ZingTruyen.Store

Da Hoan That U That U Phai La Hong Phai Xanh Tham

Chương 4: Phụ nữ không muốn tự làm khó mình, cũng chỉ có thể gây khó dễ phụ nữ khác mà thôi.

Hạ nhân Thịnh phủ không ít người là dân bản địa, luyến tiếc cố hương không muốn chuyển nhà thì đều được cho phép rời khỏi Thịnh phủ, còn được phát thêm chút bạc nghỉ việc. Mọi người đều khen ngợi Thịnh đại nhân là người nhân hậu, yêu dân. Thịnh Hoành chọn ngày hoàng đạo để khởi hành. Từ sáng tinh mơ, cả nhà đã xuất phát. Thịnh phủ mấy chục hạ nhân cùng lương thực, đồ dùng ước chừng đến bảy, tám thuyền. Thịnh Hoành lo lắng sẽ khoe khoang quá mức nên để mấy quản sự đáng tin cậy chuyển hành lý lên thuyền về phương Bắc trước, đồng thời sớm thu xếp chỗ ở.

Diêu Y Y đi theo Vương thị, ở mép thuyền bên phải. Nha hoàn, vú già lại thay đổi thành mấy gương mặt mới. Nàng cũng lười ghi nhớ, nên mỗi ngày chỉ ăn ngủ, ngủ ăn như cũ, ăn liên tục lại ngủ quá nhiều. Lúc đầu còn hơi say sóng, nàng và Thịnh Như Lan đều vô cùng thích thú xem phong cảnh sông nước. Một bên thì nhìn nhìn còn một bên thì thao thao bất tuyệt về chứng bệnh "trì độn không nói được" của cô em gái thứ sáu.

Cô bé Như Lan dường như chưa được ra khỏi nhà bao giờ nên e rằng thấy con quạ bay lên thôi cũng đủ làm cho nó phấn chấn cả buổi, ngón tay mũm mĩm cứ liên tục khua lên vẻ sợ lớn hãi nhỏ. Vương thị nhìn không nổi nên mắng nó mấy câu. Như Lan buồn bực, không dám thường xuyên ghé vào cửa sổ mạn thuyền mà chỉ có thể nói chuyện với Diêu Y Y. Mỗi lần nó líu ríu đến nửa ngày, Diêu Y Y uể oải chỉ "ừ" một tiếng hoặc gật đầu.

"Mẹ, con thấy em Sáu ngốc thật, chẳng nói được lời nào." Như Lan sáu tuổi đối với bạn học mới tỏ vẻ bất mãn.

"Em Tư, chớ có nói linh tinh, Minh Lan bị bệnh. Hôm qua, anh có nghe em ấy nói chuyện. Em ấy so với em còn nhỏ hơn một tuổi, dì Vệ lại vừa mới mất, em không được bắt nạt em ấy." Thịnh Trường Bách mười hai tuổi ngồi bên cửa sổ đọc sách, mắt đẹp, mày sáng, dáng người đĩnh đạc.

"Hôm qua, em ấy chỉ nói có bốn chữ "Ta muốn đi tiểu.". Chị cả! chị cũng nghe thấy đúng không?" Như Lan kéo bím tóc Diêu Y Y. Diêu Y Y vẫn như cũ không nhúc nhích tựa ở giữa tháp, giống như đang ngủ.

"Được rồi, Như Lan." Tiểu thư Thịnh Hoa Lan mười ba tuổi duyên dáng yêu kiều, đang đến tuổi trổ mã giống như một đóa bạch lan mềm mại, xinh đẹp. Nàng nằm trên ghế dựa bên cạnh lật xem các mẫu thêu "Ồn ào cái gì, suốt dọc đường đều nghe thấy tiếng em hô to gọi nhỏ, không có chút phép tắc gì cả. Em lại còn tranh cãi ầm ĩ, cẩn thận lát nữa chị mách cha, để cha phạt em chép sách, xem em còn thảnh thơi mà đi lo chuyện người khác không, tự lo lấy bản thân mình đi."

