiểm tra trước khi sử dụng,...

+ Trong hầm tàu hàng bị nén ép, xô đẩy khi tàu chạy do xếp quá chiều cao cho phép, chèn lót không cẩn thận,...

+ Do thấm nước hoặc ẩm ướt.

+ Do ảnh hưởng của nhiệt độ cao.

+ Do ảnh hưởng của nhiệt độ thấp.

+ Do thông gió không kịp thời.

+ Do xác côn trùng, vi sinh vật có hại.

Câu 5: Trình bày phương pháp xác định khối lượng theo mớn nước của tàu (dựa vào bảng hàng)?

- Xác định khối lượng hàng theo mớn nước của tàu là phương pháp gần đúng và có sự sai số khi đo mớn nước của tàu nên chỉ sử dụng để xác định khối lượng của các loại hàng rời có giá trị không cao như than, vật liệu xây dựng (cát, đá), muối, quặng,...

- Để xác định khối lượng hàng trước hết ta phải xác định mớn nước trung bình của tàu:

= (m)

Khi có T ta xác định khối lượng hàng dựa vào bảng hàng và bằng phương pháp tính toán.

- Xác định khối lượng hàng dựa vào bảng hàng:

Q = Dc – Dd – ( qi) (T)

+ Lượng chiếm nước sau, trước khi xếp (dỡ) hàng (T).

+ q :Tổng trọng lượng nhiên liệu, cung ứng phẩm.

+ (+): nhận thêm ;(-): giảm bớt.

(Sử dụng khi có thang chia trọng tải tàu).

Câu 6: Khi nào xảy ra hiện tượng đọng sương hay còn gọi là hiện tượng "đổ mồ hôi"? Hãy giải thích hiện tượng đổ mồ hôi thân tàu và đổ mồ hôi hàng hóa trong khai thác vận tải biển?Làm cách nào để tránh hiện tượng đọng sương gây tổn thất cho hàng hóa?

- Nhiệt độ điểm sương: là nhiệt độ mà hơi nước trong không khí đạt trạng thái bão hòa.

- Nếu nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ điểm sương sẽ gây ra hiện tượng đọng sương, trong vận tải gọi là hiện tượng "đổ mồ hôi".

- Hiện tượng đổ mồ hôi thân tàu: khi tàu chạy từ vùng nhiệt đới sang vùng ôn đới thì tại vùng nhiệt đới lúc xếp hàng do nhiệt độ và độ ẩm tương đối cao nên hàng hóa và tàu chịu ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm tương đối r cao. Khi qua vùng cận nhiệt đới do không khí nóng, hơi nước trong hàng hóa bay ra, độ ẩm tuyệt đối trong hầm tàu tăng. Nhưng khi tàu vào vùng ôn đới, nhiệt độ thấp hơn, vỏ tàu trực tiếp tiếp xúc với nước biển và không khí lạnh, hơi nước tiếp xúc với kim loại trong hầm tàu dẫn đến hiện tượng đọng sương và đổ mồ hôi thân tàu.

- Mồ hôi hàng hóa (Cargo sweat): là hiện tượng có những hạt nước bám trên bề mặt hàng hóa, xảy ra khi tàu hành trình từ vùng lạnh sang những vùng có khí hậu nóng hơn.Nguyên nhân: Khi tàu chạy từ một cảng vùng lạnh đến vùng có nhiệt độ cao hơn, độ ẩm không khí lớn hơn thì nhiệt độ và độ ẩm không khí trong hầm hàng cũng sẽ tăng lên tương ứng. Tuy nhiên vì nhiệt độ của bản thân hàng hóa tăng chậm hơn so với nhiệt độ không khí trong hầm hàng nên sẽ xuất hiện tình huống nhiệt độ điểm sương không khí trong hầm cao hơn nhiệt độ của bản thân hàng hóa dẫn đến kết quả làm phát sinh mồ hôi trên bề mặt hàng hóa (gọi là mồ hôi hàng hóa).

- Để đảm bảo chất lượng hàng hóa trong kho và trong hầm tàu cần phải thông gió kịp thời nhằm ngăn ngừa hiện tượng "đổ mồ hôi". Để thông gió có 2 phương pháp:

+ Thông gió tự nhiên: phương pháp tương đối đơn giản, rẻ tiền nhưng thông gió phải đúng thời cơ thì mới có lợi, nếu thông gió tùy tiện thì ảnh hưởng xấu đến chất lượng hàng hóa.

+ Thông gió nhân tạo: dùng máy điều hòa không khí, máy hút ẩm, đơn giản nhất là dùng quạt hút, quạt đẩy.

Câu 7: Nêu tính chất của lương thực?

