Hoi Quang Phan Chieu Cam Hung Lich Su
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 22/SL - CTN vào ngày 18 tháng 2 năm 1946 cho công chức và toàn thể người lao động được nghỉ ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch nhằm tổ chức các hoạt động Giỗ tổ Hùng Vương cũng như tưởng nhớ công lao dựng nước của các vua Hùng. Ngày Giỗ tổ Hùng Vương đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ Cộng hoà, nhân dân đổ xô đến các địa điểm tâm linh cùng sự hào hứng cao ngút trời. Đường phố Hội An vốn đã đông nay càng đông hơn, các ngôi chùa đã quá tải do du khách từ khắp nơi đổ về, dưới gốc cây cổ thụ nghìn năm tuổi là hàng dài người xếp hàng chờ thắp nén hương cho các cố nhân. Phía xa xa vọng lại tiếng hò, tiếng đồng dao cùng tiếng cười nói vui vẻ của trẻ con khi tham gia các trò chơi dân gian. Dường như bầu không khí của những năm tháng xưa cũ đã sống lại trước mắt tôi nhưng vẫn có chút đổi thay theo dòng chảy thời đại.
"Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày Giỗ tổ mồng mười tháng ba
Khắp miền truyền mãi câu ca
Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm" Khoảnh khắc lá cờ đỏ sao vàng tung bay dưới ánh nắng vàng ươm, bài hát "Tiến Quân Ca" cất lên, tôi bỗng cảm thấy một chút đượm buồn. Thực lòng mà nói, tồn tại 1400 năm dưới thời phong kiến và từng là quan thần trong triều đình, mọi thứ hiện tại thật sự quá xa lạ. 1400 năm cơ mà... đâu dễ gì thay đổi được góc nhìn. Dưới thời phong kiến, vua là người đứng đầu đất nước, là bậc quân vương tối cao. Tôi sinh ra và lớn lên cùng tư tưởng đó nên sống trong một chế độ không có vua... tôi chẳng biết phải diễn tả thế nào nữa.
- Haizz... mình thật sự không còn bắt kịp thời đại nữa rồi.
Dù sao đó cũng là một phần lịch sử. Dù dưới chế độ nào, chỉ mong các nguyên thủ đứng đầu sẽ giúp đất nước ta giàu mạnh, nhân dân ấm no và sánh ngang với các cường quốc năm châu. Không biết có nên gọi là may mắn không nữa? Cuộc đời dài đằng đẵng đã cho phép tôi được chứng kiến mọi thăng trầm của lịch sử để rồi giờ đây, tôi đang sống trong thời khắc chuyển mình của nước nhà.
Hôm nay tôi dậy rất sớm, thực ra là do bị gọi dậy rất sớm. Chẳng rõ là mấy giờ, chỉ biết lúc mở mắt ra, nắng còn chưa rọi vào gian phòng nên hiện tại tôi đang mang nét mặt bơ phờ đứng giữa dòng người tấp nập. Nhiều lúc tôi tự hỏi, tại sao người đời thường thắp hương vào buổi sáng mà không phải buổi chiều hay buổi tối? Có một số quan niệm dân gian cho rằng, các vị thần thường dùng bữa sớm nên dân chúng mới thắp hương vào sáng sớm nhưng cái người được tôn sùng là Thần Mặt Trăng vẫn ngủ quá giờ trưa đấy thôi. Giả sử tôi là một vị thần thực sự, nhất định tôi sẽ đặt ra điều lệ thắp hương vào đêm muộn để không ai có thể làm phiền tôi vào sáng sớm.
- Bắc Phonggg!!!
Những suy nghĩ vu vơ trong đầu bị ngắt quãng khi tiếng gọi quen thuộc cất lên. Hướng mắt về phía xa, Nam Phương đang chạy đến chỗ tôi, em vẫy tay rồi nở cười toả nắng.
- Để anh phải đợi rồi.
- Không lâu lắm, chỉ là tí nữa ngủ quên thôi.
- Hmmm... cũng may chưa ngất giữa đường. Mà thôi, anh ăn kem đi, em vừa mua đấy.
Vừa nói Nam Phương vừa bóc cây kem mát lạnh ra rồi đưa cho tôi. Nhìn đăm chiêu vào cây kem sữa dừa truyền thống mà trẻ con cực kì yêu thích, cảm giác hoài niệm bỗng ùa về. Tôi vẫn nhớ ngày trước mình đã từng ăn tận 4 - 5 cái mỗi ngày để giải toả cái nóng như lửa đốt của Hội An. Một phần do mới từ phương tây về chưa thích ứng được thời tiết, một phần do quá nhớ hương vị dân dã của quê nhà.
- Ngon không?
Nam Phương hỏi.
- Ngon.
- Thế anh ăn nữa không?
- Không.
- Ơ?! Miệng bảo ngon nhưng hỏi ăn tiếp không thì lại bảo không?
- Hehe.
- Anh nhiều lúc khó hiểu thật đấy!
Tôi không đáp lại mà chỉ nhìn em, miệng khẽ mỉm cười rồi từ từ hướng mắt về phía Chùa Cầu phía xa. Nắng sớm đã rọi lên mái hiên ngôi chùa làm nổi bật lên nét trầm mặc, nhuốm màu xưa cũ. Cũng nhanh quá nhỉ? Mới ngày nào các thương nhân người Nhật hợp tác xây dựng ngôi chùa mà hiện tại Chùa Cầu đã ngót nghét 300 tuổi. Chùa Cầu dài khoảng 18 mét bắt ngang qua một nhánh dòng sông Thu Bồn. Cấu trúc chùa với phần trên là nhà, phần dưới là cầu, được xây dựng phần lớn bằng gỗ đặt trên các trụ đá kiên cố. Nổi bật nhất là cặp linh khuyển được đặt ngay đầu cầu, phía tây là cặp khỉ đá trong khi phía đông là cặp chó đá. Cạnh tượng linh cầu khắc một câu đối về câu chuyện trấn yểm long mạch nổi tiếng đất Hội:
"Thiên cẩu song tinh an trấn thổ
Tử vi lưỡng tỉnh định khôn thân."