Cô bé Như Lan bĩu môi, có vẻ sợ chị cả, không cam lòng mà nhảy xuống nhuyễn tháp chỗ Diêu Y Y, quay sang nha hoàn chơi trò bắt dây, còn đứng sau lưng Thịnh Hoa Lan giả làm mặt quỷ.

Không lâu sau, đại nha hoàn bên người Hoa Lan bước vào, Hoa Lan buông mẫu thêu trong tay xuống, hỏi: "Sao rồi?"

Nha hoàn kia cong môi cười, trả lời: "Quả đúng như tiểu thư dự liệu. Bên kia rất loạn, vì đang ở trên thuyền, làm ầm ĩ quá cũng không được, bây giờ đang lau nước mắt đấy. Em vốn định hỏi thăm mấy câu thì bị bác Lưu đuổi đi."

Hoa Lan cười, trong lòng vui vẻ. Trường Bách để sách xuống, cau mày nói: " Chị lại đi thăm dò cái gì thế, cha đã dặn không được hỏi nhiều. Chị không nghe hay sao, suốt ngày nghe ngóng khắp nơi chẳng có chút nào giống phong thái của tiểu thư thế gia."

Hoa Lan nguýt em trai một cái, nói: "Em huyên thuyên gì thế hả, chuyện của chị không cần em lo, đọc sách của em đi." Tiếp đến nàng lại khẽ lẩm bẩm nói một mình: "...Nàng ta quả thật đã chọc giận cha, đến tột cùng là vì sao? Đêm nay phải hỏi mẫu thân một chút xem sao...Đáng đời!"

Diêu Y Y nhắm mắt giả bộ ngủ, coi như không có sự hiện diện của nàng. Nàng nhận thấy mấy ngày qua chuyện trên thuyền so với phong cảnh tuyệt mỹ bên ngoài còn hấp dẫn hơn nhiều. Thuyền vừa đi mười ngày, ngay khi thuyền vừa cập bến, Thịnh Hoành đã đuổi việc luôn hai, ba quản sự. Xin chú ý, bọn họ đều mang họ Lâm.

Bọn họ vốn là họ hàng nghèo khó tìm đến dì Lâm để nương tựa. Mấy năm gần đây, bọn họ trở thành phụ tá đắc lực của dì Lâm , bên ngoài thì xử lý cửa hàng, thôn trang, còn bên trong thì ôm đồm hết việc mua bán, sai vặt. Người trước, người sau đều oai phong tám hướng. Lần này, Thịnh Hoành muốn đuổi người đi, tất nhiên bọn họ đều không chịu, còn đến trước mặt dì Lâm cầu xin. Dì Lâm kinh ngạc. Nàng ta tâm tư thận trọng, biết có gì đó không ổn nên lập tức đến trước mặt Thịnh Hoành cầu tình. Nhưng cho dù nàng nói hết lời, Thịnh Hoành vẫn nghiêm mặt, không quan tâm đến nàng. Chuyện này lại xảy ra trên thuyền, chủ tử, hạ nhân đều nghe thấy. Nàng không tiện xuất trọn vẹn chiêu kungfu Tây Thi đánh đàn, thổi tiêu rơi lệ, chỉ có thể trơ mắt nhìn mình bị mất đi cánh tay.

Vương thị trong lòng nở hoa, không dám lộ ra trên mặt nên phải đau khổ nín nhịn giữ nguyên vẻ mặt, không thể bộc lộ nét vui mừng, cực kì vất vả. Tâm tình sảng khoái, làm việc cũng hào phóng hơn, đối đãi với Diêu Y Y tốt hơn trước. Ăn mặc thì đều đặt mua dựa theo con gái mình. Thuyền vừa cập bến liền đi mời đại phu đến bắt mạch cho Diêu Y Y, xem có phải ngốc thật hay không. Đáng tiếc, Diêu Y Y vẫn không tốt lên được, vẫn bộ dạng ốm yếu như trước, ăn được mấy miếng cơm, còn lại thì suốt ngày ngủ mê man.

Thịnh Hoành thường đến thăm Diêu Y, mỗi lần thấy lại lo lắng thêm, mỗi lần ôm con gái ước chừng cân nặng, đầu mày lại nhíu chặt hơn, liền giục thuyền phu đi nhanh, muốn mau chóng đến Đăng Châu, an ổn rồi còn chăm sóc cho con gái thật tốt.

