De Cuong On Thi Van Lop 9
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN HKII/ Phần Tiếng Việt.*Câu 1: Nêu khái niệm 5 phương châm hội thoại đã học ?- Phương châm về lượng: Khi giao tiếp cần nói có nội dung, nội dung phải đúng yêu cầu của cuộc hội thoại, không thừa, không thiếu.VD: - Dĩ nhiên là bơi ở dưới nước chứ còn ở đâu. ( vi phạm phương châm về lượng )- Én là loài chim biết bay. ( vi phạm phương châm về lượng )-Phương châm về chất: Khi giao tiếp, đừng nói những gì mà mình không tin hoặc những gì không có chứng cớ xác thực.VD: - Ba hoa chích chòe. ( vi phạm phương châm về chất ).- Phương châm quan hệ: Khi giao tiếp cần phải chú ý chủ đề giao tiếp, tránh lạc đề.VD: - Ông nói gà, bà nói vịt. ( vị phạm phương châm quan hệ )- Phương châm cách thức: Khi giao tiếp cần phải nói rõ ràng, rành mạch, ngắn gọn, tránh cách nói mơ hồ.VD: - Dây cà ra rau muống ( vi phạm phương châm cách thức )- Phương châm lịch sự: Khi giao tiếp cần tế nhị, tôn trọng người khác.VD: Xin ông đừng giận cháu !Cháu không có gì cho ông cả.( Trích truyện Người ăn xin SGK/ 22 ).*Câu 2:Nêu quan hệ giữa phương châm hội thoại và tình huống giao tiếp? Nguyên nhân nào dẫn đến việc không tuân thủ phương châm hội thoại ?_Quan hệ giữa phương châm hội thoại và tình huống giao tiếp:-Khi giao tiếp để phương châm hội thoại đạt được hiệu quả cao cần phải chú ý:+ Nói với ai ?+ Nói ở đâu ?+ Nói khi nào ?+ Nói làm gì ?_Nguyên nhân dẫn đến việc không tuân thủ phương châm hội thoại:-Người nói vô ý, vụng về, thiếu văn hóa giao tiếp.-Người nói cần ưu tiên cho một phương châm hội thoại hay một yêu cầu nào đó quan trọng hơn.-Người nói muốn gây sự chú ý, muốn người nghe hiểu theo một ý khác.*Câu 3:Em hãy nhận xét từ ngữ xưng hô trong Tiếng Việt ? Cho VD ?-Từ ngữ xưng hô trong Tiếng Việt rất đa dạng, phong phú, tinh tế và giàu sắc thái biểu cảm. -Có nhiều cách để xưng hô trong hội thoại:+ Sử dụng đại từ để xưng hô trong hội thoại.VD: tôi, chị, cậu, chúng tôi, mày,....+Sử dụng danh từ để xưng hô trong hội thoại.Dùng các danh từ chỉ nghề nghiệp, chức vụ để xưng hô trong hộ thoại: thủ trưởng, bác sĩ, giáo sư,...Dùng các danh từ chỉ quan hệ xã hội để xưng hô trong hội thoại: bạn, đồng chí,....Dùng tên riêng để xưng hô trong hội thoại: Trang, Thu,...__Ngoài ra trong hội thoại người ta còn dùng cách "xưng khiêm hô tôn".Xưng khiêm là tự xưng mình một cách khiêm nhường trong xã hội.Hô tôn là gọi người đối thoại một cách tôn kính.VD: Các nhà nho tự xưng là "kẻ hậu sinh" và gọi người khác là " tiên sinh". --> Do vậy ,trong hội thoại, tùy theo tình huống, mối quan hệ giữa những người giao tiếp mà có cách xưng hô khác nhau nên khi giao tiếp ta cần lựa chọn từ ngữ sao cho phù hợp với hiệu quả giao tiếp.Vì xưng hô không đúng sẽ vô lễ, thiếu văn hóa giao tiếp, vụng về.*Câu 4: Thế nào là cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp ? Nêu cách chuyển từ cách dẫn trực tiếp sang cách dẫn gián tiếp ? Cho VD ?-Cách dẫn trực tiếp: Nhắc lại nguyên văn lời nói, ý nghĩ của người, của nhân vật, lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép ( " " ).VD: Cô Hà nói: " Ngày mai lớp ta sẽ đi lao động".-Cách dẫn gián tiếp: Thuật lại lời nói, ý nghĩ của người, của nhân vật, có bổ sung cho thích hợp, lời dẫn gián tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép.VD: Cô Hà nói rằng ngày mai lớp ta sẽ đi lao động.-Để chuyển từ cách dẫn trực tiếp sang cách dẫn gián tiếp:+ Bỏ dấu ngoặc kép, thay đổi lời đối thoại cho phù hợp.+ Một số trường hợp cần chuyển chủ ngữ ở lời dẫn trực tiếp sang một ngôi thích hợp.+ Thay đổi các từ định vị thời gian.VD: Cô Hường nói: " Ngày mai chúng ta sẽ kiểm tra 1 tiết Toán ."--> Cô Hường nói rằng ngày mai lớp chúng ta sẽ kiểm tra 1 tiết Toán.*Câu 5:Nêu cách phát triển của từ vựng Tiếng Viêt? Cho VD?- Có 2 cách phát triển từ vựng Tiếng Việt:- Phát triển nghĩa của từ:+ Theo phương thức ẩn dụ:VD: Ngày xuân em hãy còn dài. (nghĩa chuyển.)Tác giả đã ca ngợi tuổi trẻ của những cô gái mới lớn thông qua hình ảnh " ngày xuân".+ Theo phương thức hoán dụ:VD: Chỉ cần trong xe có một trái tim.-à nghĩa chuyển.--> Sử dụng biện pháp lấy cái bộ phận để chỉ toàn thể. Hình ảnh "trái tim" hiện lên đã thể hiện niềm tin về kháng chiến, tình yêu quê hương đất nước, mặc kệ bom đạn vẫn vững vàng, hiên ngang tiến lên phía trước để hoàn thành nhiệm vụ một cách tốt nhất của những chiến sĩ lái xe không kính trên tuyến đường Trường Sơn trong kháng chiến chống Mĩ.- Phát triển số lượng từ.a)Tạo từ mới: theo mô hình X+VD: X+tặc: lâm tặc, hoa tặc, hải tặc, sơn tặc,....X+hóa: Công nghiệp hóa, Nông nghiêp hóa,......b) Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài+ Mượn từ của tiếng nước ngoài.VD: giang sơn, vô tận, quốc gia,....+Mượn của các nước Ấn – Âu.VD: xà phòng, ra-đi-ô, ti vi, lốp, cờ - lê,.....*Câu 6:Thuật ngữ là gì? Cho VD? Nêu đặc điểm của thuật ngữ. Cho VD?-Thuật ngữ: là những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ, thường được dùng trong các văn bản khoa học, công nghệ.VD: muối, nước, lực,.....- Đặc điểm của thuật ngữ:+ Đơn nghĩa.VD: Lực chỉ có nghĩa là tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác.+ Có tính phổ biến toàn cầu.VD: số 2: được sử dụng trên toàn thế giới.+ Không có tính biểu cảm.*Câu 7: Thế nào là từ đơn, từ phức ? Cho VD? Thế nào là thành ngữ? Cho VD ? Thế nào là nghĩa của từ ? Cho VD ? Thế nào là từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ ? Cho VD ?-Từ đơn: là từ chỉ gồm 1 tiếng.VD: ba, mẹ, chị,....-Từ phức: là những từ gồm 2 tiếng trở lên.VD: bàn ghế, gối ôm,....