- Tính tự phân loại: được thể hiện khi đổ thóc, gạo, ngô,...từ trên cao xuống thì những hạt chắc rơi xuống nhanh hơn xuống trước ở giữa đống, những hạt lép ở xung quanh đống.

- Tính tản rời: phụ thuộc vào hình dáng, độ to, nhỏ, độ nhẵn bóng, lượng nước, lượng tạp chất mà có tính tản rời khác nhau. Tính tản rời được thể hiện bằng góc nghiêng tự nhiên.

- Độ rỗng: cần thiết cho việc bảo quản lương thực rời trong quá trình vận chuyển. Độ rỗng lớn không khí trong lương thực lưu thông dễ dàng, khi nóng thoát ra ngoài nên hàng hóa đảm bảo tốt, còn ngược lại, độ rỗng nhỏ thì khi nóng tích tụ, lương thực dễ bốc nóng dẫn đến thối mục.

- Tính dẫn nhiệt: lương thực dẫn nhiệt chậm.

- Tính hấp thụ, hút ẩm biến chất, hút mùi vị các chất khác, hút hơi nước nên khi lương thực bị nhiễm mùi và hiện tượng hô hấp tăng thì lương thực bị biến chất.

Câu 8: Một số yêu cầu trong bảo quản và vận chuyển lương thực?

1. Yêu cầu trong bảo quản:

- Thường xuyên kiểm tra nhiệt độ, độ ẩm, mùi vị, màu sắc, sâu mọt và côn trùng.

- Thông gió kịp thời đúng lúc để giảm nhiệt độ, độ ẩm.

- Khi lương thực đảm bảo độ khô sạch thì bảo quản tốt nhất, bịt kín nắp hầm tàu, không cần thông hơi và đảo hàng, lúc cần thiết thì bơm ít O2 đủ để bảo quản.

- Bảo quản lương thực rời ở cảng có thể bằng kho chuyên dụng hay kho thông thường với độ cao đống hàng và thời gian bảo quản theo quy định.

2. Yêu cầu khi vận chuyển:

- Điều kiện vận chuyển: lương thực phải khô, sạch.

- Do độ thủy phần của lương thực, do ảnh hưởng của môi trường bên ngoài, có thể xảy ra hiện tượng tỏa nhiệt, đổ mồ hôi và bị mốc nên hầm tàu, vật liệu đệm lót, công cụ xếp dỡ phải sạch sẽ, vô trùng, diệt chuột.

- Biện pháp an toàn khi vận chuyển: khi tàu hành trình trên biển do sóng va đập làm tàu lắc, lương thực bị dồn một bên dẫn đến mặt thoáng của lương thực không song song với mặt nước biển và rất khó trở về vị trí cũ, tàu sẽ chạy với góc nghiêng tăng dần. Để ngăn ngừa hiện tượng này, khi xếp hàng xuống tàu phải xếp đồng các hầm chính và hầm dự trữ. Nếu tàu không có hầm dự trữ thì phải đặt thêm các vách dọc = 1/3 chiều cao hầm tàu (làm giảm số lượng hàng dạt snag một bên).

- Ngoài ra theo công ước quốc tế, khi tàu chở hàng rời, mỗi khoang chứa hạt phải đổ đầy tới miệng để tránh ảnh hưởng của mặt thoáng khi tàu nghiêng. Nếu hàng đổ không đầy thì phủ ván hoặc vải bạt rồi xếp những loại hàng cùng loại lên trên để hàng không bị dịch chuyển.

Câu 9: Nêu tính chất của muối?

- Tính hút ẩm: muối tinh khiết rất ít hút ẩm nhưng do có tạp chất MgCl2, KCl, CaCl2 làm cho muối hút ẩm mạnh đến 12% trọng lượng bản thân.

- Tính hào tan: tan trong nước, độ tan phụ thuộc nhiệt độ.

- Hút mùi vị khác, dễ gây bẩn, gây ngứa.

- Dễ ăn mòn kim loại.

- Tính chất khác: tính tản rời với góc nghiêng tự nhiên khi chuyển động là 32- 45.

Câu 10: Một số yêu cầu trong bảo quản, vận chuyển và xếp dỡ muối?

1. Yêu cầu trong bảo quản:

- Muối thường được bảo quản trong kho và ngoài bãi (trong kho bảo quản muối ăn, ngoài trời bảo quản muối công nghiệp).

- Nếu bảo quản muối ở bãi thì nền bãi cao hơn nền đất xung quanh, thấp nhất là 0,15m; xung quanh có rãnh thoát nước, muối được đổ thành đống hình chóp cụt, trên phủ chiếu cói hoặc vải bạt.