Bên cạnh đó, mái che được thiết kế cầu kỳ đã phần nào chịu tác động của thời gian vô tình tạo lên sự cổ kính, hoài niệm gợi nhớ về miền kí ức xưa cũ. Vì được người Nhật xây dựng vào thế kỉ 17 nên người xưa thường gọi ngôi chùa là cầu Nhật Bản. Phải đến năm Vĩnh Thịnh thứ 13 (1719), chúa Nguyễn Phúc Chu đến Hội An và đặt tên cho ngôi chùa là "Lai Viễn Kiều" hay "Cầu đón khách phương xa". Kể từ đó, tấm biển chạm nổi 3 chữ hán "Lai Viễn Kiều" được treo tại cổng chính cho đến tận ngày nay.
Xếp hàng một khoảng thời gian khá lâu mới đến lượt chúng tôi vào thắp hương. Khoảnh khắc vừa đặt chân lên nền gỗ bạc màu, tôi thoáng cảm thấy một chút hụt hẫng. Chùa Cầu đã thay đổi khá nhiều so với thời mới khánh thành. Ngôi chùa ban đầu mang thuần kiến trúc Nhật Bản. Trải qua các cuộc trùng tu lớn nhỏ sau mỗi 50 năm, các kiến trúc Nhật dần được thay thế bằng kiến trúc thuần Việt xen lẫn một chút Trung Hoa. Không chỉ có mỗi kiến trúc Nhật, Trung, Việt mà Chùa Cầu còn chịu ảnh hưởng ít nhiều từ văn hoá phương tây nên không ngoa khi nói, ngôi chùa 300 tuổi này chính là nơi giao thoa của các nền văn hoá rực rỡ nhất thế giới.
- Đến lượt chúng ta thắp hương rồi kìa.
Nam Phương nói trong khi đang châm hương. Làn khói nghi ngút bay lên làm cay xè đôi mắt đồng thời che mờ bức tượng Bắc Đế Trấn Vũ phía trước. Tôi nhìn đăm chiêu vào bức tượng, miệng lẩm bẩm:
- Đây là phương nam chứ có phải phương bắc đâu.
Nói xong, tôi liền bẻ quá nửa cây nhang mà Nam Phương vừa đưa cho mình rồi mới cắm vào bát nhàng tràn ngập hương khói.
- Sao anh lại bẻ nhang?
Thấy vậy, Nam Phương cất tiếng hỏi.
- Tư thù cá nhân thôi.
- Ủa?! Anh quen ông ấy à?
- Là Huyền Vũ chứ ai.
- Hả?
- Trước đây anh từng hỏi ông về việc làm sao để thoát khỏi kiếp sống bất tử. Em biết gì không? Ông ấy chỉ cười và bảo anh tự tìm hiểu đi...
Chững lại giữa chừng, mặt cúi gằm xuống dưới, miệng thở dài một tiếng, tôi mới nói tiếp:
- Haizz... từ lúc đấy đến giờ đã 1000 năm rồi!
Khác với những ngôi chùa khác, Chùa Cầu không thờ Phật mà thờ Bắc Đế Trấn Vũ. Tôi từng gặp ông vào khoảng những năm cuối thời nhà Đinh, lúc đó ông hiện lên trong hình dạng con rùa khổng lồ được quấn quanh bởi con rắn màu đen, là hình dạng Huyền Vũ - một trong Tứ Tượng. Cũng có lần ông hiện hình là một người to lớn cao tận 10 thước, nét mặt oai phong lẫm liệt, khoác trên mình bộ giáp vàng cùng đai lưng ngọc được bao quanh bởi hào quang chỉ xuất hiện ở các vị thần. Chân đạp lên cặp rùa, rắn màu đen, tay cầm thanh gươm khổng lồ. Khi ông xuất hiện, cả bầu trời tối sầm lại, sấm sét đánh xuống xé toạc không gian để rồi khi dân chúng ngước mắt lên chỉ thấy một bàn chân khổng lồ. Có rất nhiều ghi chép về sự kiện năm ấy và các lí giải về cặp rùa, rắn cũng vậy. Nổi bật nhất là 2 luồng ý kiến: thứ nhất, rắn và rùa là thiên tướng của Thiên Đình đi theo phò tá Bắc Đế. Thứ 2, rùa rắn là hiện thân của điềm xấu chuyên gây hại cho bách tính nên ông đã đánh bại và chà đạp chúng dưới chân mình. Tuy vậy, hình tượng rùa và rắn đã xuất hiện từ thời thượng cổ bên cạnh các Thánh Thú như: Chu Tước, Thanh Long, Bạch Hổ nên rùa rắn hay Huyền Vũ mới là hình tượng thật của ông và hình dáng con người mãi sau này mới xuất hiện. Đó là những hiểu biết ít ỏi của tôi về Bắc Đế Trấn Vũ, thực tế các câu chuyện sử thi kì ảo về ông còn rất nhiều mà tôi không thể chứng kiến hết được hoặc chưa tìm đọc đến. Tôi cũng thắc mắc một điều rằng, liệu bây giờ tôi gặp lại ông, ông có thể trả lời cho câu hỏi đã khiến tôi trăn trở suốt nghìn năm qua?