+Có 2 loại từ phức:_Từ láy Từ láy hoàn toàn: xinh xinh, nho nhỏ, đo đỏ, tim tím,... Láy âm: bồng bềnh, mỏng manh, lung linh,... Từ láy không hoàn toàn Láy vần: lon ton, loắt choắt, lanh chanh,..._Từ ghép Từ ghép chính phụ: ghế dựa, lược ngà, ông ngoại,.... Từ ghép đẳng lập: ông bà, ba mẹ, bàn ghế,.....-Thành ngữ: là 1 tổ hợp từ cố định, có ỹ nghĩa hoàn chỉnh nhằm khuyên nhủ hay nhắc nhở 1 bài học, 1 kinh nghiệm hoặc nói về 1 điều gì đó trong cuộc sống.VD: Đánh trống bỏ dùi.-Nghĩa của từ: là nội dung ( sự vật, tính chất, hoạt động,....) mà từ biểu thị.VD: nghĩa của từ mẹ là " người phụ nữ, có con, nói trong quan hệ với con."-Từ nhiều nghĩa: là từ có thể có 1 hay nhiều nghĩa.VD: Từ đồng :(1) ruộng đồng(2) đồng (kim loại)(3) đồng (đơn vị tiền tệ)(4) đồng lòng.-Hiện tượng chuyển nghĩa của từ: là hiện tượng thay đổi nghĩa của từ tạo ra từ nhiều nghĩa.VD: Mùa xuân là tết trồng cây.Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.àHiện tượng chuyển nghĩa của từ " xuân".+ Từ " xuân1" là nghĩa gốc.+ Từ " xuân2" là nghĩa chuyển có ý ám chỉ đất nước ngày càng đi lên, phát triển, trù phú, giàu có, ngập tràn niềm vui.*Câu 9:Thế nào là từ đồng âm, từ trái nghĩa, từ đồng nghĩa ? Cho VD.-Từ đồng âm: là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không hề liên quan đến nhau.VD: hòn đá và cú đá,...-Từ đồng nghĩa: là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần nhau.VD: qua đời – chết,.....-Từ trái nghĩa: là những từ có nghĩa trái ngược nhau.VD: sống – chết,....*Phân biệt từ nhiều nghĩa, đồng âm, đồng nghĩa.Từ nhiều nghĩa: Là những từ có thể có 1 hoặc nhiều nghĩa, các nghĩa có mối liên hệ nhất định.VD: đau chân – chân đồiTừ đồng âm: Là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa của chúng khác xa nhau, không hề liên quan đến nhau.
VD: hòn đá – cú đáTừ nhiều nghĩa: Là những từ có nghĩa giống hoặc gần giống nhau.VD: qua đời – hi sinh.*Câu 10: Thế nào là từ tượng thanh, tượng hình ? Cho VD.- Từ tượng thanh: là từ mô phỏng âm thanh của sự vật, hiện tượng, con người,...VD: hu hu, ha hả,...-Từ tượng hình: là những từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ, tính chất,... của sự vật, hiện tượng, con người.VD: thanh mảnh, xồng xộc, rũ rượi, vật vã,.....*Câu 11: Ôn lại khái niệm của các biện pháp tu từ: So sánh, ẩn dụ, nhân hóa, điệp từ, nói giảm nói tránh, nói quá, hoán dụ, chơi chữ.11.1/ So sánha) Khái niệm-Là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi cảm cho sự diễn đạt.b) Phân loại:+So sánh không bằng: giống, như, bằng,...VD: Công cha như núi Thái Sơn+So sánh ngang không ngang bằng: hơn, kém,..,VD: Bóng Bác cao lồng lộng Ấm hơn ngọn lửa hồng.11.2/ Ẩn dụa) Khái niệm:-Là gọi tên sự vật, sự việc này bằng tên sự vật, sự việc khác có nét tương đồng nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt và tăng tính hàm xúc cho câu.VD: Thuyền về có nhớ bến chăng?Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền.--> Hình ảnh 'thuyền' tượng trưng cho người ra đi.'Bến' tượng trưng cho người ở lại. Thông qua đó nhà thơ muốn nói lên sự chung thủy của người Phụ nữ Việt Nam trong thời xa xưa.b) Phân loại:+ Ẩn dụ hình thức và cách thức:VD: Về thăm nhà Bác làng senCó hàng râm bụt thắp lên lửa hồng.--> Hình ảnh "những hàng hoa râm bụt" đỏ tươi nở rộ trong bầu trời xanh thẳm như ngọn lửa rực cháy giữa không gian rộng lớn làm nổi bật nên vẻ đẹp bình dị của quê hương Bác, vẻ đẹp tràn đầy sức sống, thanh cao.+ Ẩn dụ phẩm chất:VD: Bạc phơ mái tóc người chaBa mươi năm đã nở hoa tặng đời.--> Hình ảnh của Bác hiện lên trong bài thơ là hình ảnh của một người cha, một vị lãnh tụ vĩ đại. Nhờ phép ẩn dụ tác giả đã làm nổi bật lên công lao của Người. Người đã dành trọn cả cuộc đời mình cho Cách mạng, cho quê hương, đất nước, cho dân tộc, cho thời đại.+ Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác:VD: Ngoài thềm rơi chiếc lá đaTiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng--> Từ việc lắng nghe âm thanh của những chiếc lá đa mà tác giả đã chuyển sang nhìn những âm thanh nho nhỏ ấy, "mỏng manh" ấy. Qua đó, nhà thơ đã bộc lộ được sự tinh tế của từng chiếc lá đa khi nó rơi xuống, rời khỏi thân cây quen thuộc mà mình gắn bó sâu đậm.11.3 Hoán dụ.a) Khái niệm:- Là gọi tên sự vật, sự việc, hiện tượng này bằng tên sự vật, sự việc, hiện tượng khác có nét tương đồng nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.b) Phân loại:+ Lấy cái bộ phận để chỉ toàn thể.VD: Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước, Chỉ cần trong xe có một trái tim.--> Hình ảnh trái tim tượng trưng cho những người chiến sĩ lái xe không kính dũng cảm, mặc kệ mưa bom bão đạn, với trái tim nồng nàn yêu nước, với ý chí, quyết tâm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước , họ hiên ngang tiến về phái trước để hoàn thành nhiệm vụ. Đây cũng chính là lời hứa sắc son của cả thế hệ thanh niên trẻ Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ.+Lấy vật chứa đựng để chỉ vật bị chứa đựng.VD: Bác nhớ miền Nam nỗi nhớ nhàMiền Nam mong Bác nỗi mong cha.--> Miền Nam trong câu thơ thứ hai là ám chỉ những con người sống ở miền Nam xa xôi, họ luôn luôn mong nhớ Bác, luôn muốn gặp Bác tình cảm ấy vô cùng lớn như là đang mong về người cha của mình.+ Lấy dấu hiệu của sự vật để chỉ sự vật.VD: Áo nâu liền với áo xanhNông thôn liền với thị thành đứng lên."Áo nâu" là ám chỉ người nông dân của miền quê Việt Nam, còn "áo xanh" lại ám chỉ những người công nhân sống trên thành thị.Hai người tuy sống nơi khác nhau nhưng lại cùng nhau đứng lên, phát triển đất nước đưa đất nước lên một tầm cao mới.