- Phải chú ý cách ly với các loại hàng như kim loại, vật liệu xây dựng, thuốc lá, cá, động vật, hàng thể lỏng, hàng tỏa mùi vị đặc biệt hoặc tính hút ẩm.

- Các loại muối khác nhau phải bảo quản riêng biệt, khoảng cách từ đống muối đến nền tường kho từ 50-60 cm.

- Nền kho phải có vật liệu đệm lót.

- Chiều cao đống hàng thường từ 1,5- 2m.

2. Vận chuyển và xếp dỡ muối:

- Vận chuyển muối bằng tàu chuyên dụng là tốt nhất. Nếu không có tàu chueyen dụng mà vận chuyển bằng tàu tổng hợp thì phải làm vệ sinh hầm tàu trước khi xếp và sau khi dỡ hàng.

- Tàu vận chuyển muối phải kín, không rỉ nước, kết cấu tàu phải vững chắc, có thiết bị chống dây bẩn, có vật liệu cách ly muối với vách hầm tàu để tránh hiện tượng ăn mòn.

- Nếu là muối ăn phải tuyệt đối tuân theo điều kiện sách sẽ:

+ Công cụ xếp dỡ phải sạch sẽ, không đồng thời xếp dỡ với các loại hàng dễ dây bẩn, có tính bay bụi như than, quặng.

+ Công nhân xếp dỡ phải có phòng hộ đầy đủ.

+ Khi xếp dỡ và vận chuyển phải chú ý hiện tượng đông kết, nhất là mùa đông cho nên trước khi vận chuyển phải kiểm tra độ ẩm của muối.

Câu 11: Nêu tính chất của đường?

- Là tinh thể hình lục lăng, có vị ngọt, nóng chảy ở nhiệt độ 185-186C.

- Dễ tan trong nước, dung dịch cồn lỏng, không tan hoặc ít tan trong rượu, ete.

- Độ tan phụ thuộc vào nhiệt độ, ở 100 có thể hòa tan 487,2g đường trong 100g nước.

- Dung dịch đường có tính nhớt, nồng độ càng tăng thì tính nhớt càng tăng.

- Có tính hút ẩm.

- Có dung trọng 1,556 T/m3.

- Đường bị cháy ở nhiệt độ 160- 190.

- Tác dụng với nước thành gluco và fructo.

- Dưới tác dụng của men đường biến thành rượu.

- Có tính vón cục. Khi độ ẩm trong kho, hầm tàu là 90% và nhiệt độ là 40thì đường bắt đầu vón cục. Khi độ ẩm giảm xuống 65% tính vón cục càng tăng. Hiện tượng đóng cục là do đổ đống quá cao, xếp nhiều lớp.

- Dễ bị hút mùi vị.

Câu 12: Trình bày tính chất của than; yêu cầu bảo quản và vận chuyển than?

1. Tính chất của than:

- Tính đông kết: khi than có hàm lượng nước >5%, vận chuyển về mùa đông đi xa, bảo quản lâu ngày thì đông kết, nhất là than cám.

- Tính phân hóa: do ảnh hưởng của khí hậu. Có 2 loại phân hóa:

+ Phân hóa vật lý: do than dẫn nhiệt kém -> khi bị nóng, bề mặt ngoài của than dãn nở không đều -> nứt vỡ hoặc do hàm lượng nước trong than quá lớn -> gặp lạnh co lại -> than vỡ nát.

+ Phân hóa hóa học: chủ yếu là tác dụng với O2 trong không khí, là quá trình phân hóa các chất hữu cơ có trong than và hình thành chất mới -> làm giảm hàm lượng các chất dễ cháy trong than.

- Tính tự cháy và oxy hóa.

- Tính dễ cháy, dễ nổ: do than có S, H2, P nên ở 1 điều kiện nhất định có thể bay lên không khí tạo thành hỗn hợp khí than, với tỷ lệ nhất định nào đó gặp tia lửa sẽ nổ.

- Tính độc hại, gây ngứa.

- Than luyện dễ gây ngứa đối với người.

2. Yêu cầu bảo quản:

- Có thể bảo quản ở bãi lộ thiên, hố sâu, trong kho,.. bãi than phải đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Nền bãi có thể bằng xi măng, rải nhựa hoặc đất nện nhưng phải dễ thoát nước, có độ nghiêng nhất định, dưới nền bãi không có nguồn nhiệt đi qua (dây điện ngầm), ống dẫn nhiệt, ống dẫn nước,...

+ Bãi phải có diện tích dự trưc bằng 11/6 diện tích bãi.