Lúc chúng tôi rời khỏi Chùa Cầu, nhân dân và du khách đến càng lúc càng đông, chẳng mấy chốc đã xếp hàng chật kín 2 ven sông.
- Đông thật nhỉ?
Nhìn đăm chiêu về phía đó, tôi nói.
- Nay Giỗ tổ mà, đền thờ nào chẳng chật kín người.
- Giỗ tổ à? Nghĩ lại thì đây là lần đầu tiên anh đi Giỗ tổ đấy.
- Hả? Lần đầu tiên á? Thế suốt nghìn năm qua anh làm gì vào ngày này?
- À, phải nói là Quốc lễ đầu tiên mới đúng.
- Ủa em tưởng Giỗ tổ lúc nào chẳng là Quốc lễ?
- Không, không phải đâu.
Nghe tôi nói vậy, Nam Phương không đáp lại mà em chỉ nhìn tôi bằng ánh mắt ngạc nhiên như đang đợi lời giải thích.
- Từ thuở xưa, dân ta đã có tập tục thờ cúng các Vua Hùng vào ngày 11 tháng 3 âm lịch hằng năm. Cứ đến ngày này, vua chúa, quan lại và nhân dân từ khắp nơi đều đổ về Đền Hùng cúng bái và bày tỏ lòng biết ơn đến bậc tổ tiên nhưng tất cả chỉ dừng lại ở tín ngưỡng dân gian mà thôi.
- ...
- Phải đến năm Khải Định thứ 2 (1917) tức 29 năm về trước, vua Khải Định ban hành công văn chính thức công nhận Giỗ tổ Hùng Vương là ngày Quốc lễ. Có một chút thay đổi nhỏ là ngày Giỗ tổ mới được tổ chức vào ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch, sớm hơn 1 ngày so với trước đây.
- Ồ, em không biết luôn đấy.
- Vì Giỗ tổ đã in sâu vào tiềm thức mỗi người con đất Việt. Nhắc đến Giỗ tổ, ai cũng đinh ninh là ngày quan trọng của đất nước nên không phải ai cũng biết đến câu chuyện này, trừ người của thế cũ ra.
Đằng sau mỗi ngày kỉ niệm, mỗi vị thần được người đời tôn thờ hay mỗi một công trình thế kỉ đều ẩn chứa câu chuyện riêng mà càng tìm hiểu sâu, ta càng thấy tín ngưỡng dân gian sâu sắc đến nhường nào. Vừa nãy khi nhìn vào bức tượng Bắc Đế Trấn Vũ, trong đầu tôi hiện ra hàng loạt câu chuyện sử thi cùng những điều tôi từng trải qua trong quá khứ. Và khi nhớ về ngày Giỗ tổ Hùng Vương, sâu trong trái tim tôi dâng trào cảm xúc về một thời đã xa bên cạnh lòng biết ơn, tưởng nhớ về các bậc tổ tiên.
À đúng rồi, đằng sau Chùa Cầu cũng có một truyền thuyết mà nhỉ? Nhìn vào hình bóng phản chiếu của mình dưới lòng sông rồi từ từ đưa mắt sang Chùa Cầu, tôi cất giọng nhỏ nhẹ:
- Nam Phương này, em nhìn thấy Chùa Cầu đúng không?
- Vâng, có chuyện gì à?
- Chùa Cầu thực chất được xây để trấn yểm một con yêu quái khổng lồ.
- Gì cơ? Anh đừng doạ em.
- Thật!! Mà không biết ông ấy có đang thức không?
Nói xong, tôi bước đến ngồi xổm bên bờ sông rồi bắt đầu gọi:
- Cù đại nhân!! Là tôi đây.
- ...
- Cù đại nhân... Cù đại nhân...
Gọi như thế một hồi nhưng chẳng có lời hồi đáp, tôi mới đứng dậy thở dài một tiếng. Chắc giờ ông ta vẫn đang chìm vào giấc ngủ sâu kéo dài đến cả trăm năm.
- Đừng gọi nữa, em sợ yêu quái lắm!
Nam Phương.
- Thế em nhìn anh xem anh có bình thường không?
- Anh thì khác.
- Haizzz... chắc ông ấy vẫn đang ngủ.
- Mà "ông ấy" là yêu quái gì thế?
- Là một con cá trê khổng lồ. Đầu ở Nhật Bản, đuôi ở Ấn Độ, sống lưng vắt ngang qua Hội An.
- Hả?? To khiếp thế á?
- Thế mới gọi là yêu quái chứ.
Tương truyền từ thuở xa xưa, đại dương xuất hiện một con thuỷ quái khổng lồ trải dài khắp cả phương đông. Người Việt thường gọi nó là con Cù, người Nhật gọi là Mamamu, người Trung gọi là Câu Long. Mỗi lần nó trở mình, tai hoạ thiên nhiên sẽ ập xuống khiến Nhật Bản chịu động đất kinh thiên động địa còn Hội An sẽ ngập trong lũ lụt làm ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống nhân dân. Vì vậy, vào những năm đầu thế kỉ 17, người Nhật đã cho xây cây cầu tượng trưng cho thanh kiếm chắn ngang lưng con yêu quái nhằm không cho nó trở mình. Đến lần trùng tu đầu tiên, người Minh Hương đã lập đền thờ Bắc Đế tiếp tục trấn yểm con thuỷ quái ngủ yên dưới lòng sông. Kể từ đó đời sống của các thương nhân thuận lợi, dân chúng được yên bình và các đất nước chịu ảnh hưởng đều thoát khỏi các thảm hoạ thiên tai nhưng đôi lúc con thuỷ quái vẫn tìm cách trở mình kéo theo vô số tai hoạ ập đến, chỉ là tác động không còn khủng khiếp như xưa mà thôi.