+ Lấy cái cụ thể để chỉ cái trừu tượng.VD: Một cây làm chẳng nên nonBa cây chụm lại nên hòn núi cao.Đề cao sức mạnh của tinh thần đoàn kết. Có đoàn kết con người sẽ làm được tất cả mọi thứ cho dù khó khăn đến đâu cũng vậy.11.4 Nhân hóa.a) Khái niệm:- Là dùng những từ ngữ vốn để gọi con người mà nói về sự vật, con vật làm cho chúng trở nên gần gũi với con người hơn, có suy nghĩ, có tính cách giống như con người.b) Phân loại:+ Dùng từ ngữ gọi người để gọi sự vật, con vật, hiện tượng.VD: Ông mặt trời mặc áo giáp sắt ra trận.+Dùng những từ ngữ chỉ hoạt động của con người để nói về sự vật.VD: Sông có lúc dềnh dàng.+ Trò chuyện với sự vật, hiện tượng như với con người.VD: Trâu ơi, ta bảo trâu nàyTrâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta.11.5 Nói giảm nói tránh.- Là phép tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị để tránh gây cảm giác đau buồn, ghê sợ, hoặc thiếu lịch sự.VD: Bác đã đi rồi sao Bác ơi!11.6 Nói quá.- Là phép tu từ phóng đại quá mức quy mô tính chất của sự vật, hiện tượng, sự việc để nhấn mạnh, gây ấn tượng.VD: Cày đồng đang buổi ban trưaMồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.Sự vất vả gian lao của những người nông dân để làm ra từng hạt gạo, cho ta bát cơm nóng hồi, thơm ngon, nuôi sống con người. Từ đó cho ta biết gạo quý biết bao nhiêu chúng ta phải trân trọng từng hạt gạo cũng như là công sức của người nông dân.11.7 Điệp từ - Điệp ngữ.- Là sự lặp đi lặp lại những từ ngữ hoặc một câu để làm nổi bật gây ấn tượng.VD: Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.Hình ảnh Bác hiện lên giữa khung cảnh thiên nhiên thơ mộng, ánh trăng phản chiếu lên Bác, soi rọi lòng Bác, soi rọi vào những nỗi lo âu của Bác khiến Bác không ngủ.Đó là nỗi no cho dân, cho nước.11.8 Chơi chữ.- Là cách lợi dụng các đặc điểm về âm, về nghĩa của từ để tạo ra sắc thái dí dỏm, hài hước, bất ngờ, thú vị.VD: Kiến bò đĩa thịt bò.Câu 12:Nêu các cách để làm tăng vốn từ ? Cho VD ?-Đọc nhiều sách báo thuộc nhiều lĩnh vực tự nhiên, xã hội.-Học hỏi và tích lũy vốn từ qua giao tiếp hằng ngày.-Tạo thói quen ghi chép những lời hay ý đẹp. II/ Phần Văn Bản.*Câu 1: Tóm tắt câu chuyện: "Chuyện người con gái Nam Xương"Vũ Thị Thiết – người con gái quê ở Nam Xương, tính tình thùy mị, nết na lại thêm tư dung tốt đẹp. Nàng lấy chồng tên Trương Sinh, con nhà giàu nhưng lại thất học, tính tình thì đa nghi, hay ghen. Cuộc sống gia đình êm ấm chưa được bao lâu thì Trương Sinh phải đầu quân đi đánh giặc. Ít lâu sau, Vũ Nương hạ sinh một bé trai, đặt tên là Đản. Mẹ chồng nàng phần vì già yếu, phần vì nhớ con mà lâm bệnh nặng rồi mất. Nàng lo ma chay, lễ tế như đối với cha mẹ đẻ của mình. Qua năm sau, việc quân kết thúc Trương Sinh trở về, bé Đản lúc này cũng vừa học nói, nhưng mở miệng đều nói chàng không phải là cha của nó, không chịu nhận chàng mà chỉ nói: " Trước đây, thường có một người đàn ông, đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả." Đinh ninh vợ hư, Trương Sinh mắng nhiếc, đánh đập, đuổi nàng đi.Vũ Nương không minh oan được, đành gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn. Một đêm nọ, thấy bóng cha trên tường, bé Đản liền gọi đó là cha. Trương Sinh bấy giờ mỡi vỡ lẽ, nhận ra mọi chuyện thì đã quá muộn.Vũ Nương sau khi gieo mình xuống sông, vì vô tội nên nàng được các cung nữ trong động rùa giúp đỡ. Trong một bữa tiệc Linh Phi chiêu đãi trả ơn Phan Lang - người cùng làng với Vũ Nương. Phan Lang đã nhận ra Vũ Nương và kể cho nàng nghe chuyện ở nhà. Thương nhớ chồng con nhưng không thể trở về dương thế, Vũ Nương gửi chiếc trâm thoa vàng và nhờ Phan Lang về nói với chàng Trương nếu còn nhớ chút tình xưa nghĩa cũ thì hãy lập đàn giải oan cho nàng, nàng sẽ hiện về. Trương Sinh làm theo, lập một đàn giải oan ba ngày ba đêm ở sông Hoàng Giang. Vũ Nương hiện về giữa dòng lúc ẩn, lúc hiện rồi nói với chàng Trương: "...Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể nào trở về nhân gian được nữa." và bóng nàng loáng thoáng mờ nhạt rồi dần dần biến mất. *Câu 2:Nêu nguyên nhân dẫn đến cái chết củaVũ Nương.a) Nguyên nhân chủ quan:- Do lời nói ngây thơ của đứa trẻ.- Do sự ít học, tính hay ghe, sự hồ đồ của Trương Sinh.b) Nguyên nhân khách quan.- Do xã hội nam quyền khắc nghiệt đã chà đạp người phụ nữ.- Do chiến tranh phi nghĩa.- Do không có lòng tin. Trong cuộc sống cần có niềm tin, đánh mất niềm tin là đánh mất tất cả.*Câu 3:Nêu ý nghĩa của chi tiết chiếc bóng trong " Chuyện người con gái Nam Xương".-Về nội dung:+Chiếc bóng thể hiện tình thương đối với con, tình yêu của nàng đối với chồng và nỗi khát vọng sum họp gia đình của nàng.-Về nghệ thuật:+Chiếc bóng tạo nên tính thắt nút và mở nút cho câu chuyện tạo ra sự bất ngờ, tính hấp dẫn của tình huống và sự chặt chẽ cảu câu chuyện, chiếc bóng xuất hiện ở phần cuối khi Vũ Nương không còn nữa mọi chuyển đã rồi, mâu thuẫn tích tụ được đẩy lên đỉnh điểm tạo nên 1 bi kịch. Cũng chính từ đó mà tính cách của các nhân vật được thể hiện rõ hơn.Trương Sinh hiện lên là người đàn ông có bản chất vũ phu, chuyên quyền, ít học, độc ác và ghen tuông mù quáng.Vũ Nương bộc lộ tính dịu dàng, hiền hậu của mình.Tất cả ddeuf làm cho sức tố cáo của tác phẩm trở nên mạnh mẽ hơn.-Về thông điệp:-Chiếc bóng vừa là thông điệp muôn đời vừa là một lời kí thác mà tác giả muốn gửi đến cho người đọc. Đó là bài học về niềm tin, về tình yêu thương.Trong cuộc sống, cần có niềm tin.Đặc biệt là trong hạnh phúc gia đình, niềm tin lại càng quan trọng hơn.Bởi hạnh phúc gia đình mong manh, dễ vỡ vô cùng.Nó chỉ thật sự bền vững khi các thành viên trong gia đình biết vun vén, biết tin tưởng lẫn nhau.