+ Diện tích đống than to, nhỏ phụ thuộc vào lượng hàng, máy xếp dỡ làm việc nhưng không nên để đống to vì nhiệt khó thoát ra ngoài để tránh hiện tượng tự cháy. Chiều cao đống phụ thuộc vào loại than, thời gian bảo quản, phương pháp xếp dỡ.

+ Mặt đống than phải bằng phẳng, có độ dốc nhất định để không đọng nước, thường xuyên đo nhiệt độ đống than, nếu nhiệt độ tăng 5 / ngày hoặc t = 40 thì phải tản nhiệt cho đống than và đo nhiệt độ 2 lần/ ngày. Khi nhiệt độ = 60 thì phải dời đống than hoặc phá ngay nguồn nhiệt.

+ Bãi than phải cách xa các loại hàng khác ít nhất là 60m và phải ở cuối nguồn gió.

3. Vận chuyển than:

- Tàu vận chuyển phải đảm bảo các điều kiện:

+ Giữa hầm máy, lò hơi, hầm có nhiệt độ cao với hầm chứa than phải có vách cách nhiệt.

+ Tất cả các ống dẫn hơi, dẫn nhiệt, dẫn nước nóng đi qua hầm than phải bọc kín bằng vật liệu cách nhiệt.

+ Phải có thiết bị thông gió, miệng ống thông gió tháo lắp dễ dàng để khi khí hậu bên ngoài không tốt thì tháo ra và bịt kín.

+ Phòng ở của thuyền viên, miệng hầm dây neo, hầm dụng cụ sát hầm than phải kín, tránh bụi than bay vào.

+ Thiết bị điện, thiết bị thải nước balat đi qua hầm than phải bọc kín, trong hầm than phải có đèn an toàn, phích cắm điện phải để nơi an toàn nhất.

Câu 13: Nêu tính chất của dầu mỏ?

- Tính dễ cháy: phụ thuộc vào thành phần hóa học, nhiệt độ của dầu và oxy trong không khí. Khi bốc cháy khó dập tắt, tốc độ cháy rất nhanh.

- Tính dễ nổ: khi trong không khí có tỷ lệ hỗn hợp dầu nhất định, dưới áp suất bình thường, gặp lửa thì bùng nổ (tỷ lệ đó gọi là giới hạn nồng độ nổ). Mỗi loại dầu sản phẩm có giới hạn nổ khác nhau hoặc cùng một loại dầu sản phẩm nhưng ở trong điều kiện áp suất, nhiệt độ khác nhau thì giới hạn nổ khác nhau.

- Tính nhiễm điện: do ma sát giữa dầu với thành tàu, bể chứa, phi, ống dẫn sinh ra một cặp điện trái dấu, khi hiệu điện thế cao có thể gây ra hiện tượng phóng điện sinh lửa làm dầu bốc cháy.

- Tính bay hơi nhanh: do hợp chất của dầu hàm lượng cacbon hydro chiếm một tỷ lệ lớn nên dễ bốc hơi (sự bốc hơi phụ thuộc vào khoảng trống của bể chứa, diện tích mặt thoáng, nhiệt độ, áp suất xung quanh nên nhiệt độ bốc hơi khác nhau).

- Tính giãn nở: phụ thuộc vào nhiệt độ, khi nhiệt độ tăng thì hệ số giãn nở tăng và ngược lại.

- Tính ngộ độc: dầu và sản phẩm của dầu rất độc cho người, đặc biệt là dầu lưu hoa,s C có hàm lượng S từ 5,3- 5,4% hoặc xăng.

- Tính đông đặc: ở nhiệt độ thấp sản phẩm dầu dễ đông đặc, khi đông đặc làm giảm nhiệt độ bơm dầu, do đó để tăng tốc độ người ta phải gia nhiệt trước khi bơm.

Câu 14: Trình bày những yêu cầu khi xếp dỡ và vận chuyển dầu?

1. Yêu cầu xếp dỡ dầu:

- Dùng hệ thống để bơm dầu từ tàu vào kho. Bơm có thể ở trên bờ hoặc ở trên tàu. Khi bơm dầu phải tuân theo các yêu cầu sau:

+ Trước khi bơm nối dây tiếp đất trước, ống dẫn sau. Khi bơm xong tháo ống dẫn trước, dây tiếp đất sau.

+ Ống dẫn dầu có chiều dài phù hợp để khi thủy triều lên xuống không ảnh hưởng đến bơm.

+ Có đệm lót giữa ống dẫn dầu với nền cầu tàu.

+ Trong khi bơm dầu không mang lửa đến các hầm tàu, bể chứa và các ống dẫn.

+ Khi có sấm sét, giông tố phải ngừng bơm.

