Hoang Son Duy Thuan Khong The Goi Ten
Màu trời đục ngầu. Như trực muốn mưa mà chỉ có thể nặng nề ôm hết bụi bẩn trên quốc lộ vào làn hơi sương sà xuống thấp đầu người. Mấy cây bàng ven đường đã trụi sạch lá. Thi thoảng còn vài chiếc khô giòn bay cuộn lên lẫn vào bụi đường bụi đất. Trong mờ mịt không biết của sương hay của bụi, dáng hình cậu thanh niên gầy gò bước tới. Đôi dép tổ ong rách lỗ chỗ chỉ đủ lê lết đôi chân đen nhẻm. Cậu ngơ ngác đứng ngoài bến xe dáo dác nhìn vào đám đông hỗn loạn bên trong. Mấy tay xe ôm thường nhìn thấy khách là đon đả chạy đến mời gọi, nom dáng vẻ nhếch nhác ấy cũng chẳng buồn mời một tiếng, dửng dưng ngồi xỉa răng trên yên xe.- Sơn! Sơn! Ở đây.Đó là tiếng gọi của Lĩnh, thằng bạn nối khố của cậu, bên cạnh là Kiệt và Hào. Sơn vội vã chạy đến chỗ các bạn mình. Bốn người bọn họ đều là thanh niên vừa tròn 18 tuổi trong làng. Ở cái huyện nghèo nàn của một tỉnh Tây Bắc này, ngoại trừ những người lớn tuổi cắm cuốc xuống đất trồng trọt nương rẫy coi như tạm đủ tự nuôi lấy cái miệng, thì hầu hết người trẻ đều chỉ học hành cho gọi là biết chữ, sau đó thoát ly làm công nhân hoặc phiêu bạt mưu sinh nơi những thành phố lớn. Bốn cậu thanh niên cũng vậy. Mấy thứ lý tưởng cao cả như học hành cho thành tài rồi trở về xây dựng phát triển quê hương đều trở thành sáo rỗng khi đối mặt với hiện thực phũ phàng.Nhất là với những đứa trẻ như Sơn. Mà từ khi biết được điều này thì cậu đã nhận ra mình chẳng còn ai trên cuộc đời này để bám víu. Bố mẹ ly hôn khi Sơn mới 5 tuổi. Sau đó bố đi phiêu bạt từ Bắc chí Nam, Sơn ở nhà cùng bà nội ốm đau. Cậu không biết bố làm nghề gì... Đó là câu hỏi cậu muốn né tránh nhất thời đi học. "Mẹ em làm gì? Dạ em không sống với mẹ. Vậy bố em làm gì? Dạ em không biết." Thế đấy! Nhưng Sơn cũng lờ mờ đoán được, công việc bố làm có vẻ không hợp pháp. Ông thường lén lút về nhà vào những đêm khuya bất chợt, dúi vào tay Sơn nếu cậu thức hoặc có khi chỉ kịp dém cọc tiền dày cộm xuống dưới gối hai bà cháu nằm rồi lại vội vàng lẫn khuất vào màn đêm hoang hoải. Những cọc tiền ấy có thể là nhiều, nhưng cũng có thể chẳng là bao so với 9 tháng, 10 tháng biệt tăm biệt tích. Cậu đã từng cố gắng học hành thật tử tế, muốn kiếm lấy một cái nghề rồi hai bà cháu nương tựa vào nhau yên bình sống qua ngày, thôi không trông mong vào những cọc tiền bất ngờ xuất hiện trong đêm của bố nữa. Nhưng có lẽ vì mòn mỏi chờ đợi hoài một bình yên viển vông, bà nội cũng đau ốm mà rời khỏi thế gian. 14 tuổi, cậu bé Sơn một mình lo tang ma cho bà. Bố cũng không về lần nào nữa, mặc cho có những đêm bóng lưng cô đơn của đứa trẻ đã chờ đợi đến sáng. Hai tháng trước, bố trở về nhà, không hề lén lút, không hề vội vã. Bố về trong hình hài không còn là một cơ thể sống. Hóa ra trong suốt từng ấy năm không liên lạc, ông đã bị bắt trong một lần mua bán ma túy không trót lọt, nhận án tử hình. Sơn chẳng hề biết gì. Khi thi hành án xong, người ta không chịu trách nhiệm giam giữ một cái xác nữa, cậu mới được gặp lại bố và ấy cũng là lần gặp cuối cùng trong đời. Đến ngày hôm nay, sau khi cúng nốt 49 ngày cho bố, cậu bé... khi này đã là cậu thanh niên, cũng khăn gói bỏ lại quê hương, bỏ lại mồ mả những người thân, bỏ lại tất cả mà thật ra là chẳng còn gì, bắt đầu chuyến hành trình đơn độc của cuộc đời...- Mấy đứa kia lên xe nhanh để còn đi nào.
