ZingTruyen.Store

Dan Tri

Dân trí) - Hơn 80% học sinh, vinh viên Việt Nam lạc quan và có nhiều ước mơ đẹp cho tương lai, nhưng lại thiếu hẳn khả năng hoạch định tương lai, đặc biệt là kỹ năng mềm và thái độ dám dấn thân vào đời.

Đó là kết quả nghiên cứu của Viện nghiên cứu giáo dục (ĐH Sư phạm TPHCM) công bố ngày 9/10 về nghiên cứu "Nhận thức & thái độ của học sinh/ sinh viên về định hướng tương lai" thực hiện trên 2.000 học sinh THPT và Sinh viên tại 4 thành phố lớn bao gồm TPHCM, Hà Nội, Đà Nẵng và Cần Thơ.

Tiến sĩ Nguyễn Thị Kim Dung Viện nghiên cứu giáo dục (ĐH Sư phạm TPHCM) người trực tiếp khảo sát nghiên cứu đề tài này cho biết: "Nghiên cứu này xuất phát từ kết quả nghiên cứu của công ty Research International về chỉ số tập trung của giới trẻ châu Á. Theo đó, chỉ 28% bạn trẻ Việt Nam được phỏng vấn cho biết có thể tập trung hoàn toàn trong những hoạt động hàng ngày, 72% còn lại cho biết cảm thấy khó khăn khi phải tập trung vào các việc như học hành và ngay cả trong giao tiếp".

Trong khảo sát nghiên cứu của Viện nghiên cứu giáo dục cho thấy, hơn 80% HSSV Việt Nam lạc quan và có nhiều ước mơ đẹp cho tương lai nhưng lại thiếu hẳn khả năng hoạch định tương lai, đặc biệt là kỹ năng mềm và thái độ dám dấn thân vào đời. Thay vào đó, 75,4% các em vẫn mong muốn tiếp tục học lên và 23,2% mong muốn đi du học như một cách để trang bị cho tương lai. Thực tế ấy đã ảnh hưởng không ít đến việc phát huy tiềm năng, định hướng nghề nghiệp và thực hiện ước mơ của các em.

Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy hầu hết HSSV Việt Nam vẫn còn mơ hồ về hướng đi và mục tiêu phấn đấu của mình ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Điển hình như để chuẩn bị cho sự nghiệp các em còn nhận thức mơ hồ về các yêu cầu mà việc làm đòi hỏi; chỉ biết tập trung vào học các kiến thức chuyên môn, chưa coi trọng các kỹ năng mềm. Thể hiện là hơn 83% HSSV cho biết dự định tương lai của mình là học giỏi các môn học tại trường, 92% cho biết cần học giỏi ngoại ngữ, 86% học vi tính, 83% theo dõi phương tiện thông tin đại chúng để tìm việc làm. Các em chưa đánh giá cao việc tham gia các câu lạc bộ đội nhóm hay những hoạt động xã hội giúp phát triển kỹ năng mềm.

Trong nghiên cứu này, phần lớn HSSV thừa nhận vai trò của nhà trường, giáo viên trong việc định hướng nghề nghiệp là rất ít. Chủ yếu các em chịu tác động từ gia đình. Do vậy, việc nhà trường tham gia vào dạy những kỹ năng mềm quan trọng là điều cần thiết hiện nay - TS Nguyễn Kim Dung, khẳng định.

Bạn đang đọc truyện trên: ZingTruyen.Store