*Câu 4:Cảm nhận của em về người anh hùng Nguyễn Huệ trong đoạn trích " Hoàng Lê Nhất thống chí" hồi thứ 14.Lập dàn bài:MB: -Giới thiệu tiểu thuyết lịch sử chương hồi Hoàng Lê Nhất Thống Chí và hồi thứ 14 -Quang Trung ( Nguyễn Huệ ) là người anh hùng tiêu biểu cho sức mạnh quật cường của dân tộc.VD1: Có thể nói, Hoàng Lê Nhất Thống Chí là một tiểu thuyết lịch sử ghi chép lại những diễn biến, những sự lục đục của vua Lê – chúa Trịnh một cách trung thực nhất. Mặc dù họ là phái văn làm quan trong triều đại nhà Lê nhưng đã gọi là lịch sử thì không thể nói sai sự thật cho nên họ đã ghi chép một cách chân thực nhất dưới ngòi bút của những vị quan thanh liêm. Họ đã phải đấu tranh tư tưởng rất lớn để có thể viết về triều đại nhà Lê, triều đại mà họ đã theo suốt bao năm qua nhưng trong đó không thể nào không có sự đau xót của nhà văn dành cho thời thế lúc bấy giờ. Đặc biệt trong tác phẩm Hoàng Lê Nhất Thống Chí này đã đề cập đến một con người, một vị tướng tài ba của dân tộc Việt. Đó là Quang Trung. Xuất thân từ một gia đình nông dân, bằng lòng căm thù, uất ức trước sự cai trị của hệ thống tập đoàn phong kiến đã đè nặng lên đời sống của nhân dân nửa đầu thế kỉ XVIII, sự rối ren ấy đã tác động lên trái tim nhân đạo của bậc kì tài này, hình ảnh cảu ông hiện lên trong tác phẩm thì rất chân thực, mộc mạc nhưng đó lại là phẩm chất quý báu của dân tộc ta. Một dân tộc bất khuất, kiên cường trước bất kì sự đàn áp nào.VD2: Đến với đoạn trích hồi 14 trong " Hoàng Lê nhất thống chí" của Ngô gia văn phái thuộc dòng họ Ngô Thì. Đoạn trích làm lộ rõ bản mặt của bọn xâm lược và bọn bán nước cầu vinh. Sự thất bại thảm hại của chúng đặc biệt làm nổi rõ tính cách của người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ khí thế quật khởi thần tốc đại phá quân Thanh của nghĩa quân Tây Sơn là hình tương người anh hùng tiếp nối lịch sử, tin vào lich sử chống giặc ngoại xâm cua dân tộc nhưng ngoài ra lai có tính cách riêng là người anh hùng có tấm lòng yêu nước nồng nàn có tinh thần nhân ái, thông minh tài chí tuyệt vời.
TB: 1/Quang Trung là người anh hùng hành động mạnh mẽ, quyết đoán. Khi nghe tin giặc chiếm thành Thăng Long, Nguyễn Huệ đã lên ngôi vua và hoạch định kế hoạch đánh giặc.-Lên ngôi hoàng đế lấy niên hiệu là Quang Trung.-Tổ chức lực lượng và đối xuất đại binh.-Gặp gỡ Người cống sĩ để tham mưu.-Tuyển thêm quân, phủ dụ tướng sĩ, hoạch định chiến lược chiến thuật và cách đối phó với nhà Thanh sau khi thắng giặc.àKhi nghe tin cấp báo là quân Thanh đã chiếm được thành Thăng Long, bằng khả năng và uy quyền của mình ngay lập tức Nguyễn Huệ đã lên ngôi vua và lấy niên hiệu là Quang Trung.Ông đã hành động rất là mạnh mẽ, quyết đoán vì ông hiểu được rằng muốn thống lính một đạo quân để đi dẹp giặc thì cẩn phải có một người chỉ huy cao nhất để yên lòng dân và lấy được uy quyền.Nắm được điều đó ông đã lên ngôi vua.Sau khi lên ngôi việc làm đầu tiên của ông là tổi chức lực lượng.Từ việc binh lính quá ít ỏi chỉ có vài trăm người ông đã truyền lệnh cứ ba suất đinh thì tuyển một người không phân biệt giàu nghèo, không phân biệt gầy ốm.Cứ như vậy 3 người ông sẽ lấy một người làm cho quân đội của ta ngày càng lớn mạnh hơn.Khi đã có đủ số binh, ông bắt đầu lựa chọn binh.Hàng binh sĩ nào cần đến người vừa có trí vừa có tài thì đó là tướng sĩ và cứ thế ông vừa tuyển binh vừa duyệt binh lại vừa đốc xuất đại binh.Ông đã làm những việc mà không có vị tướng nào trong các triều đại lịch sử trước đây có thể làm được. Tiếp đó ông cho quân tiến ra Phú Xuân - Huế,và khi đến Nghệ An ông đã đi gặp La Sơn Phu Tử - bậc thầy tài giỏi có vốn tri thức thâm hậu và có tài về việc dùng binh.Người cống sĩ này đã cho ông những nhận định vô cùng đúng đắn về thời cuộc.Sự tham mưu với cống sĩ lần này đã cho người đời thấy được sự trân trọng những bậc thầy trên của ông.Ông không chỉ lễ phép với họ mà ông còn biết lắng nghe, biết học hỏi từ những người đã đi trước, ngay khi nghe vị cống sĩ nói cần phải đánh, ông đã cho tuyển thêm quân, đốc thúc đại binh, phủ dụ tướng sĩ.Và chính những tính toán hoàn hảo của ông mà đội quân Tây Sơn đã đi vào lịch sử như một cộc mốc vĩnh cửu. Đó là đội quân " chân không". Đội quân xuất phát từ những người nông dân châm lấm tay bùn, bằng lòng yêu nước nồng nàn họ đã dũng cảm đứng lên đấu tranh vì đất nước.2/Là người có trí tuệ sáng suốt, nhạy bén.-Sáng suốt trong việc lên ngôi vua thống nhất nội bộ, giữ lấy lòng người, làm yên lòng quân sĩ, hội tụ quân tài, thu hút lực lượng.-Sáng suốt ở nhận định thời cuộc. Khi nói chuyện với tướng sĩ ông nhắc lại truyền thống đánh giặc của dân tộc khích lệ tướng sĩ về lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc của binh lính.-Sáng suốt trong việc xét đoán bề tôi và cách dùng người. Việc nhà vua phán xét tha tội cho 2 tướng sĩ Ngô, Sở à người lãnh đạo biết dùng người.--> Là người có tầm nhìn xa trông rộng.--> Lên ngôi vua là việc làm sáng suốt nhất bởi ông cảm nhận được nội bộ muốn thống nhất thì cần phải có người đứng đầu để giữ lòng dân.Ngoài ra ông còn sáng suốt trong việc nhận định thời cuộc. Ông chắc chắn rằng cần phải đốc xuất đại binh vào thời điểm đó bởi Trung Quốc và ta có chung một truyền thống là ăn Tết, cứ đến năm mới là họ sẽ bắt đầu tổ chức tiệc ăn mừng, lường trước được điều đó cũng như hiểu thấu lòng quân ông đã cho quân ta ăn Tết trước để làm vơi đi một phần nào nỗi nhớ nhà cũng như khích lệ tinh thần binh sĩ cho trận chiến sắp tới rồi sau đó là cho quân đánh giặc lợi dụng thời điểm mà quân Thanh lơ là phòng bị nhất. Không những thế ông còn rất được lòng người vì sự sáng suốt trong việc xét đoán bề tôi. Sở, Ngô là 2 vị tướng sĩ tài ba nhưng đã có một phút sai lầm dẫn đến thất bại trong trận chiến ở hồi thứ 13.Nhưng nếu như các vị tướng khác sẽ trị tội thì vua Quang Trung lại không như thế.