ZingTruyen.Store

Image Mtvptbv

Các nội dung quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường 

- Khái niệm, mục tiêu cơ bản của quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường - Các nội dung quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường (Luật BVMT 2014)

+ Xây dựng, ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, ban hành hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường;

+ Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách, chương trình, đề án, quy hoạch, kế hoạch về bảo vệ môi trường. 

 + Tổ chức, xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc; định kỳ đánh giá hiện trạng môi trường, dự báo diễn biến môi trường.

+ Xây dựng, thẩm định và phê duyệt quy hoạch bảo vệ môi trường; thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược; thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường và kiểm tra, xác nhận các công trình bảo vệ môi trường, tổ chức xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường.

+ Chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học; quản lý chất thải, kiểm soát ô nhiễm; cải thiện và phục hồi môi trường.

+ Cấp, gia hạn, thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận về môi trường.

+ Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường, thanh | tra trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, giải quyết khiếu nại, tố cáo về bảo vệ môi trường, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.

+ Đào tạo nhân lực khoa học và quản lý môi trường; giáo dục, tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về bảo vệ môi trường.

+ Tổ chức nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. | 10) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và đánh giá việc thực hiện ngân sách nhà nước cho các hoạt động bảo vệ môi trường.

+ Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

* Để quản lý hiệu quả môi trường, nhà nước cần phải có những công cụ Tuản lý:

+ Công cụ pháp lý 

+ Công cụ kinh tế 

+Công cụ kỹ thuật 

+ Công cụ truyền thông

Bạn đang đọc truyện trên: ZingTruyen.Store