Đầu mùa hạ, gió nam thổi mạnh, thuyền xuôi theo hướng nam bắc nên rất thuận lợi. Đến kinh đô, Thịnh Hoành mang theo mấy phụ tá xuống thuyền đi bộ đến kinh thành làm thủ tục thăng chức ở Lại bộ, còn dập đầu cảm tạ hoàng ân và bái lạy, cảm ơn các trưởng bối, đồng liêu, họ hàng thân thích còn lại thì do con trai trưởng dẫn đầu như cũ hướng về phương bắc đi trước tới Sơn Đông.

Thịnh Hoành đi lần này, dì Lâm trở nên thành thật, thậm chí không ló mặt, chỉ ở trong khoang thuyền của mình dạy con. Trên thuyền, mấy lái thuyền, vú già nhà khác đi qua cũng có thể nghe thấy tiếng đọc sách lanh lảnh của dì Lâm. Mọi người đều tán thưởng Thịnh phủ là dòng dõi thư hương, quả nhiên học rộng tài cao. Vương thị lại giận sôi lên, bắt Trường Bách lôi sách ra đọc cho người bên ngoài nghe. Trường Bách là người trầm tĩnh, ít nói, nghe yêu cầu của mẹ như thế, khuôn mặt trắng trẻo nhỏ nhắn nhất thời căng ra thành một quả cà chín.

Diêu Y Y nói, trái cà sẽ không đọc sách.

Diêu Y Y ngủ đến đầu óc mê muội, không biết thời gian trôi qua như thế nào. Ngược lại, đợi cho đến khi Như Lan chán thuyền, Trường Bách xem xong ba quyển sách, chị cả Hoa Lan thêu xong bốn chiếc khăn tay, cuối cùng thì thuyền cũng dừng lại cập bến. Trên bến đã có mấy quản sự mang tôi tớ đến đón người. Xuống thuyền lên bờ, mọi người đều chật vật, mặt xám như tro, đầu óc choáng váng, không nói gì mà trực tiếp đổi sang xe ngựa, mấy ngày tiếp theo lại trải qua lắc lư, xóc nảy. May mắn, Đăng Châu là cũng nơi gần sông nước, đợi đến lúc Thịnh lão phu nhân bị xóc nảy đến bực mình thì cuối cùng cũng đến nơi.

Diêu Y Y là người phía nam, không bị say sóng nhưng ngồi xe ngựa lại choáng váng, mấy ngày liên đều bị ói ra cả dịch mật. Lần này không giả vờ ngủ nữa mà trực tiếp ngất đi trong lòng một bà tử dũng mãnh khỏe mạnh, rồi được ôm vào trong nhà, căn bản không biết Đăng Châu hình dáng thế nào, đến khi tỉnh lại đã nằm trên giường. Mỗi lần mở mắt ra đều nhìn thấy đại phu ở bên cạnh rung đùi gật gù. Lần thứ nhất là một ông chú bốn mươi tuổi ở bên trái, lần thứ hai là ông bác tóc hoa râm, lần thứ ba là một ông lão râu tóc bạc phơ, y thuật tỷ lệ thuận với tuổi tác của đại phu, đại phu lần này so với lần trước y thuật càng cao minh hơn.

Ba vị đại phu được liên tục mời đến đều nói bệnh tình bé gái Thịnh phủ không nặng, không phải do thuốc không tốt, mà vấn đề nằm ở trên người Diêu Y Y. Cô bé không có ý chí tiếp tục sống. Vương thị nhìn đứa bé gầy như da bọc xương trong lòng bắt đầu lo sợ, gần đây quan hệ với Thịnh Hoành vừa dịu đi. Thịnh Minh Lan lại được Thịnh Hoành ôm đến cho nàng nuôi nấng. Nếu Thịnh Hoành về nhìn thấy con gái bị bệnh mà chết, Vượng thị làm không công lại tự chuốc khổ vào thân.