Ông đã trị tội họ bằng cách giao nhiệm vụ cho họ. Đó là cùng ông chinh chiến trong trận đánh tiếp theo. Bởi ông là người trọng nhận tài, biết nhìn xa trông rộng,ông hiểu được rằng nếu bây giờ phán tội chết cho họ thì đất nước sẽ mất đi những người tài hoa. 3/Là bậc kì tài về quân sự, một vị tướng thao lược hơn người.-Trận Hà Hồi Vào sáng ngày mồng 3 tết, ông đã cho quân sĩ lặng lẽ bao vây đồn Hà Hồi rồi dùng loa để truyền gọi binh lính, tiếng của họ thi nhau dạ ran hường ứng nghe như có hàng vạn người khiến quân Thanh vô cùng hoảng sợ, phải bỏ xuống binh đao mà xin hàng không một điều kiện, không cần tổn thất một binh lính nào.Chính sự thông minh, thao lược hơn người của mình, Quang Trung đã giúp cho quân ta chiếm được đồn Ngọc Hồi một cách nhan chóng nhất-Trận Ngọc Hồi.Thông thường là người tổng chỉ huy một đạo quân đi chinh chiến, họ thường đứng để chỉ huy nhưng vị tướng của chúng ta là người tự thân đốc xuất đại binh, cưỡi voi ra trận, cũng cầm kiếm cũng xông pha nơi chiến trường để rồi hình ảnh chiếc áo bào bay phấp phới, màu đỏ xen lẫn màu nâu của khói, vị tướng đó xuất hiện trong không gian mờ ảo của trận Ngọc Hồi. Hình ảnh lẫm liệt ấy sẽ không bao giờ mờ đi trong lịch sử Việt Nam bởi đây chính là bậc kì tài xưa nay vốn ít có. KB:-Cảm nhận của em về Nguyễn Huệ.Đóng tác phẩm lại, hình ảnh Quang Trung- Nguyễn Huệ vẫn còn đọng mãi trong trái tim người đọc bởi sự lẫm liệt, bởi cách dùng binh, bởi lòng yêu nước mãnh liệt trong người ông. Ông chính là tấm gương sáng cho mỗi con cháu. Là vị anh hùng đi lập nên những trang sử vàng của dân tộc.*Câu 5: Nêu nguồn gốc, xuất sứ, bố cục của Truyện Kiều.-Xuất xứ, nguồn gốc:+ Nguồn gốc từ Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm tài nhân (Trung Quốc) bằng những sáng tạo của mình tác giả đã sáng tác thành 3254 câu thơ lục bát chữ Nôm.-Bố cục của Truyện Kiều gồm ba phần:+Phần 1: Gặp gỡ và đính ước+Phần 2: Gia biến và lưu lạc+Phần 3: Đoàn tụ.*Câu 6: Nêu giá trị của Truyện Kiều. Phân tích những giá trị của Truyện Kiều.a) Gía trị nội dung:*Gía trị hiện thực:-Truyện Kiều là bức tranh hiện thực về một xã hội bất công, tàn bạo, một xã hội đã chà đạp lên nhân phẩm, quyền sống của con người. Đặc biệt là những con người tài hoa, người phụ nữ bạc phận.-Truyện Kiều là lời tố cáo đanh thép đối với những thế lực xấu xa trong xã hội phong kiến đương thời, từ bọn vô danh tiểu tốt như thằng bán tơ cho đến những tên có thế lưc như quan lại, quan tổng đốc trọng thần, từ bọn ma cô chủ chứa cho đến bọn quan lại đầy tớ. Chúng đều là những kẻ ích kỉ, than lam, tàn nhẫn, coi rẻ sinh mạng và nhân phẩm của con người.-Tố cáo và lên án gay gắt mạnh mẽ những thế lực đồng tiền mà chủ yếu là đồng tiền trong tay bọn quan lại, bọn buôn thịt bán người đã biến con người thành nạn nhân của đồng tiền; quan lại vì tiền ma bất chấp công lí hành hạ người vô tội một cách tàn nhẫn, độc ác. Nho sĩ vì tiền mà lưu manh hóa, bọn buôn thịt bán người vì tiền mà sẵn sàng tìm mọi cách tán tận lương tâm để đẩy người con gái tài hoa vào chỗ dơ bẩn. Đồng tiền đã làm cho cả xã hội rối ren, đảo điên. Xã hội đó bị đồng tiền thao túng, cán công công lí trong xã hội đó vì tiền mà lật khỏi sự công bằng.*Gía trị nhân đạo:-Truyện Kiều là tiếng khóc thương cho số phận bi kịch của con người, một Thúy Kiều tài sắc hiếu hạnh tiêu biểu cho tinh hoa của loài người nhưng nàng phải chịu những bất hạnh đau đớn nhất của con người. Đó là nỗi đau của tình yêu tan vỡ, của cốt nhục chia lìa, của một nhân phẩm bị chà đạp của một thân xác bị đầy đọa bởi vậy Nguyễn Du viết là: " Trải qua một cuộc bể dâu Những điều trông thấy mà đau đớn lòng."Để rồi ông chua chát, đau đớn mà thốt lên cùng nhân vật: "Có tài mà cậy chi tàiChữ tài liền với chữ tai một vần".Hay: " Đã mang lấy nghiệp vào thân Cũng đừng trách lẫn trời gần đất xa".Hoặc: "Đã cho lấy chữ hồng nhanLàm cho cho hại cho tàn mới cân". "Đã đày vào kiếp phong trầnSao cho sỉ nhục một lần mới thôi"-Truyện Kiều đề cao, trân trọng vẻ đẹp hình thức, phẩm chất và những ước mơ của con người thông qua việc xây dựng hình ảnh của nhân vật:+Thúy Kiều hiện lên là con gái tài sắc vẹn toàn, hiếu hạnh, nhưng bị xã hội phong kiến chà đạp, dày xéo. Tuy vậy, nàng vẫn cố gắng vươn lên tìm mọi cách để khẳng định mình khi nàng có một tình yêu đẹp với Kim Trọng và Từ Hải. Đó là khát khao mơ ước về một tình yêu chân chính, đích thực tự do, trong sáng và chung thủy, chống lại lễ giáo hà khắc của xã hội phong kiến.+Từ Hải hiện lên trong tác phẩm là một người anh hùng, đại diện cho chính nghĩa, công bằng và lẽ phải. Đó là khát vọng, ước mơ về 1 xã hội tốt đẹp.b) Gía trị nghệ thuật:-Đề cao ngôn ngữ:+Thúy Kiều là sự kết tinh những tinh hoa của văn hóa dân tộc. Tiếng Việt trong truyện Kiều đã trỏ thành ngôn ngữ văn học, hết sức giàu có và đẹp vì nó vừa có chức năng biểu đạt, biểu cảm lại có chức năng thẩm mĩ. Ngôn ngữ trong Truyện Kiều hết sức trong sáng, thể hiện sự uyên bác khi kết hợp giữa ngôn ngữ bình dân và ngôn ngữ bác học.+Truyện Kiều là đỉnh cao của thể thơ lục bát khi Nguyễn Du đã thể hiện sự uyển chuyển điêu luyện và nhuần nhuyễn giữa hai phương thức tự sự và trữ tình để Truyện Kiều dễ nhớ, dễ thuộc, dễ đi vào lòng người.+Nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật, đối thoại và độc thoại nội tâm, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình được Nguyễn Du vận dụng rất thành công. a) Giá trị nội dung:-Giá trị hiện thực:+Là bức tranh hiện thực về xã hội phong kiến bất công, tàn bạo.+Tố cáo thế lực đen tối trong xã hội phong kiến từ bọn thống trị cho đến bọn nha sai, từ bọn ma cô chủ chứa cho đến những kẻ bần hèn,...+Tố cáo sức mạnh ma quái của đồng tiền.+Tố cáo thế lực nhà chứa.-Giá trị nhân đạo:+Ca ngợi tình yêu trong sáng.+Đề cao, trân trọng vẻ đẹp phẩm chất, hình thức tài năng, ước mơ, khát vọng của con người.+Là tiếng khóc đau thương cho số phận bi kịch của con người tài hoa, bạc phận.+Thể hiện ước mơ khát vọng về 1 xã hội tốt đẹp, công bằng.b) Giá trị nghệ thuật:-Ngôn ngữ: Đạt tới mức đỉnh cao của sự tài hoa và uyên bác bởi sự kết hợp tài tình.-Thể thơ: Sử dụng thể thơ lục bát, uyển chuyển, điêu luyện kết hợp nhầm nhuyễn với các phương thức.-Nghệ thuật tự sự: Kết hợp giữa Tự sự trữ tình, tả cảnh ngụ tình, đối thoại, độc thoại nội tâm.*Câu 7: Nêu nguồn gốc xuất xứ của Chị em Thúy Kiều, Cảnh ngày xuân, Kiều ở lầu Ngưng Bích.a) Chị em Thúy Kiều- Trích trong phần 1: Gặp gỡ và đính ước của Truyện Kiều.- Từ câu 15 đến câu 38.b) Cảnh ngày xuân- Trích trong phần 1: Gặp gỡ và đính ước của Truyện Kiều, sau đoạn tả sắc chị em Thúy Kiều.-Từ câu 39 đến câu 56.c) Kiều ở lầu Ngưng Bích.-Trích trong phần 2: Gia biến và lưu lạc của Truyện Kiều.-Từ câu 1033 đến câu 1054.*Câu 8:Tóm tắt Truyện Kiều.Cách 1:-Phần thứ nhất: Gặp gỡ và đính ước ( Câu 1 – 568 )Thúy Kiều là một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn, con gái đầu lòng của một gia đình trung lưu lương thiện, sống trong cảnh "êm đềm trướng rủ màn che" bên cạnh cha mẹ và hai em là Thúy Vân và Vương Quang. Trong buổi du xuân nhân tiết thanh minh, Thúy Kiều gặp chàng Kim Trọng " phong tư tài mạo tót vời". Giữa hai người đã chớm nở một mối tình đẹp. Kim Trọng đến ở trọ cạnh nhà Thúy Kiều. Nhân trả chiếc thoa rơi, Kim Trọng đã gặp Kiều bày tỏ tâm tình. Hai người chủ động, tự do đính ước với nhau.-Phần hai: Gia biến và lưu lạc ( Câu 569- 2738 ) Trong khi Kim Trọng về quê chịu tang chú, thì gia đình Kiều bị mắc oan, Kiều nhờ Vân trả nghĩa cho Kim Trọng còn mình thì bán mình chuộc cha. Thúy kiều bị bọn buôn người là Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh lừa gạt, đẩy vào lầu xanh. Sau đó, nàng được Thúc Sinh một khách làng chơi hào phóng, cứu vớt khỏi cuộc đời kĩ nữ. Nhưng rồi Kiều bị vợ cả của Thúc Sinh là Hoạn Thư ghen tuông, đày đọa. Thúy Kiều phải trốn đến nương nhờ cửa Phật. Sư Giác Duyên vô tình gửi nàng cho Bạc Bà- kẻ buôn người như Tú bà, nên Kiều lần thứ hai rơi vào lầu xanh. Ở đây, Kiều gặp Từ Hải , một anh hùng "đội trời đạp đất".Từ Hải đã lấy Kiều và giúp nàng báo ân báo oán. Do mắc lừa quan đô đốc trọng thần Hồ Tôn Hiến, Từ Hải bị giết, Thúy Kiều phải hầu đàn, hầu rượu Hồ Tôn Hiến rồi bị ép gả cho viên thổ quan. Đau đớn, tủi nhục, Kiều trẫm mình ở sông Tiền Đường .Nhưng nàng được sư Giác Duyên cứu và lần thứ hai Kiều nương nhờ cửa Phật.-Phần ba: Đoàn tụ ( 2739 - 3254 ) Sau nửa năm về Dương Liêu chịu tang chú xong, Kim Trọng trở lại tìm Kiều. Hay tin gia đình kiều bị tai biến và nàng phải bán mình chuộc cha, chàng đau đớn vô cùng. Tuy kết duyên với Thúy Vân nhưng Kim Trọng chẳng thể nào nguôi được mối tình đầu say đắm. Chàng quyết cất công lặn lội đi tìm Thúy Kiều.Nhờ gặp được sư Giác Duyên mà Kim, Kiều tìm được nhau, gia đình đoàn tụ. Chiều ý mọi người, Kiều nối lại duyên với Kim Trọng nhưng cả hai cùng nguyện ước "duyên đôi lứa cũng như duyên bạn bầy".Cách 2:Thúy Kiều là một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn, sống êm đềm cùng cha mẹ và 2 em là Thúy Vân và Vương Quan. Trong buổi du xuân nhân tiết Thanh minh, Kiều đã gặp Kim Trọng. Hai người đã chớm nở tình yêu, họ chủ động, tự do đính ước cùng nhau. Trong khi Kim Trọng về quê chịu tang chú, gia đình Kiều bị mắc oan, Kiều phải bán mình chuộc cha vào trao duyên cho Thúy Vân. Trải qua 15 năm lưu lạc Kiều bị Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh, Bạc Bà,... lừa gạt đẩy vào lầu xanh 2 lần bị Hoạn Thư đánh ghen,.... Nhưng rồi nàng được Từ Hải một anh hùng đã lấy nàng làm vợ, giúp nàng báo ân báo oán. Do mắc lừa Hồ Tôn Hiến nên Từ Hải bị giết. Kiều bị bắt ép gả cho tên thổ quan.Nàng tủi nhục trầm mình ở sông Tiền Đường nhưng được sư Giác Duyên cứu, thế là nàng nương nhờ cửa Phật lần thứ 2. Sau nửa năm chịu tang chú, Kim Trọng trở lại tìm Kiều. Hay tin Kiều gặp nạn và đã lưu lạc chàng vô cùng đau khổ và thương nhớ nàng. Tuy đã kết duyên với Thúy Vân nhưng Kim Trọng không bao giờ không nhớ về Kiều.Chính vì thế chàng đã cất công lặn lội đi tìm nàng.Nhờ gặp được sư Giác Duyên, Kim Trọng đã tìm được Thúy Kiều gặp nhau, gia đình đoàn tụ.Hai người nguyện ước đổi "duyên đôi lứa" thành "bạn duyên vầy".*Câu 9: Giải thích ý nghĩa nhan đề Hoàng Lê Nhất thống chí, Truyền kì mạn lục, Đoạn trường tân thanh, Vũ trung tùy bút.- Truyền kì mạn lục: là ghi chép, tản mạn lại những câu chuyện có yếu tố kì lạ được nhân dân lưu truyền từ đời này sang đời khác.- Nhan đề Hoàng Lê Nhất Thống Chí: là nói về sự thống nhất của vương triều nhà Lê trong vào thời điểm Tây Sơn diệt Trịnh,trả lại Bắc Hàn cho vua Lê.- Đoạn trường tân thanh: là tiếng kêu khóc than của người con gái mới lớn nghe như đứt ruột.- Vũ trung tùy bút: là tùy bút trong những ngày mưa gió.* Câu 10: Giải thích nhan đề Đồng chí, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Làng, Chiếc lược ngà, Lặng lẽ Sa Pa, Ánh trăng.