- Đợi đã!!!
Nghe đến đây, nét mặt Nam Phương khẽ thay đổi. Em quay sang nhìn tôi rồi nói:
- Anh biết con yêu quái trở mình sẽ có tai hoạ, vậy sao anh vẫn gọi nó lên?
- Thì bạn cũ mấy trăm năm không gặp rồi mà.
Nam Phương gần như chết đứng khi nghe câu nói của tôi, em đứng chống nạnh và nhìn chằm chằm tôi bằng ánh mắt có phần bất lực. Tôi có thể thấy một chút hờn dỗi hiện hữu trong ánh mắt đấy. Trông thật đáng yêu làm sao! Tôi khẽ mỉm cười nhưng nụ cười chợt tắt ngay lập tức khi sự chú ý đổ dồn về phía dòng sông. Mặt nước tĩnh lặng bỗng rung chuyển, tôi bắt đầu hay có gì đó sai sai.
- Này này, đừng có trở mình!!!
Nhìn về phía dòng sông, tôi hét lớn khiến mọi ánh nhìn xung quanh đồng loạt đổ dồn về phía này.
- Đi ngủ tiếp đi.
Tôi nói tiếp.
- Anh gọi người ta dậy xong bảo người ta ngủ tiếp đi là sao?
- Cứ coi như là tư thù cá nhân đi.
- Lại tư thù cá nhân? Rốt cuộc anh thù dai đến mức nào thế?
Chúng tôi rơi vào khoảng lặng ngắn ngủi rồi cùng nhau bật cười. Bên cạnh những câu chuyện trên trời dưới biển thì đôi khi chỉ cần vài câu nói vô tri cũng đủ thay đổi cả bầu không khí. Đứng bên bờ sông một lúc bỗng có một giọng nói cất lên từ phía sau:
- Nam Phương đấy à?
Quay mặt lại trong vô thức, đó là một người phụ nữ đã trạc 50 tuổi, hình như là người quen của Nam Phương thì phải.
- Ơ!! Cô Mười??
- Ôi trời, giờ nhìn con lớn quá nhỉ?
- Vâng, con 17 tuổi rồi mà. Cô về từ bao giờ thế?
- À cô về chiều qua.
Chững lại vài giây, cô Mười liếc mắt về phía tôi rồi lại nhìn Nam Phương đang tươi cười và nói:
- Mới ngày nào cô còn bế mày mà giờ đã lấy chồng rồi à?
- Hả?
Tôi thốt lên một tiếng còn em hơi đỏ mặt vì ngại nhưng ngay sau đó, Nam Phương lại nở nụ cười rồi đáp:
- Cô nhìn bọn con giống vợ chồng lắm ạ?
- Thế không phải hả?
- Hehe...
Em không phủ nhận mà chỉ cười ẩn ý. Nghĩ lại nhìn chúng tôi hiện tại nếu nói là một cặp uyên ương cũng đúng. Cả 2 đứa đều khoác trên mình bộ Việt Phục mua trong lần ra Hà Nội. Nhật Bình màu đỏ, Đối Khâm màu lam, hợp nhau đến kì lạ. Đã vậy đi đâu cũng đi cùng nhau, cùng nói, cùng cười nên ai nhìn vào đều nghĩ chúng tôi là một đôi và xa hơn là một cặp vợ chồng mới cưới.
- Cô mới mua được cái máy ảnh, để cô chụp cho 2 đứa 1 tấm nhé!
Cô Mười cất tiếng để rồi kỉ niệm của buổi sáng hôm ấy được lữu giữ lại trong tấm ảnh trắng đen nhưng chỉ có 2 đứa biết, bức ảnh đó rực rỡ đến nhường nào.
Đến gần giờ trưa, cây cổ thụ nghìn năm vẫn chật kín người qua lại, bát nhang đặt trước cặp mộ cũ đã kín đến mức không thể cắm thêm được nén hương nào nữa. Tôi đứng dưới tán lá đón cơn gió nhè nhẹ thoáng qua thổi mái tóc bay phấp phới. Hoa đã nở rực rỡ trên từng tán lá xum xuê hoạ lên cảnh tượng tôi chưa từng thấy trước đây. Nếu như cây cổ thụ là hiện thân của người đó thì tại sao đến tận bây giờ mới nở hoa. Liệu ngày người trở về bên tôi sắp đến rồi ư?
- Anh đang nghĩ gì thế?
Giọng nói ngọt ngào cất lên cắt ngang mạch suy nghĩ buồn rười rượi, tôi ngước mắt nhìn về người con gái đứng kế bên.
- Về những chuyện đã qua.
- Câu chuyện à? Anh vừa nói mỗi thứ trên đời đều có câu chuyện phía sau. Vậy... câu chuyện của cái cây này là gì?
- Toàn là kí ức đau thương mà thôi.
- Thế anh có thể chia sẻ những kí ức đấy cho em được không?
Một thoáng tĩnh lặng lại bao chùm 2 đứa mặc dù nhịp sống xung quanh vẫn tiếp diễn. Tôi ngước mắt lên phía trên còn Nam Phương hơi cúi xuống vì ngượng.
- Có những chuyện không nên biết thì sẽ tố....
- Không!!
Tiếng "không" cất lên khi tôi chưa kịp nói hết câu, Nam Phương đang nhìn chằm chằm vào tôi, ánh mắt em hiện lên một sự kiên định kì lạ.