Thịnh Hoành trở về thấy con gái gầy yếu thế này, nổi cơn tam bành với dì Lâm. Ban ngày xử lý công vụ, đến tối hồi phủ liền sắp xếp hạ nhân. Thịnh phủ mới đến Đăng Châu, bất luận mua hay bán hạ nhân người bên ngoài cũng không biết nội tình, chỉ nghĩ là quan mới nhậm chức điều chỉnh lại hạ nhân trong phủ cũng là bình thường mà thôi. Thịnh Hoành trong lòng tức giận, tránh mặt dì Lâm, hai ngày liên tục đều đuổi nha hoàn, bà tử đắc lực trong phòng dì Lâm, hoặc giáng chức hoặc đuổi, có khi bán đi, hằng đêm còn nghỉ ở phòng Vương thị. Vương thị trong lòng nở hoa, đem một cây nhân sâm to như gốc cây bự cho Diêu Y Y bồi bổ thân thể, chỉ nhìn cây nhân sâm to như củ cà rốt thôi Diêu Y Y đã thấy sợ hãi trong lòng.

Bên này cảnh xuân tươi đẹp, bên kia lại mưa sầu gió tủi, dì Lâm mấy lần muốn gặp Thịnh Hoành đều bị hạ nhân ngăn ở bên ngoài. Có điều rút cuộc nàng ta cũng không phải người tầm thường. Một ngày, sau bữa cơm chiều, Thịnh Hoành đang bàn bạc cùng Vương thị về bệnh tình của Thịnh Minh Lan, mấy đứa nhỏ đều trở về phòng của mình, chỉ có Diêu Y Y nằm mê man trước cửa sổ trên giường. Vợ chồng hai người mỗi người một bên liên tục đốt lò sưởi, nói xong chuyện này liền vòng đến chuyện đặt mua sản nghiệp ở Đăng Châu. Đột nhiên tiếng ồn ào bên ngoài truyền đến, là tiếng đám nha hoàn khiển trách, ngăn cản. Vương thị định phái Lưu Côn thân tín đi xem, chợt một trận gió ùa vào, rèm lụa màu lam bị vén lên, một người bước tới, không phải dì Lâm thì là ai?

Chỉ thấy trên đầu nàng búi tóc đơn giản đen nhánh, châu ngọc, trang sức hoàn toàn không đeo, mặt không son phấn. Nàng ta sinh ra vốn phong lưu, dịu dàng, toàn thân bận y phục màu lam thẫm, làm nổi bật da thịt trắng như tuyết, đôi chân mày được tô cong cong như vầng trăng đang nhíu chặt lại , thắt lưng yêu kiều chỉ vừa nắm tay, dường như hôm nay đã gầy đi rất nhiều, quả thực điềm đạm đáng yêu.

Bên ngoài tiếng nha hoàn, bà tử lôi kéo nhau truyền đến, giống như dì Lâm mang cả một đội quân tiến vào, Thịnh Hoành ngoảnh mặt đi không nhìn nàng. Vương thị phẫn nỗ, vỗ mấy cái lên bàn: "Bộ dạng như quỷ sai thế này là cho ai xem, bảo ngươi tốt nhất nên ở trong phòng chờ đợi, ngươi xông vào đây vào gì? Làm ầm ĩ cả nhà ai cũng biết, không phải ai cũng giống ngươi làm người không biết xấu hổ đâu! Các ngươi mau kéo nàng ta ra ngoài!"

Nói xong mấy nha hoàn xông đến định đưa người đi.

"Không được chạm vào ta!"

Dì Lâm gắng sức giãy dụa, thở gấp, hướng tới Thịnh Hoành quỳ xuống, giọng nói như bị dao cắt, vẻ mặt kiên định: "Lão gia, phu nhân, hôm nay thiếp đã hạ quyết tâm. Nếu không cho thiếp nói chuyện, thiếp liền đụng đầu chết ở chỗ này, sống làm gì để chịu giày vò!"

Thịnh Hoành lạnh lùng quát: "Nàng không cần phải lấy cái chết ra dọa, đừng tưởng bình thường ta đối xử với nàng không tệ, nàng liền học theo mấy mụ ngoài chợ, diễn bài một khóc, hai ầm ĩ, ba thắt cổ cho ai xem hả!"