Tiếng anh phụ xe giục giã. Bốn người vội vã nhét mình vào trong xe khách.- Chật rồi, thằng cuối cùng xuống đi, chờ chuyến sau.Thằng cuối cùng ấy là Sơn.- Chú cho nó lên được không chú? Bọn cháu đi Hà Nội, đứa đi trước đứa đi sau sợ lạc nhau không biết đâu mà tìm.Lĩnh nài nỉ. Nó là đứa nhanh mồm nhanh miệng, lanh lẹ tháo vát. Nó biết hoàn cảnh Sơn như vậy, nhưng chẳng hề gì, Lĩnh vẫn coi Sơn là bạn thân.- Mày xuống cho nó lên thì xuống. Xe thêm ba đứa mày là quá thừa rồi, tí nữa ra đến đường lớn công an nó giữ lại vì chở quá số người quy định có mà chết tao.- Thôi, tao đi xe sau cũng được Lĩnh ạ. Đến nơi trước thì đứng tại bến đợi tao nhé.Sơn lên tiếng giải vây. Cậu biết đời mình mấy khi suôn sẻ cái gì đâu. Cánh cửa trước mắt đóng sập lại, xe lăn bánh. Sơn ngồi đợi đâu đó 15 phút nữa, thì có một chiếc khác đến. Yên vị trên ghế, nhìn cảnh vật của nơi gọi là quê hương cứ vội vàng lướt qua trước mắt mình, Sơn cảm nhận được có lẽ cuộc đời mình đã rẽ hướng từ đây. Rẽ sang một con đường chỉ có sương mờ giăng trước mặt và cậu độc hành, mò mẫm bước đi.Sơn bị đánh thức khỏi giấc ngủ chập chờn trên xe bởi những tiếng xôn xao. Cậu mở mắt, nhìn quanh. Xe vẫn chưa thoát khỏi con đường đèo âm u. Hành khách vẫn đông như lúc xe rời khỏi bến. Cậu nghe loáng thoáng người ta xì xào về chiếc xe phía trước gặp tai nạn.- Xe đằng trước va chạm với xe đầu kéo, nát bấy. Khổ thật đấy, biển nhà mình mày ạ.
Ông chú trung niên ngồi cạnh nói cho Sơn biết. Cậu ngớ ra, vội vàng rời khỏi chỗ, chạy về phía đầu xe nhìn cho rõ.- Chú ơi! Xe nào vậy chú, xe đi Hà Nội trước mình hả chú? – Sơn run rẩy hỏi dồn tài xế.- Làm cái gì đấy? Về chỗ nhanh, có biết đang đổ đèo không, muốn chết hả?- Bạn cháu ngồi xe trước... Cho cháu xuống. Cháu phải xem bạn cháu như thế nào...- Gớm nữa trông thế kia thì sống gì nữa, còn xác là may.Xe lướt qua hiện trường kinh hoàng của vụ tai nạn. Qua cửa kính xe, mọi người chỉ thấy một đống sắt vụn bẹp dí mang biển số quen thuộc của quê hương họ. Sơn như sụp xuống khi thấy chiếc giày Lĩnh khoe mới mua hôm kia để xuống Hà Nội cho đỡ "quê" rách nát lẫn lộn bụi đường máu thịt nằm trên đất.- Có xuống không thằng kia?Tài xế hỏi, nhưng Sơn không thể trả lời lại. Cậu không nghe thấy gì nữa. Đợi mãi mà không thấy Sơn trả lời, tài xế bực bội chẹp miệng chạy xe tiếp. Sơn lết về chỗ của mình, người đàn ông bên cạnh hỏi cậu có sao không. Sơn lắc đầu, chỉ lặng lẽ dựa vào cửa kính.Bánh xe cứ lăn, dẫn theo những con người nhỏ bé quê mùa thoát khỏi đường đèo quanh co. Trên xe, hành khách dường như cũng cố xóa đi kí ức kinh hoàng vừa qua bằng giấc ngủ mệt nhoài. Hàng ghế gần cuối, có cậu trai lặng lẽ chống cằm nhìn ra cửa sổ. Nước mắt cứ lăn mãi trên gương mặt nhỏ nhắn. Cậu lấy tay ấn chặt môi để không phát ra từng tiếng nức toác gào thét. Tận cùng của cô độc là gì? Hơn cả cô độc là gì? Có lẽ là thế này. Là không chỉ người thân bỏ lại cậu. Mà kể cả những người xa lạ có chút quen thân, những người tồn tại như một minh chứng rằng cậu cũng từng có quê hương, từng sống ở đó với mẹ, bà nội và bố, cũng cứ thế mà kết thúc số phận nghiệt ngã đau đớn trước mặt cậu. Cuộc đời này rồi sẽ mãi là một kế hoạch dang dở, bị xé toạc những trang dự định bởi những cái chết cứ lần lượt nối tiếp nhau. Hoặc có thể định mệnh đã đặt vào tay Sơn một quyền sống không thể thoái thác, sống một cách cô độc dằn vặt suốt đời...