+ Bơm dầu phải theo đúng thứ tự đã vạch ở sơ đồ xếp hàng (bơm hầm giữa trước, cách một hầm bơm một hầm).

+ Có nhân viên kỹ thuật theo dõi và điều chỉnh tốc độ bơm cũng như xác định số lượng dầu bơm xuống tàu và bể chứa.

+ Cần gia nhiệt trước khi tàu vào cảng nếu như tàu chở dầu nguyên khai, dầu nặng (vì nó có độ dính lớn).

2. Yêu cầu vận chuyển dầu:

- Chuẩn bị trước khi bơm dầu xuống tàu:

+ Thải nước balat: thông thường cách cảng xếp hàng 50 hải lý phải thải.

+ Rửa hầm tàu nếu chuyến trước vận chuyển loại dầu khác, người ta bơm nước nóng, đậy kín nắp hầm tàu để một thời gian nhất định thì mở cửa hầm tàu, thông gió để thải khí dầu, dùng vòi nước xối mạnh vào vách hầm tàu, cọ sạch rồi tháo nước, lau khô.

+ Bơm dầu xuống tàu: phải có sơ đồ xếp hàng cụ thể rõ rang, trình tự bơm, loại bơm phải tính toán chính xác lượng dầu cho phép bơm xuống tàu để đảm bảo không gian, mặt thoáng trong hầm tàu ở giới hạn nở cho phép, hạn chế hiện tượng lắc ngang.

- Một số chú ý khi tàu chạy:

+ Cấm không được dùng kim loại gõ lên boong tàu.

+ Khi nhiệt độ bên ngoài cao phải phun nước lên mặt boong tàu.

+ Không đứng dưới hướng gió thổi, phải đeo mặt nạ phòng độc khi vào hầm tàu để lau chùi hoặc kiểm tra.

+ Khi tiến hành tiêu độc phải mặc bảo hộ lao động, đeo gang tay, đi ủng.

+ Khi làm việc dưới hầm tàu phải có dây an toàn để cấp cứu kịp thời khi cần thiết.

+ Không hút thuốc lá, phải tuân theo nội quy phòng cháy.

Câu 15: Trình bày tính chất của gỗ?

- Dễ hút ẩm, dễ bốc hơi nước: do chênh lệch áp suất không khí và áp suất hơi nước trong gỗ, vì thế nên người ta chỉ dùng đơn vị m3 hoặc ft3 trong giao nhận.

- Dễ bị nứt nẻ, cong vênh: nứt nẻ do khi hơi nước ở lớp ngoài bay hơi, hơi nước ở những lớp trong thấm ra, nếu hơi nước ở lớp ngoài bốc hơi quá nhanh, hơi nước ở lớp trong thấm ra không kịp thì thể tích ở lớp ngoài co lại nên bị nứt. Cong vênh xảy ra đối với gỗ xẻ, sản phẩm gỗ đồng đều nên gỗ càng dài, càng mỏng, kê không bằng phẳng thì càng cong vênh.

- Dễ bị mục nát: do vi khuẩn gây nên.

- Dễ bị mốc phá hoại: làm giảm có tính và mất mỹ quan.

- Dễ bị hà ăn: ngâm gỗ trong nước chống được mối mọt nhưng bị hà ăn, đặc biệt là trong nước mặn.

- Dễ bị cháy: đặc biệt là gỗ khô, nhiều nhựa.

- Tính cồng kềnh (dung trọng nhỏ, hệ số chất xếp lớn): là loại hàng vận chuyển một chiều, hệ số bất bình hành theo thời gian tương đối lớn.

Câu 16: Trình bày kỹ thuật xếp gỗ dưới tàu?

- Khi xếp gỗ xuống tàu người ta xếp 60 70% dưới hầm, 40 30% trên boong. Gỗ quý, đắt tiền, dỗ dán xếp trong hầm, còn lại có thể xếp trên boong.

- Phương pháp xếp gỗ trong hầm tàu:

+ Loại gỗ lớn, dài, nặng, rẻ tiền xếp dưới cùng, gỗ nhẹ, kích thước nhỏ, giá trị cao xếp trên -> nâng cao trọng tâm tàu vừa đảm bảo chất lượng gỗ.

+ Gỗ nặng, dài xếp hầm giữa, trời mưa ngừng xếp dỡ, gỗ ướt, có độ ẩm lớn xếp trogn hầm phải tạo điều kiện thông gió.

+ Xếp trong hầm thì xếp dọc theo tàu, nếu gỗ ngắn thì có thể xếp ngang, có thể xếp đứng, phải đảm bảo an toàn chạy tàu và sử dụng tốt dung tích chở hàng của tàu.