- Nhà thơ đặt tên cho bài thơ là "Đồng chí" , không chỉ có ý nghĩa viết về đề tài người lính, những người đồng đội có cùng chí hướng, cùng chung lí tưởng, cùng công tác trong một đoàn thể chính trị, một tổ chức Cách mạng mà sâu sắc hơn tác giả muốn viết về tình đồng đội của những con người đồng cam cộng khổ, đồng sức chung lòng cứu nước, cứu dân, hy sinh thân mình cho sự nghiệp thống nhất của Tổ quốc. Không dừng ở đó, bài thơ còn là lời nhắn gửi, lời kí thác chứa đầy tâm tình của tác giả đến bạn đọc về mối tình "đồng chí" thiêng liêng, cao đẹp.- Tựa đề bài thơ " Bài thơ về tiểu đội xe không kính" khá dài, tưởng chừng như có thể bó bớt đi cụm từ "bài thơ về" nhưng không chính cụm từ ấy đã tạo nên nét nổi bật của bài thơ. Bài thơ không chỉ viết về hiện thực khốc liệt của chiến tranh mà bài thơ còn muốn thể hiện chất thơ vút lên từ hiện thực ấy, từ tâm hồn hào hoa, lãng mạng, lạc quan, yêu đời, của người lính giữa khói bom đạn lửa, với niềm tự hào chiến đấu và chiến thắng.- Bếp lửa là hình ảnh, kỉ niệm tuổi thơ. Nó không chỉ gợi lại những kỉ niệm về tình bà cháu mà nó còn mang tính chất biểu tượng, mang ý nghĩa lớn lao về cội nguồn, về người nhóm lửa, giữ lửa, truyền lửa, ngọn lửa của tình yêu, của sự sống, của niềm tin cho các thế hệ nối tiếp. Đồng thời thể hiện lòng kính yêu, trân trọng, sự biết ơn sâu sắc cảu người cháu đối với bà và đối với gia đình, quê hương, đất nước.-Nhà văn đặt tên cho tác phẩm của mình là " Làng" bởi ông không chỉ muốn nói về làng Chợ Dầu của nhân vật ông Hai trong truyện mà thông qua làng Chợ Dầu tác giả muốn nói đến tất cả các ngôi làng Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Ở đó đã nuôi dưỡng ra những người nông dân với tình yêu làng tha thiết và tình yêu ấy đã hòa quyện, thống nhất trong tình yêu quê hương, tình yêu kháng chiến, tình yêu cụ Hồ.- "Chiếc lược ngà" là một nhan đề hay thể hiện nội dung, tư tưởng và chủ đề của tác phẩm. Đó chính là hình tượng nghệ thuật chứa đựng tình cảm cha con sâu nặng, thiêng liêng. Hình ảnh chiếc lược ngà xuyên suốt toàn bộ câu chuyện, nó là cầu nối tình cảm của cha con ông Sáu. Chiếc lược ngà là vật kỷ niệm của một người cha yêu thương con vô cùng, để lại cho con trước lúc hy sinh.Với bé Thu, chiếc lược ngà là kỉ vật của người cha, là tình cảm yêu mến nhớ thương của người cha chiến sĩ nơi chiến khu dành cho mình. Với ông Sáu, chiếc lược ngà là một vật quí giá thiêng liêng bởi nó chứa đựng bao yêu thương, mong đợi của người cha và làm dịu đi nỗi ân hận vì đã đánh con... Với nhan đề ấy, nhà văn không chỉ nói tình cha con thắm thiết sâu nặng mà còn gợi cho người đọc thấm thía những đau thương mất mát do chiến tranh gây ra.- Lặng lẽ Sa Pa cái tên vừa gọi lên đã gợi ra cho ta về 1 vùng đất yên tĩnh, thơ mộng, gợi ra cho ta sự liên tưởng tới những chuyến du lịch nghỉ dưỡng. Ấy vậy mà, trong cái âm thầm lặng lẽ của mảnh đất này lại đang có những con người đang ngày đêm miệt mài, âm thầm, say mê làm việc, cống hiến cả tuổi trẻ cho quê hương đất nước. Lặng lẽ nhưng không hề lặng lẽ, bởi nhiệt huyết cảu tuổi trẻ luôn sôi động trong tim, trong suy nghĩ và trong hành động của họ. họ là những con người mang vẻ đẹp tiêu biểu cho thế hệ thanh niên trẻ Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ.- Ánh trăng không chỉ là vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu mà nó còn là một thứ ánh sáng diệu kỳ (đối với nhân vật trữ tình trong bài thơ, đó là nghĩa tình đẹp đẽ của quá khứ), ánh sáng ấy có thể len lỏi vào những nơi khuất lấp trong tâm hồn con người để thức tỉnh họ nhận ra những điều sai trái, hướng con người ta đến với những lẽ sống cao đẹp - lẽ sống "uống nước nhớ nguồn", ánh trăng như ánh sáng của hàng nghìn nến đã thắp sáng lên một góc tối của con người, thức tỉnh sự ngủ quên của con người về nghĩa tình thủy chung với quá khứ, với những năm tháng gian lao nhưng rất hào hùng của cuộc đời người lính.Đó chính là ý nghĩa của bài thơ được Nguyễn Duy gửi gắm trong qua nhan đề "Ánh trăng".Ánh trăng là một hình tượng nghệ thuật mang nhiều ý nghĩa sâu sắc trong tác phẩm.*Câu 11:Nêu tình huống của truyện ngắn " Làng" và " Chiếc lược ngà".-Tình huống Chiếc lược ngà:+ Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến khi con gái mới tròn 1 tuổi. Ông luôn mong nhớ và khao khát được gặp con. 8 năm trời xa cách, ông được nghỉ phép trở về nhà nhưng đứa con gái bé bỏng của ông lại không chịu nhân ông làm cha. Đến khi con nhận ông làm cha thì cũng chính là lúc ông phải về lại đơn vị.+ Ở đơn vị ông dồn hết tất cả tình yêu thương và niềm mong nhớ con vào việc làm cây lược ngà để tặng con nhưng cây lược ngà chưa kịp trao đến tay con thì ông đã hi sinh trong 1 trận càn của giặc.-Tình huống truyện ngắn Làng:+ Ông Hai đang say sưa, vui sướng, hạnh phúc, tự hào khi mình là người làng Chợ Dầu, 1 làng kháng chiến với tình yêu nước mãnh liệt thì bỗng nhiên ông rơi vào tâm trạng đau khổ, tủi nhục, xấu hổ tột cùng khi nghe tin làng Chợ Dầu của ông phản động, lập tề theo Việt gian.+ Ông Hai đang trong tâm trạng đau khổ tột cùng của sự xấu hổ, tủi nhục vì nghe tin làng Chợ Dầu theo Việt gian thì ông lại nhận được tin vui làng ông không hề theo Việt gian mà vẫn anh dũng kháng chiến bảo về quê hương, đất nước.*Câu 12:Nêu hoàn cảnh sáng tác, tên tác giả và ý nghĩa của tất cả bài thơ và truyện hiện đại.PHẦN THƠ:1. Đồng chí:
- Chính Hữu
- Bài thơ được sáng tác năm 1948 khi tác giả cùng đồng đội tham gia chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc (thu đông 1947) đánh bại cuộc tiến công quy mô lớn của giặc Pháp lên chiến khu Việt Bắc, in trong tập thơ Đầu súng trăng treo.