- Anh luôn kể về những chuyện trên dưới biển còn em lại muốn nghe câu chuyện về anh.
- ...
- Em muốn nhìn sâu hơn vào tâm trí anh và em muốn hiểu hơn về anh...
Dường như Nam Phương định nói gì đó nhưng lại khựng lại giữa chừng. Đôi mắt mở to nhìn tôi không chớp, nét mặt hơi trùng xuống. Sau vài giây, em mới nói tiếp:
- Chỉ có thế thôi.
••••• To Be Countinued •••••
"Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày Giỗ tổ mồng mười tháng ba
Khắp miền truyền mãi câu ca
Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm" Khoảnh khắc lá cờ đỏ sao vàng tung bay dưới ánh nắng vàng ươm, bài hát "Tiến Quân Ca" cất lên, tôi bỗng cảm thấy một chút đượm buồn. Thực lòng mà nói, tồn tại 1400 năm dưới thời phong kiến và từng là quan thần trong triều đình, mọi thứ hiện tại thật sự quá xa lạ. 1400 năm cơ mà... đâu dễ gì thay đổi được góc nhìn. Dưới thời phong kiến, vua là người đứng đầu đất nước, là bậc quân vương tối cao. Tôi sinh ra và lớn lên cùng tư tưởng đó nên sống trong một chế độ không có vua... tôi chẳng biết phải diễn tả thế nào nữa.
- Haizz... mình thật sự không còn bắt kịp thời đại nữa rồi.
Dù sao đó cũng là một phần lịch sử. Dù dưới chế độ nào, chỉ mong các nguyên thủ đứng đầu sẽ giúp đất nước ta giàu mạnh, nhân dân ấm no và sánh ngang với các cường quốc năm châu. Không biết có nên gọi là may mắn không nữa? Cuộc đời dài đằng đẵng đã cho phép tôi được chứng kiến mọi thăng trầm của lịch sử để rồi giờ đây, tôi đang sống trong thời khắc chuyển mình của nước nhà.
Hôm nay tôi dậy rất sớm, thực ra là do bị gọi dậy rất sớm. Chẳng rõ là mấy giờ, chỉ biết lúc mở mắt ra, nắng còn chưa rọi vào gian phòng nên hiện tại tôi đang mang nét mặt bơ phờ đứng giữa dòng người tấp nập. Nhiều lúc tôi tự hỏi, tại sao người đời thường thắp hương vào buổi sáng mà không phải buổi chiều hay buổi tối? Có một số quan niệm dân gian cho rằng, các vị thần thường dùng bữa sớm nên dân chúng mới thắp hương vào sáng sớm nhưng cái người được tôn sùng là Thần Mặt Trăng vẫn ngủ quá giờ trưa đấy thôi. Giả sử tôi là một vị thần thực sự, nhất định tôi sẽ đặt ra điều lệ thắp hương vào đêm muộn để không ai có thể làm phiền tôi vào sáng sớm.
- Bắc Phonggg!!!
Những suy nghĩ vu vơ trong đầu bị ngắt quãng khi tiếng gọi quen thuộc cất lên. Hướng mắt về phía xa, Nam Phương đang chạy đến chỗ tôi, em vẫy tay rồi nở cười toả nắng.
- Để anh phải đợi rồi.
- Không lâu lắm, chỉ là tí nữa ngủ quên thôi.
- Hmmm... cũng may chưa ngất giữa đường. Mà thôi, anh ăn kem đi, em vừa mua đấy.
Vừa nói Nam Phương vừa bóc cây kem mát lạnh ra rồi đưa cho tôi. Nhìn đăm chiêu vào cây kem sữa dừa truyền thống mà trẻ con cực kì yêu thích, cảm giác hoài niệm bỗng ùa về. Tôi vẫn nhớ ngày trước mình đã từng ăn tận 4 - 5 cái mỗi ngày để giải toả cái nóng như lửa đốt của Hội An. Một phần do mới từ phương tây về chưa thích ứng được thời tiết, một phần do quá nhớ hương vị dân dã của quê nhà.
- Ngon không?
Nam Phương hỏi.
- Ngon.
- Thế anh ăn nữa không?
- Không.
- Ơ?! Miệng bảo ngon nhưng hỏi ăn tiếp không thì lại bảo không?
- Hehe.
- Anh nhiều lúc khó hiểu thật đấy!
Tôi không đáp lại mà chỉ nhìn em, miệng khẽ mỉm cười rồi từ từ hướng mắt về phía Chùa Cầu phía xa. Nắng sớm đã rọi lên mái hiên ngôi chùa làm nổi bật lên nét trầm mặc, nhuốm màu xưa cũ. Cũng nhanh quá nhỉ? Mới ngày nào các thương nhân người Nhật hợp tác xây dựng ngôi chùa mà hiện tại Chùa Cầu đã ngót nghét 300 tuổi. Chùa Cầu dài khoảng 18 mét bắt ngang qua một nhánh dòng sông Thu Bồn. Cấu trúc chùa với phần trên là nhà, phần dưới là cầu, được xây dựng phần lớn bằng gỗ đặt trên các trụ đá kiên cố. Nổi bật nhất là cặp linh khuyển được đặt ngay đầu cầu, phía tây là cặp khỉ đá trong khi phía đông là cặp chó đá. Cạnh tượng linh cầu khắc một câu đối về câu chuyện trấn yểm long mạch nổi tiếng đất Hội:
"Thiên cẩu song tinh an trấn thổ
Tử vi lưỡng tỉnh định khôn thân."