- Phương pháp xếp gỗ trên boong:

+ Chú ý ánh nắng gay gắt của mặt trời, chống quá khô -> nứt nẻ. Trước khi xếp trên boong phải kiểm tra cột trong hầm tàu, kiểm tra trạng thái biến dạng của vỏ tàu để có biện pháp gia cố thêm cột.

+ Đệm một lớp gỗ ngang hoặc hơi nghiêng để boong chịu lực và nước tốt, hai bên thành tàu có thêm cột đỡ, chiều cao phụ thuộc vào chiều cao xếp gỗ, thường cao hơn chiều cao đống 1,2m; khoảng cách các cột phụ thuộc vào chiều dài gỗ nhưng 3m, theo chiều dài cây gỗ ít nhất 2 cột.

+ Gỗ xếp trên boong phải nghiên cứu và gia cố sao cho khi tàu chạy ở trạng thái nguy hiểm có thể nhanh chóng dỡ gỗ xuống cứu tàu.

+ Xếp trên boong phải có lối đi lại cho thuyền viên bảo đảm tầm nhìn xa, tính ổn định khi tàu chạy.

- Chú ý: khi xếp trên boong với điều kiện không khí ẩm (mưa) -> tăng trọng lượng gỗ đồng thời khi tàu chạy nhiên liệu, cung ứng phẩm giảm -> trọng tâm tàu lên cao -> ảnh hưởng đến ổn định -> cần giảm trọng tâm tàu.

Câu 17: Khái niệm, phân loại hàng nguy hiểm? Cho ví dụ minh họa?

1. Khái niệm:

- Hàng nguy hiểm là những hàng trong quá trình vận chuyển xếp dỡ và bảo quản có thể phát sinh những sự cố như ăn mòn, ngộ độc, bùng nổ gây thiệt hại lớn đến con người, hủy hoại hàng hóa, phương tiện và các công trình.

2. Phân loại:

- Chất nổ: là những chất phân giải chậm ở nhiệt độ bình thường nhưng khi gặp nhiệt độ cao, bị ma sát, chấn động, bị va đập hoặc tiếp xúc với axit, kiềm thì tạo thành phản ứng mạnh đồng thời sản sinh ra một lượng khí và nhiệt lượng lớn. Do chất khí giãn nở và nhanh nên gây ra một áp suất lớn và tạo ra tiếng nổ.

VD: quặng, dầu và các sản phẩm của dầu,...

- Chất oxy hóa: là những chất khi gặp axit, bị ẩm ướt, nhiệt độ cao, ma sát, va đập hoặc tiếp xúc với chất dễ cháy thì xảy ra hiện tượng oxy hóa, phân giải -> bùng cháy, bùng nổ.

VD:than, ...

- Khí nén và khí hóa lỏng: là những chất có tỷ trọng rất nhỏ -> đựng trong bình khí nén, bình cao áp để tiện vận chuyển, bảo quản. Tính chất cảu chúng rất khác nhau: có loại hóa lỏng được, có loại không, dễ cháy, dễ nổ, khi gặp nhiệt độ cao, va đập mạnh, đặc biệt có loại gây ngộ độc.

VD: Các loại khí dễ cháy (như êtan, butan), Các loại khí không có khả năng gây cháy, không độc (như oxy, nitơ), Những chất khí có tính độc (như clo)

- Các chất tự cháy: là những chất dễ bị oxy hóa và phân giải ở nhiệt độ tương đối thấp.

VD: than, ...

- Các chất gặp nước bùng cháy: là các chất khi gặp nước hoặc bị ẩm ướt thì các phản ứng hóa học tiến hành nhanh và sinh ra khí dễ cháy, tỏa nhiệt -> có thể tự bùng cháy hoặc nổ.

VD: đất đèn (canxi cabit),...

- Các chất lỏng dễ cháy: là loại dễ bay hơi, dễ cháy, dễ nổ. Điểm bắt lửa 65.

VD: dầu, sản phẩm của dầu, bia rượu,...

- Các chất rắn dễ cháy: là những chất rắn cháy ở nhiệt độ thấp, khi gặp nhiệt, ma sát, va đập hay tiếp xúc với các chất oxy hóa có thể gây cháy mạnh hoặc gây nổ.

VD: quặng, than, gỗ, ...

- Các chất độc: là những chất dễ gây ngộ độc cho người và gia súc.

VD: quặng, than, dầu và các sản phẩm của dầu, chất phóng xạ...

- Các chất ăn mòn: là những chất khi tiếp xúc với kim loại, các chất hữu cơ, khi gặp chất dễ cháy, các chất oxy hóa có thể gây cháy và nổ. Nếu dây vào da con người hoặc gia súc gây sát thương khó chữa.