- Viết về tình đồng chí ở những người lính trong chống Pháp- những con người nông dân ra lính. Với họ tình đồng chí là một tình cảm rất cao đẹp của những người cùng cảnh ngộ và lí tưởng chiến đấu. Tình cảm ấy góp phần làm nên sức mạnh tinh thần cho các anh.
2. Bài thơ về tiểu đội xe không kính
- Phạm Tiến Duật ( 1941 -2007 )
-Sáng tác năm 1969, khi đó tác giả vừa là nhà thơ, vừa là người chiến sĩ lái xe không kính trên tuyến đường Trường Sơn trong kháng chiến chống Mĩ. Tác phẩm được in trong tập thơ Vầng trăng quầng lửa.
- Khắc họa rất chân thực hình ảnh trần trụi của những chiếc xe không kính trong kháng chiến chống Mĩ trên tuyến đường Trường Sơn. Đồng thời khắc họa hình ảnh của những chiến sĩ lái xe không kính với tinh thần bất khuất, hiên ngang, dũng cảm, lạc quan, yêu đời, yêu cuộc sống trước mưa bom bão đạn.
3. Đoàn thuyền đánh cá
- Huy Cận (1919 -2005 )
- Sáng tác năm 1958 trong chuyến đi thực tế ở vùng mỏ Quảng Ninh.
- Qua việc miêu tả cảnh lao động đánh cá của người ngư dân vùng biển Hạ Long, bài thơ ngợi ca vẻ đẹp thiên nhiên, đất nước, sự giàu có của biển khơi; ngợi ca khí thế lao động hăng say, và bộc lộ được niềm tự hào của mình trước cuộc sống mới.
4. Bếp lửa
- Bằng Việt ( 1941 )
- Sáng tác năm 1963, khi tác giả đang là sinh viên ngành Luật ở nước Nga xa xôi. In trong tập Hương cây – Bếp lửa (1968)
- Bài thơ là lời nhắn nhủ rất xúc động của nhà thơ tới mọi người về những kỉ niệm thơ ấu bên bà, bên bếp lửa. Những gì là thân thiết nhất trong cuộc đời mỗi người đều có sức tỏa sáng nâng đỡ con người trong suốt cuộc hành trình dài và rộng của cuộc đời. Tình yêu thương và lòng biết ơn bà chính là những biểu hiện cụ thể của tình yêu thương, sự gắn bó với quê hương, gia đình và đó cũng chính là khởi đầu của tình yêu đất nước.
5. Khúc hát ru những em bé trên lưng mẹ
- Nguyễn Khoa Điềm (1943)
- Sáng tác năm 1971, khi tác giả đang công tác ở chiến khu miền Tây Thừa Thiên – Huế.- In trong tập "Đất và khát vọng" ( 1984).
- Bài thơ khắc họa hình tượng người mẹ Tà – ôi trong cuộc kháng chiến chống Mĩ – giàu lòng yêu thương con,gắn liền với tinh thần kháng chiến và lòng yêu bà con làng bản quê hương, yêu bộ đội Cụ Hồ, yêu đất nước, qua đó thể hiện khát vọng tự do và thống nhất đất nước.
6. Ánh trăng
-Nguyễn Duy ( 1948 )
-Sáng tác năm 1978, những năm tháng sau mùa xuân 1975 – thời kì người lính cũng như nhà thơ từ giã chiến khu, từ giã núi rừng trở về sống ở thành phố, nơi có những thiết bị hiện đại. In trong tập thơ "Ánh trăng"
- Thông qua hình tượng nghệ thuật "Ánh trăng" và cảm xúc của nhà thơ, bài thơ đã gợi lại những năm tháng quá khứ, gian lao vất vả nhưng đầy tình nghĩa của cuộc đời người lính và từ đó mà nhắc nhở thái độ sống của con người phải luôn ân nghĩa, thủy chung như đạo lí "Uống nước nhớ nguồn."
PHẦN TRUYỆN NGẮN
1. Làng
- Kim Lân ( 1920 - 2007)
- Sáng tác vào năm 1948, trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
- Thể hiện tình yêu làng quê sâu sắc hòa quyện thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến của ông Hai nói riêng và người dân Việt Nam nói chung.
2. Lặng lẽ Sa Pa
- Nguyễn Thành Long ( 1925 - 1991)
- Sáng tác vào mùa hè năm 1970 khi tác giả có chuyến đi lên Lào Cai và Truyện được in trong tập Giữa trong xanh (năm 1972).
- Thông qua cuộc gặp gỡ giữa bốn nhân vật, ông họa sĩ già, cô kĩ sư trẻ, bác lái xe với anh thanh niên làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu trên đỉnh Yên Sơn giữa núi rừng Lào Cai, tác giả ca ngợi những con người lao động bình thường âm thầm lặng lẽ cống hiến công sức của mình cho công cuộc xây dựng XHCN và thống nhất đất nước.
3. Chiếc lược ngà
- Nguyễn Quang Sáng ( 1932 ).
- Sáng tác vào năm 1966, khi tác giả đang hoạt động ở chiến trường Nam Bộ. In trong tập thơ cùng tên.
- Ca ngợi tình cha con sâu nặng, tình đồng đội thiết tha trong cảnh ngộ éo le thời chiến tranh, và nói lên nỗi đau mà nhân dân ta phải chịu lúc bấy giờ.Đồng thời ca ngợi truyền thống cách mạng yêu nước của người nông dân Nam Bộ.
Bạn đang đọc truyện trên: ZingTruyen.Store