Bên cạnh đó, mái che được thiết kế cầu kỳ đã phần nào chịu tác động của thời gian vô tình tạo lên sự cổ kính, hoài niệm gợi nhớ về miền kí ức xưa cũ. Vì được người Nhật xây dựng vào thế kỉ 17 nên người xưa thường gọi ngôi chùa là cầu Nhật Bản. Phải đến năm Vĩnh Thịnh thứ 13 (1719), chúa Nguyễn Phúc Chu đến Hội An và đặt tên cho ngôi chùa là "Lai Viễn Kiều" hay "Cầu đón khách phương xa". Kể từ đó, tấm biển chạm nổi 3 chữ hán "Lai Viễn Kiều" được treo tại cổng chính cho đến tận ngày nay.
Xếp hàng một khoảng thời gian khá lâu mới đến lượt chúng tôi vào thắp hương. Khoảnh khắc vừa đặt chân lên nền gỗ bạc màu, tôi thoáng cảm thấy một chút hụt hẫng. Chùa Cầu đã thay đổi khá nhiều so với thời mới khánh thành. Ngôi chùa ban đầu mang thuần kiến trúc Nhật Bản. Trải qua các cuộc trùng tu lớn nhỏ sau mỗi 50 năm, các kiến trúc Nhật dần được thay thế bằng kiến trúc thuần Việt xen lẫn một chút Trung Hoa. Không chỉ có mỗi kiến trúc Nhật, Trung, Việt mà Chùa Cầu còn chịu ảnh hưởng ít nhiều từ văn hoá phương tây nên không ngoa khi nói, ngôi chùa 300 tuổi này chính là nơi giao thoa của các nền văn hoá rực rỡ nhất thế giới.
- Đến lượt chúng ta thắp hương rồi kìa.
Nam Phương nói trong khi đang châm hương. Làn khói nghi ngút bay lên làm cay xè đôi mắt đồng thời che mờ bức tượng Bắc Đế Trấn Vũ phía trước. Tôi nhìn đăm chiêu vào bức tượng, miệng lẩm bẩm:
- Đây là phương nam chứ có phải phương bắc đâu.
Nói xong, tôi liền bẻ quá nửa cây nhang mà Nam Phương vừa đưa cho mình rồi mới cắm vào bát nhàng tràn ngập hương khói.
- Sao anh lại bẻ nhang?
Thấy vậy, Nam Phương cất tiếng hỏi.
- Tư thù cá nhân thôi.
- Ủa?! Anh quen ông ấy à?
- Là Huyền Vũ chứ ai.
- Hả?
- Trước đây anh từng hỏi ông về việc làm sao để thoát khỏi kiếp sống bất tử. Em biết gì không? Ông ấy chỉ cười và bảo anh tự tìm hiểu đi...
Chững lại giữa chừng, mặt cúi gằm xuống dưới, miệng thở dài một tiếng, tôi mới nói tiếp:
- Haizz... từ lúc đấy đến giờ đã 1000 năm rồi!
Khác với những ngôi chùa khác, Chùa Cầu không thờ Phật mà thờ Bắc Đế Trấn Vũ. Tôi từng gặp ông vào khoảng những năm cuối thời nhà Đinh, lúc đó ông hiện lên trong hình dạng con rùa khổng lồ được quấn quanh bởi con rắn màu đen, là hình dạng Huyền Vũ - một trong Tứ Tượng. Cũng có lần ông hiện hình là một người to lớn cao tận 10 thước, nét mặt oai phong lẫm liệt, khoác trên mình bộ giáp vàng cùng đai lưng ngọc được bao quanh bởi hào quang chỉ xuất hiện ở các vị thần. Chân đạp lên cặp rùa, rắn màu đen, tay cầm thanh gươm khổng lồ. Khi ông xuất hiện, cả bầu trời tối sầm lại, sấm sét đánh xuống xé toạc không gian để rồi khi dân chúng ngước mắt lên chỉ thấy một bàn chân khổng lồ. Có rất nhiều ghi chép về sự kiện năm ấy và các lí giải về cặp rùa, rắn cũng vậy. Nổi bật nhất là 2 luồng ý kiến: thứ nhất, rắn và rùa là thiên tướng của Thiên Đình đi theo phò tá Bắc Đế. Thứ 2, rùa rắn là hiện thân của điềm xấu chuyên gây hại cho bách tính nên ông đã đánh bại và chà đạp chúng dưới chân mình. Tuy vậy, hình tượng rùa và rắn đã xuất hiện từ thời thượng cổ bên cạnh các Thánh Thú như: Chu Tước, Thanh Long, Bạch Hổ nên rùa rắn hay Huyền Vũ mới là hình tượng thật của ông và hình dáng con người mãi sau này mới xuất hiện. Đó là những hiểu biết ít ỏi của tôi về Bắc Đế Trấn Vũ, thực tế các câu chuyện sử thi kì ảo về ông còn rất nhiều mà tôi không thể chứng kiến hết được hoặc chưa tìm đọc đến. Tôi cũng thắc mắc một điều rằng, liệu bây giờ tôi gặp lại ông, ông có thể trả lời cho câu hỏi đã khiến tôi trăn trở suốt nghìn năm qua?
Lúc chúng tôi rời khỏi Chùa Cầu, nhân dân và du khách đến càng lúc càng đông, chẳng mấy chốc đã xếp hàng chật kín 2 ven sông.
- Đông thật nhỉ?
Nhìn đăm chiêu về phía đó, tôi nói.
- Nay Giỗ tổ mà, đền thờ nào chẳng chật kín người.
- Giỗ tổ à? Nghĩ lại thì đây là lần đầu tiên anh đi Giỗ tổ đấy.