VD: hóa chất axid H2SO4, quặng, muối, phân hóa học, ...

Câu 18: Trình bãy những yêu cầu khi vận chuyển hàng gia súc, gia cầm?

- Loại xuất khẩu phải có giấy phép của cơ quan địa phương cấp. Nếu số lượng vận chuyển lớn hoặc đối với những khó nuôi, quý thì phải có nhân viên áp tải (có trường hợp còn có cả nhân viên thú y).

- Thời gian vận chuyển >12h thì chủ hàng phải chuẩn bị thức ăn cho gia súc, gia cầm theo bảng quy định.

- Ở cảng tiếp nhận gia súc để vận chuyển, phải có đủ chuồng trại để nhận tạm trong thời gian ngắn, có đủ thiết bị dụng cụ để đưa gia súc lên xuống tàu.

- Khi vận chuyển bằng tàu chuyên dụng, về mùa ẩm có thể nhốt trên boong có thành chắn song cao ít nhất 1m, về mùa rét phải nhốt trong hầm. Trên tàu phải có vật liệu làm chuồng và đảm bảo diện tích (cách làm chuồng tùy thuộc từng loại gia súc, gia cầm), còn diện tích quy định. Vật liệu, đồ dùng cho gia súc, gia cẩm chủ hàng chịu trách nhiệm.

- Trước khi cho gia súc, gia cầm xếp xuống tàu phải quét dọn hầm tàu, boong tàu, chủ hàng cung cấp đủ vật liệu làm chuồng, đệm lót, chủ hàng cùng người vận tải kiểm tra từng con nếu con nào có nhiệt độ (lợn: 40, bò: 38), mắc bệnh thì không nhận vận chuyển.

- Công cụ, thiết bị xếp dỡ để xếp dỡ súc vật xuống tàu phải sạch, trước khi cho súc vật xuống tàu phải mắc lưới an toàn, cho ăn no,...

- Vận chuyển vào mùa hè thì giữa trưa phải tìm biện pháp chống nóng trên mặt boong, trời lạnh không cho gia súc uống nước lạnh, bảo quản thức ăn tốt,...

- Khi gia súc có sự cố, mắc bệnh hay chết, chủ hàng cùng bên vận tải phải cách ly kịp thời để cứu chữa, chết vứt xuống biển.

- Khi tàu vào cảng trả hàng, thuyền trưởng phải báo cáo cho bộ phận kiểm dịch của cảng biết tình hình bệnh tật của gia súc, gia cầm.

- Khi đã vào trong cảng mời cán bộ kiểm dịch xuống kiểm tra, thuyền trưởng phải làm theo lệnh của cán bộ kiểm dịch.

- Khi đã trả hàng, nếu chuyến sau vẫn vận chuyển loại hàng đó phải vệ sinh sạch, vật liệu làm chuồng trại phải tiêu độc theo hướng dẫn của cán bộ thú y.

Câu 19: Trình bày lợi ích của vận chuyển hàng hóa bằng container?

- Đối với người có hàng- chủ hàng:

+ Bảo vệ tốt hàng hóa, giảm đến mức thấp nhất tình trạng mất cắp, hư hỏng, ẩm ướt, nhiễm bẩn.

+ Tiết kiệm chi phí bao bì, có những thứ hàng do chở bằng container giảm bớt gỗ, cát-tông đóng hàng, kiện...

+ Giảm thời gian xếp dỡ hàng.

+ Hàng được đưa từ cửa đến cửa.

- Đối với người chuyên chở:

+ Tận dụng được dung tích tàu do giảm khoảng trống trên tàu.

+ Giảm trách nhiệm về khiếu nại tổn thất hàng hóa.

+ Giúp tàu quay vòng nhanh hơn, giảm thời gian xếp dỡ ở càng.

- Đối với người giao nhận:

+ Có điều kiện sử dụng cont để làm dịch vụ thu gom, chia lẻ hàng hóa và thực hiện vận tải đa phương thức.

- Đối với XH:

+ Giảm chi phí vận tải trong toàn XH.

+ Hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật của hệ thống vận tải.

+ Tăng năng suất lao động XH.

Câu 20: Trình bày những yêu cầu cho việc chất xếp hàng trong container?

- Trong chuyên chở cont, cont và hàng hóa xếp trong đó phải chịu rất nhiều ngoại lực khác nhau, có khi từ 1 phía, có khi lực từ nhiều phía -> hàng hóa bên trong cont phải được chất xếp đúng kỹ thuật, chèn, đệm, chằng buộc chu đáo đồng thời, cont phải được xếp tốt, chắc chắn trên tàu chuyên dụng, thích hợp.

