ZingTruyen.Store

Gl Tu Viet Toi Thay Lua

Hy vọng thật quan trọng,
bởi vì nó khiến cho giây phút hiện tại trở nên dễ chịu đựng hơn.

- Thiền sư Thích Nhất Hạnh

---

Chúng ta thở để sống nhưng hiếm khi chú ý hay cố điều khiển hô hấp. Trừ khi ở những giây phút khốn cùng của sinh mệnh. Trong biển lửa, mỗi nhịp thở đều quý hơn vàng. Người ta buộc phải hiểu rằng cơ thể mình cần phải thở để sống, cần phải bảo vệ chính lượng oxy hít ỏi trong đám cháy.

Khanh vừa hoàn thành báo cáo sơ bộ với cấp trên, đã hơn một giờ. Từ đêm qua tới hôm nay, cô chỉ ngủ nhanh được tầm nửa tiếng.

Khanh vẫn còn nghĩ đến những người bị phủ vải trắng mang lên xe đưa về nhà xác.

Cô vẫn nhớ mãi một vụ cháy cô từng đọc trên báo, khi mà 19 người kẹt ở cầu thang bộ để rồi ra đi vĩnh viễn. Cô tự hỏi những người lính cứu hoả sẽ trông thấy cảnh tượng đó làm sao có thể hồi phục tinh thần? Việc trông thấy đồng loại của mình ra đi chưa bao giờ là dễ dàng cả. Có người chỉ cần thấy tai nạn giao thông đã không thể nuối nổi cơm, có người vô tình thấy án mạng đã ám ảnh cả đời.

Con người ta có thể chết vì rất nhiều thứ. Nhưng việc đáng buồn nhất trên đời là họ ra đi trong cảm giác biết mình sẽ chết. Họ cố dành lấy sự sống bằng cách chạy lên sân thượng, thoát ra cửa sổ,... nhưng khi chạm tay vào cửa mới biết cửa đã bị khoá.

Giây phút tuyệt vọng đó thật sự kinh hoàng biết bao.

Nếu ai đó phải ra đi, cầu mong rằng giây phút đó muôn phần dễ chịu.

Sau khi viết xong báo cáo với cấp trên, Khanh mở di động, thấy tin nhắn của đồng nghiệp gửi đến, đúng như dự đoán. Những thông tin sai sự thật bắt đầu lan truyền chóng mặt trên mạng. Khanh chỉ nhìn tiêu đề, cô không muốn bấm vào xem lúc này. Trong đầu cô vẫn còn đó những sự mất mát của người dân và cả sự ra đi của Anh Tuấn. Cô không muốn nạp thêm bất kỳ sự tiêu cực nào vào lúc này nữa. Không chỉ riêng nghề của cô, thời đại bây giờ, ai cũng dễ bị dính vào bạo lực mạng.

Giống như thể bao bất công trong cuộc sống của họ, họ liền tìm đến và trút giận lên một người không hề quen biết.

Khanh uống một ngụm trà ấm trong bình giữ nhiệt, cô cảm thấy thật sự mệt mỏi.

---

Tầm hai giờ trưa thì dân công sở cũng đã ăn cơm xong, khách cũng không quá đông, trong tiệm chỉ có bốn anh tài xế công nghệ đang dùng cơm.ông Huy vừa bán cơm cho khách thì con gái ông Huy trở về nhà, cô là Khanh, làm ở bên đội phòng cháy chữa cháy,

ông nghe tin về vụ cháy đêm qua rồi, sáng giờ ai tới ăn cơm cũng nhắc tới chuyện đó.

"Con mới về." Khanh lên tiếng chào cha mình. Trông cô khá mệt mỏi. Cô đẩy xe vào phòng trong, phòng khách từ lâu đã trở thành căn bếp, nơi buôn bán của cha.