- Hả? Lần đầu tiên á? Thế suốt nghìn năm qua anh làm gì vào ngày này?
- À, phải nói là Quốc lễ đầu tiên mới đúng.
- Ủa em tưởng Giỗ tổ lúc nào chẳng là Quốc lễ?
- Không, không phải đâu.
Nghe tôi nói vậy, Nam Phương không đáp lại mà em chỉ nhìn tôi bằng ánh mắt ngạc nhiên như đang đợi lời giải thích.
- Từ thuở xưa, dân ta đã có tập tục thờ cúng các Vua Hùng vào ngày 11 tháng 3 âm lịch hằng năm. Cứ đến ngày này, vua chúa, quan lại và nhân dân từ khắp nơi đều đổ về Đền Hùng cúng bái và bày tỏ lòng biết ơn đến bậc tổ tiên nhưng tất cả chỉ dừng lại ở tín ngưỡng dân gian mà thôi.
- ...
- Phải đến năm Khải Định thứ 2 (1917) tức 29 năm về trước, vua Khải Định ban hành công văn chính thức công nhận Giỗ tổ Hùng Vương là ngày Quốc lễ. Có một chút thay đổi nhỏ là ngày Giỗ tổ mới được tổ chức vào ngày mồng 10 tháng 3 âm lịch, sớm hơn 1 ngày so với trước đây.
- Ồ, em không biết luôn đấy.
- Vì Giỗ tổ đã in sâu vào tiềm thức mỗi người con đất Việt. Nhắc đến Giỗ tổ, ai cũng đinh ninh là ngày quan trọng của đất nước nên không phải ai cũng biết đến câu chuyện này, trừ người của thế cũ ra.
Đằng sau mỗi ngày kỉ niệm, mỗi vị thần được người đời tôn thờ hay mỗi một công trình thế kỉ đều ẩn chứa câu chuyện riêng mà càng tìm hiểu sâu, ta càng thấy tín ngưỡng dân gian sâu sắc đến nhường nào. Vừa nãy khi nhìn vào bức tượng Bắc Đế Trấn Vũ, trong đầu tôi hiện ra hàng loạt câu chuyện sử thi cùng những điều tôi từng trải qua trong quá khứ. Và khi nhớ về ngày Giỗ tổ Hùng Vương, sâu trong trái tim tôi dâng trào cảm xúc về một thời đã xa bên cạnh lòng biết ơn, tưởng nhớ về các bậc tổ tiên.
À đúng rồi, đằng sau Chùa Cầu cũng có một truyền thuyết mà nhỉ? Nhìn vào hình bóng phản chiếu của mình dưới lòng sông rồi từ từ đưa mắt sang Chùa Cầu, tôi cất giọng nhỏ nhẹ:
- Nam Phương này, em nhìn thấy Chùa Cầu đúng không?
- Vâng, có chuyện gì à?
- Chùa Cầu thực chất được xây để trấn yểm một con yêu quái khổng lồ.
- Gì cơ? Anh đừng doạ em.
- Thật!! Mà không biết ông ấy có đang thức không?
Nói xong, tôi bước đến ngồi xổm bên bờ sông rồi bắt đầu gọi:
- Cù đại nhân!! Là tôi đây.
- ...
- Cù đại nhân... Cù đại nhân...
Gọi như thế một hồi nhưng chẳng có lời hồi đáp, tôi mới đứng dậy thở dài một tiếng. Chắc giờ ông ta vẫn đang chìm vào giấc ngủ sâu kéo dài đến cả trăm năm.
- Đừng gọi nữa, em sợ yêu quái lắm!
Nam Phương.
- Thế em nhìn anh xem anh có bình thường không?
- Anh thì khác.
- Haizzz... chắc ông ấy vẫn đang ngủ.
- Mà "ông ấy" là yêu quái gì thế?
- Là một con cá trê khổng lồ. Đầu ở Nhật Bản, đuôi ở Ấn Độ, sống lưng vắt ngang qua Hội An.
- Hả?? To khiếp thế á?
- Thế mới gọi là yêu quái chứ.
Tương truyền từ thuở xa xưa, đại dương xuất hiện một con thuỷ quái khổng lồ trải dài khắp cả phương đông. Người Việt thường gọi nó là con Cù, người Nhật gọi là Mamamu, người Trung gọi là Câu Long. Mỗi lần nó trở mình, tai hoạ thiên nhiên sẽ ập xuống khiến Nhật Bản chịu động đất kinh thiên động địa còn Hội An sẽ ngập trong lũ lụt làm ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống nhân dân. Vì vậy, vào những năm đầu thế kỉ 17, người Nhật đã cho xây cây cầu tượng trưng cho thanh kiếm chắn ngang lưng con yêu quái nhằm không cho nó trở mình. Đến lần trùng tu đầu tiên, người Minh Hương đã lập đền thờ Bắc Đế tiếp tục trấn yểm con thuỷ quái ngủ yên dưới lòng sông. Kể từ đó đời sống của các thương nhân thuận lợi, dân chúng được yên bình và các đất nước chịu ảnh hưởng đều thoát khỏi các thảm hoạ thiên tai nhưng đôi lúc con thuỷ quái vẫn tìm cách trở mình kéo theo vô số tai hoạ ập đến, chỉ là tác động không còn khủng khiếp như xưa mà thôi.
- Đợi đã!!!
Nghe đến đây, nét mặt Nam Phương khẽ thay đổi. Em quay sang nhìn tôi rồi nói:
- Anh biết con yêu quái trở mình sẽ có tai hoạ, vậy sao anh vẫn gọi nó lên?
- Thì bạn cũ mấy trăm năm không gặp rồi mà.