- Khi tiến hành chất xếp hàng vào cont cần lưu ý những kỹ thuật sau đây:

+ Phân bố đều hàng hóa trên mặt sàn cont nhằm tránh trọng lực tập trung ở 1 điểm làm cho mặt sàn và các đầu cạnh ngang chịu tải tại điểm đó phải hứng chịu quá mức, gây nứt gãy, cong vênh cont -> khi đóng hàng cần nắm vững và cụ thể tình trạng hàng hóa: về thể tích, trọng lượng, bao bì, đặc điểm lý hóa,... -> quyết định cách phân bổ khi hàng hóa nhiều chủng loại xếp chung một cont thì hàng nặng xếp dưới, nhẹ trên,...

+ Chèn, đệm và độn lót hàng hóa trong cont: là động tác không thể thiếu được trong chất xếp hàng. Mục đích là không cho hàng hóa tiếp xúc, va chạm gây hư hại cho nhau hoặc cho chính cont.

+ Vật liệu đem lót có thể là rơm rạ, cỏ khô, vỏ bào, tấm cót,... nhưng phải sạch sẽ, không dây bẩn, không tạo điều kiện cho côn trùng sinh sôi gây hại cho hàng hóa.

- Gia cố hàng hóa trong cont: là biện pháp khá phổ biến được áp dụng trong khoảng trống giữa các kiện hàng, giữa hàng với vách cont. Mục đích là tránh cho hàng hóa bị xê dịch, va chạm khi vận chuyển hoặc xếp dỡ.

- Gia cố có thể dùng nhiều cách:

+ Dùng trụ, cột gỗ để chống đỡ.

+ Dùng giá gỗ, chất đệm, tấm đệm, gối độn.

+ Dùng dây thừng, xích, đai nẹp hoặc lưới để buộc, giữ.

- Hạn chế và giảm bớt áp lực hoặc chấn động. Người ta dùng những vật liệu mềm dẻo, có tính đàn hồi tốt như bọt xốp, nệm, bông,... Tuy nhiên giá thành cao -> thực tế còn ít sử dụng.

- Chống hiện tượng hàng hóa bị nóng, hấp hơi vì hàng hóa đóng trong cont kín không có điều kiện kiểm tra nhiệt độ, độ ẩm -> có thể xảy ra hiện tượng đổ mồ hôi khi nhiệt độ bên ngoài cao, bên trong thấp hoặc ngược lại. Có thể sử dụng máy hút ẩm, dùng gỗ khô chèn lót để hút ẩm, ...tùy theo điều kiện cụ thể.

Bài tập:Xác định khối lượng dầu trong 1 khoang tàu, biết chiều cao khoảng trống đo được là 0,5m. Biết t khi đó là 10.


Chiều cao dầu (m)


Chiều cao khoảng trống(m)


Dung tích dầu (m3)


Số m3 dầu /1 cm


15,7


0,47


510


0,5


15,6


0,57


500


0,5


15,4


0,77


480


0,5


15,2


0.97


460


0,5


Biết tỷ trọng tương đối của dầu là: = 0,83 và độ điều chỉnh: = 1.


Tỷ trọng tương đối tiêu chuẩn ()


Độ điều chỉnh 1


0,79 : 0,7999


0,000779


0,80 : 0,8099


0,000765


0,81 : 0,8199


0,000752


0,82 : 0,8299


0,000738


0,83 : 0,8399


0,000725


Bài giải:

+ Ở bảng tra chiều cao nằm trong khoảng giữa 0,47 và 0,57.

0,47: 510m3

0,5 : ?

0,57: 500m3

+ Giữa 0,47 và 0,57 : 10m.

+ Số đo thay đổi 0,10m thì thể tích dầu thay đổi: 510 – 500 = 10 (m3)

+ Số đo thay đổi 0,07m (0,57 – 0,5 = 0,07) thì thể tích dầu thay đổi:

0,10m : (510 – 500) = 10 (m3)

0,07m : x =?

ð X = = 7 (m3)

+ Vậy chiều cao khoảng trống là 0,5m thì thể tích dầu thay đổi là:

V = Vbảng + V = 500 + 7 = 507 (m3)

+ Nhiệt độ thấp thì tỷ trọng cao nên (+).

= + d

d = (20 10) x 0,000725 = 0,00725

= 0,83 + 0,00725 = 0,83725

ð Vậy khối lượng dầu: Q = V x = 507 x 0,83725 = 424,48575 (tấn)

Bạn đang đọc truyện trên: ZingTruyen.Store