Ông ở ngoài đang dọn dẹp cửa hàng, tranh thủ vắng khách để ướp thịt cho ca chiều, tay thì luôn việc nhưng trong tâm trí ông nghĩ về vụ cháy đêm qua. Nghe nói nhiều người đã mất, rồi từ sáng tới giờ, đủ thứ tin tức tiêu cực về đội cứu hoả đêm qua lan truyền trên mạng. Ông Huy vốn lớn tuổi, ông không biết Tiktok là gì, tài khoản facebook cũng chỉ tạo ra để đăng về tiệm cơm tấm của mình. Mới sáng ra, bà Hai hàng xóm đã mở cho ông nghe hàng đống video có ý chê trách, mỉa mai. Họ nói đội cứu hoả tới quá chậm dù giờ đó đường phố Sài Gòn vô cùng vắng vẻ. Người chỉ huy là nữ có sai sót trong ra lệnh dẫn đến cái chết của đồng đội mình.

Ông cảm thấy không thoải mái khi con gái mình bị mang ra làm tâm điểm chỉ trích. Bọn họ có thật sự hiểu những gì bọn họ đang nói không? Ông Huy nghĩ là không hề, họ chỉ đang thoả mãn cảm giác được chà đạp một ai đó mà thôi.

Ông Huy là cha đơn thân, một mình nuôi con gái, cho ăn cho học để thành người. Nhưng ông không nghĩ mình là một người cha tốt, tức là, ông không thể dạy tất cả mọi thứ trên đời cho con gái mình được. Có những thứ mà cả đời ông còn không hiểu, những lượng kiến thức công nghệ mới đổ dồn về người già như ông. Có ai đó từng nói, thời đại phát triển nhưng không dành cho người già.

Ông thấy đâu đó cũng có lý, chuyện Khanh bị chê trách trên mạng, ông không biết làm sao để dãi bày thay cho con gái. Bà Hai nói, ông cứ kệ thây đám người trên mạng, lúc nào mà tụi nó chẳng kiếm chuyện, chẳng có gì vừa lòng được miệng đời. Biết là vậy, nhưng làm sao tránh khỏi không vui trong lòng.

Bà Hai nói với ông, Khanh vẫn còn trong hạn "31 bước qua 33 bước lại". Vận xui sẽ còn dài, bà sợ rằng câu chuyện này sẽ to dần lên thành hạn của Khanh.

Ông Hải nghe thế chỉ cười, người ta tính tuổi mụ, Khanh 33 tuổi theo lịch Dương rồi. Với lại ông cũng không quá tin vào mê tín.

Ông Hải cố phủ nhận bà Hai. Nhưng giờ nghĩ lại ông cũng có chút sợ. Thật lòng chỉ mong Khanh không có chuyện gì.

Lúc này Khanh đã thay đồ xong, cô bước ra ngoài phụ cha buôn bán.

"Con ăn cơm không?" Ông hỏi.

Khanh không cảm thấy đói nhưng cô biết cơ thể cần phải ăn.

"Dạ." Cô đáp, tự mình lấy dĩa để bới cơm, thức ăn nấu cho khách cũng hay là món ăn họ dùng.

Ông Huy gấp cho cô một miếng thịt, chả trứng, kèm vài lát dưa. "Con ăn đi rồi đi ngủ, không cần phụ đâu, cô Tư lát sẽ tới rửa chén rồi."

Cô Tư là người phụ rửa chén theo giờ mà nhà ông Huy thuê để giúp việc cho tiệm cơm.

"Dạ." Khanh đáp, bình thường cô không phải người quá sôi nổi, hay nói đúng hơn, cô là tuýp người rất kiệm lời. Từ nhỏ, ông Huy đã thấy con gái mình quá trầm lặng so với bạn bè cùng tuổi. Có phải giữa mẹ và con gái sẽ dễ tâm sự hơn là cha và con gái không? ông tự hỏi.