Tiếng anh phụ xe giục giã. Bốn người vội vã nhét mình vào trong xe khách.- Chật rồi, thằng cuối cùng xuống đi, chờ chuyến sau.Thằng cuối cùng ấy là Sơn.- Chú cho nó lên được không chú? Bọn cháu đi Hà Nội, đứa đi trước đứa đi sau sợ lạc nhau không biết đâu mà tìm.Lĩnh nài nỉ. Nó là đứa nhanh mồm nhanh miệng, lanh lẹ tháo vát. Nó biết hoàn cảnh Sơn như vậy, nhưng chẳng hề gì, Lĩnh vẫn coi Sơn là bạn thân.- Mày xuống cho nó lên thì xuống. Xe thêm ba đứa mày là quá thừa rồi, tí nữa ra đến đường lớn công an nó giữ lại vì chở quá số người quy định có mà chết tao.- Thôi, tao đi xe sau cũng được Lĩnh ạ. Đến nơi trước thì đứng tại bến đợi tao nhé.Sơn lên tiếng giải vây. Cậu biết đời mình mấy khi suôn sẻ cái gì đâu. Cánh cửa trước mắt đóng sập lại, xe lăn bánh. Sơn ngồi đợi đâu đó 15 phút nữa, thì có một chiếc khác đến. Yên vị trên ghế, nhìn cảnh vật của nơi gọi là quê hương cứ vội vàng lướt qua trước mắt mình, Sơn cảm nhận được có lẽ cuộc đời mình đã rẽ hướng từ đây. Rẽ sang một con đường chỉ có sương mờ giăng trước mặt và cậu độc hành, mò mẫm bước đi.Sơn bị đánh thức khỏi giấc ngủ chập chờn trên xe bởi những tiếng xôn xao. Cậu mở mắt, nhìn quanh. Xe vẫn chưa thoát khỏi con đường đèo âm u. Hành khách vẫn đông như lúc xe rời khỏi bến. Cậu nghe loáng thoáng người ta xì xào về chiếc xe phía trước gặp tai nạn.- Xe đằng trước va chạm với xe đầu kéo, nát bấy. Khổ thật đấy, biển nhà mình mày ạ.
Ông chú trung niên ngồi cạnh nói cho Sơn biết. Cậu ngớ ra, vội vàng rời khỏi chỗ, chạy về phía đầu xe nhìn cho rõ.- Chú ơi! Xe nào vậy chú, xe đi Hà Nội trước mình hả chú? – Sơn run rẩy hỏi dồn tài xế.- Làm cái gì đấy? Về chỗ nhanh, có biết đang đổ đèo không, muốn chết hả?- Bạn cháu ngồi xe trước... Cho cháu xuống. Cháu phải xem bạn cháu như thế nào...- Gớm nữa trông thế kia thì sống gì nữa, còn xác là may.Xe lướt qua hiện trường kinh hoàng của vụ tai nạn. Qua cửa kính xe, mọi người chỉ thấy một đống sắt vụn bẹp dí mang biển số quen thuộc của quê hương họ. Sơn như sụp xuống khi thấy chiếc giày Lĩnh khoe mới mua hôm kia để xuống Hà Nội cho đỡ "quê" rách nát lẫn lộn bụi đường máu thịt nằm trên đất.- Có xuống không thằng kia?Tài xế hỏi, nhưng Sơn không thể trả lời lại. Cậu không nghe thấy gì nữa. Đợi mãi mà không thấy Sơn trả lời, tài xế bực bội chẹp miệng chạy xe tiếp. Sơn lết về chỗ của mình, người đàn ông bên cạnh hỏi cậu có sao không. Sơn lắc đầu, chỉ lặng lẽ dựa vào cửa kính.Bánh xe cứ lăn, dẫn theo những con người nhỏ bé quê mùa thoát khỏi đường đèo quanh co. Trên xe, hành khách dường như cũng cố xóa đi kí ức kinh hoàng vừa qua bằng giấc ngủ mệt nhoài. Hàng ghế gần cuối, có cậu trai lặng lẽ chống cằm nhìn ra cửa sổ. Nước mắt cứ lăn mãi trên gương mặt nhỏ nhắn. Cậu lấy tay ấn chặt môi để không phát ra từng tiếng nức toác gào thét. Tận cùng của cô độc là gì? Hơn cả cô độc là gì? Có lẽ là thế này. Là không chỉ người thân bỏ lại cậu. Mà kể cả những người xa lạ có chút quen thân, những người tồn tại như một minh chứng rằng cậu cũng từng có quê hương, từng sống ở đó với mẹ, bà nội và bố, cũng cứ thế mà kết thúc số phận nghiệt ngã đau đớn trước mặt cậu. Cuộc đời này rồi sẽ mãi là một kế hoạch dang dở, bị xé toạc những trang dự định bởi những cái chết cứ lần lượt nối tiếp nhau. Hoặc có thể định mệnh đã đặt vào tay Sơn một quyền sống không thể thoái thác, sống một cách cô độc dằn vặt suốt đời...
Bạn đang đọc truyện trên: ZingTruyen.Store