Nam Phương gần như chết đứng khi nghe câu nói của tôi, em đứng chống nạnh và nhìn chằm chằm tôi bằng ánh mắt có phần bất lực. Tôi có thể thấy một chút hờn dỗi hiện hữu trong ánh mắt đấy. Trông thật đáng yêu làm sao! Tôi khẽ mỉm cười nhưng nụ cười chợt tắt ngay lập tức khi sự chú ý đổ dồn về phía dòng sông. Mặt nước tĩnh lặng bỗng rung chuyển, tôi bắt đầu hay có gì đó sai sai.
- Này này, đừng có trở mình!!!
Nhìn về phía dòng sông, tôi hét lớn khiến mọi ánh nhìn xung quanh đồng loạt đổ dồn về phía này.
- Đi ngủ tiếp đi.
Tôi nói tiếp.
- Anh gọi người ta dậy xong bảo người ta ngủ tiếp đi là sao?
- Cứ coi như là tư thù cá nhân đi.
- Lại tư thù cá nhân? Rốt cuộc anh thù dai đến mức nào thế?
Chúng tôi rơi vào khoảng lặng ngắn ngủi rồi cùng nhau bật cười. Bên cạnh những câu chuyện trên trời dưới biển thì đôi khi chỉ cần vài câu nói vô tri cũng đủ thay đổi cả bầu không khí. Đứng bên bờ sông một lúc bỗng có một giọng nói cất lên từ phía sau:
- Nam Phương đấy à?
Quay mặt lại trong vô thức, đó là một người phụ nữ đã trạc 50 tuổi, hình như là người quen của Nam Phương thì phải.
- Ơ!! Cô Mười??
- Ôi trời, giờ nhìn con lớn quá nhỉ?
- Vâng, con 17 tuổi rồi mà. Cô về từ bao giờ thế?
- À cô về chiều qua.
Chững lại vài giây, cô Mười liếc mắt về phía tôi rồi lại nhìn Nam Phương đang tươi cười và nói:
- Mới ngày nào cô còn bế mày mà giờ đã lấy chồng rồi à?
- Hả?
Tôi thốt lên một tiếng còn em hơi đỏ mặt vì ngại nhưng ngay sau đó, Nam Phương lại nở nụ cười rồi đáp:
- Cô nhìn bọn con giống vợ chồng lắm ạ?
- Thế không phải hả?
- Hehe...
Em không phủ nhận mà chỉ cười ẩn ý. Nghĩ lại nhìn chúng tôi hiện tại nếu nói là một cặp uyên ương cũng đúng. Cả 2 đứa đều khoác trên mình bộ Việt Phục mua trong lần ra Hà Nội. Nhật Bình màu đỏ, Đối Khâm màu lam, hợp nhau đến kì lạ. Đã vậy đi đâu cũng đi cùng nhau, cùng nói, cùng cười nên ai nhìn vào đều nghĩ chúng tôi là một đôi và xa hơn là một cặp vợ chồng mới cưới.
- Cô mới mua được cái máy ảnh, để cô chụp cho 2 đứa 1 tấm nhé!
Cô Mười cất tiếng để rồi kỉ niệm của buổi sáng hôm ấy được lữu giữ lại trong tấm ảnh trắng đen nhưng chỉ có 2 đứa biết, bức ảnh đó rực rỡ đến nhường nào.
Đến gần giờ trưa, cây cổ thụ nghìn năm vẫn chật kín người qua lại, bát nhang đặt trước cặp mộ cũ đã kín đến mức không thể cắm thêm được nén hương nào nữa. Tôi đứng dưới tán lá đón cơn gió nhè nhẹ thoáng qua thổi mái tóc bay phấp phới. Hoa đã nở rực rỡ trên từng tán lá xum xuê hoạ lên cảnh tượng tôi chưa từng thấy trước đây. Nếu như cây cổ thụ là hiện thân của người đó thì tại sao đến tận bây giờ mới nở hoa. Liệu ngày người trở về bên tôi sắp đến rồi ư?
- Anh đang nghĩ gì thế?
Giọng nói ngọt ngào cất lên cắt ngang mạch suy nghĩ buồn rười rượi, tôi ngước mắt nhìn về người con gái đứng kế bên.
- Về những chuyện đã qua.
- Câu chuyện à? Anh vừa nói mỗi thứ trên đời đều có câu chuyện phía sau. Vậy... câu chuyện của cái cây này là gì?
- Toàn là kí ức đau thương mà thôi.
- Thế anh có thể chia sẻ những kí ức đấy cho em được không?
Một thoáng tĩnh lặng lại bao chùm 2 đứa mặc dù nhịp sống xung quanh vẫn tiếp diễn. Tôi ngước mắt lên phía trên còn Nam Phương hơi cúi xuống vì ngượng.
- Có những chuyện không nên biết thì sẽ tố....
- Không!!
Tiếng "không" cất lên khi tôi chưa kịp nói hết câu, Nam Phương đang nhìn chằm chằm vào tôi, ánh mắt em hiện lên một sự kiên định kì lạ.
- Anh luôn kể về những chuyện trên dưới biển còn em lại muốn nghe câu chuyện về anh.
- ...
- Em muốn nhìn sâu hơn vào tâm trí anh và em muốn hiểu hơn về anh...
Dường như Nam Phương định nói gì đó nhưng lại khựng lại giữa chừng. Đôi mắt mở to nhìn tôi không chớp, nét mặt hơi trùng xuống. Sau vài giây, em mới nói tiếp:
- Chỉ có thế thôi.
••••• To Be Countinued •••••
Bạn đang đọc truyện trên: ZingTruyen.Store