ông Huy rót một cốc trà đá, đặt bên cạnh cho Khanh. Ông không phải người khéo léo ăn nói, học hành lại ít nên chẳng giỏi khuyên bảo ai, cái ông có thể làm là chăm sóc miếng ăn cho con gái mình.

"Cảm ơn cha." Khanh đáp, cô cố cười để cha an lòng. Nhưng ông thấy được muôn vàng áp lực mà cô đang phải gánh chịu.

"Tối nay có phải đi trựa nữa không Khanh?" Ông Huy hỏi.

"Có ạ, cha có cần con phụ gì không?" Khanh hỏi.

"Không cần, con ăn nhiều một chút là được rồi." Ông Huy trả lời. Đôi khi ông muốn nghe Khanh than vãn một chút cũng được, nhưng Khanh cứ giữ khư khư mọi thứ cho mình.

Khanh cười, nụ cười thật lòng dù có mệt mỏi đi chăng nữa. Bởi cô luôn thích những món ăn do cha mình nấu, từ những miếng sườn nướng than, tới những nồi thịt kho, cá kho,... với cô đó là mùi của gia đình. Một thứ hương vị bao trọn lấy cô, an ủi cô trong những tháng ngày mệt mỏi. Thật ra cô cũng chính là phiên bản của ông Huy, cô chẳng giỏi ăn nói, ít bày tỏ cảm xúc. Với họ, tình yêu thương bộc lộ qua những cử chỉ nhỏ, sự quan tâm bằng hành động.

Giống như tiệm ăn này, chính cô và cha cùng xây dựng nên, những chiếc đinh mà cô đóng vào tủ vẫn còn tới tận bây giờ.

Thênh thang giữa cảm xúc, ta cần một cái neo để cố định lại lòng mình. Gia đình luôn là cái neo đó.

"Cha cứ mặc kệ mấy cái tin trên mạng, đừng chửi nhau hay đọc làm gì." Khanh đột nhiên nói. Bây giờ tin tức lan truyền còn hơn tốc độ ánh sáng, không khó để đoán ông Huy đã đọc rồi. Cô muốn trấn an cha mình, cách tốt nhất là đừng nói gì cả. Bởi họ sẽ dựa vào lời của ông mà công kích chính ông.

Trên mạng, thật sự rất đáng sợ.

Không ít trường hợp cha mẹ không liên quan gì cũng bị lôi vào mắng chửi, cô không muốn ông Huy bị liên luỵ.

"Ừ, cha biết rồi." Ông Huy nói. Tính ông không hơn thua với đời bao giờ, ông cũng luôn dạy Khanh "một câu nhịn chín câu lành", mong rằng lần này không có chuyện gì lớn.

Khanh ăn xong, cô uống một ngụm trà đá. Cô yêu thích uống trà vô cùng, từ trà đá tới trà nóng. Trà nóng cho buổi sáng yên tĩnh, trà đá cho những ngày nắng gắt . Trên đời chắc khó có sự hoà hợp nào bằng ăn cơm tấm xong thì uống một cốc trà lạnh. Hay những hôm nắng bưng cả đầu, thì thứ Khanh muốn là một cốc trà tắc.

Lúc này một con mèo hàng xóm bước vào xin ăn như mọi khi. Khanh liền nhớ tới hình ảnh cô bé sinh viên ôm chặt con mèo của mình khi được cứu ra khỏi đám cháy.

Cả hai đều ướt hết cả người, cả người ám màu đen của khói tro, con mèo cũng lả đi vì mệt. Họ thoát ra khỏi cảnh kinh hoàng và nhận ra mình đã sống. Đây là sự hạnh phút tột cùng của một đời người.

Nghĩ đến đây Khanh vô thức cảm thấy được xoa dịu phần nào. Đây cũng là một góc nhìn, để Khanh tìm thấy chút hy vọng giữa bao nhiêu đau thương.

Bạn đang đọc truyện trên: ZingTruyen.Store