Dì Lâm nước mắt tuôn trào, giọng thảm thiết: "Mấy ngày qua, trong lòng thiếp nóng như lửa đốt, giống như có vạn lời muốn nói mà lão gia lại tránh không cho thiếp gặp. Lòng thiếp gần như chết lặng. Nhưng mà lão gia, chàng là quan phụ mẫu của dân chúng, thường ngày muốn xử lý kẻ trộm, kẻ cắp, chàng cũng phải để người ta bào chữa với quan trên chứ, huống hồ thiếp đã hầu hạ lão gia mấy năm nay, còn sinh một đôi trai, gái. Giờ chàng muốn thiếp chết, thiếp cũng phải chết rõ ràng chứ!"

Thịnh Hoành nhớ đến cái chết của Vệ liền nổi giận, ném vỡ ly trà trên mặt đất: "Ngươi đã tự mình làm được chuyện tốt lắm!"

Dì Lâm lệ tuôn như mưa, nức nở nói: "..Hoành lang!" Thanh âm bi thương.

Vương thị bốc hỏa, từ trên giường nhảy xuống, chỉ về phía nha hoàn vú già quát: "Các ngươi một lũ ăn bám, chết hết rồi hả, còn không mang nàng kéo ra ngoài!"

Lâm di nương ngẩng đầy nói: "Phu nhân cứ như vậy không cho thiếp thưa chuyện là vì sao?Chẳng lẽ sợ thiếp nói ra cái gì liên lụy đến phu nhân?"

"Miệng ngươi phun toàn nước bọt, còn ở trong này bịa chuyện? Ta có gì phải sợ."

"Nếu không sợ thì hôm nay phải nói cho rõ ràng, phải trái trắng đen lão gia sẽ sáng tỏ."

Vương thị ngực phập phồng tức giận. Dì Lâm vẫn rơi lệ. Trong phòng nhất thời lặng tiếng, Thịnh Hoành làm quan, biết hôm nay không đem mọi chuyện nói hết ra thì không được, liền gọi nha hoàn đi gọi Lai Phúc đến. Lưu Côn giống như được cứu sống, gọi tất cả nha hoàn trong phòng ra ngoài. Một lúc sau, Lai Phúc bước vào. Thịnh Hoành thấp giọng phân phó, Lai Phúc nhận lệnh, trở về dẫn theo mấy bà tử sai vặt tiến vào, mấy vú già, nha hoàn liên quan đều đưa ra bên ngoài sân.

Trong phòng chỉ còn Thịnh Hoành, Vương thị,dì Lâm, Lưu Côn cùng Lai Phúc, tổng cổng có năm người, ngoài ra còn có bạn học Diêu Y Y đang nằm mê man trên tháp, phỏng chừng tất cả mọi người đều quên mất. Diêu Y Y lần thứ hai lại thề đất đá trôi, nàng cũng không nghĩ sẽ tiến hàng thẩm tra ngay tại chỗ này. Nhưng mà, tốt nhất nàng nên tiếp tục thiếp đi.

Dì Lâm nhẹ nhàng lau nước mắt, bi ai nói: "Mấy ngày qua thiếp không biết mình làm sai chỗ nào. Lão gia đối với thiếp hờ hững không nói làm gì, còn liên tiếp xử lý hạ nhân bên người thiếp. Đầu tiên là hai người họ hàng nương tựa ở chỗ thiếp, tiếp theo lại đến hai nha hoàn bên cạnh. Hôm trước, ngay cả vú già chăm sóc thiếp từ thuở nhỏ cũng bị trục xuất.Việc lão gia làm, thiếp không dám xen vào, nhưng phải nói rõ phải trái đúng sai!"

Thịnh Hoành lạnh lùng mở miệng: "Tốt! Hôm nay, ta sẽ hỏi rõ phải trái đúng sai. Ta hỏi nàng, dì Vệ chết như thế nào?"

Dì Lâm dường như không sợ hãi mà còn thản nhiên cười: "Từ ngày em Vệ mất, thiếp biết sẽ có ngày hôm nay. Ngày đó lúc còn ở Tuyền Châu, trong phủ nha hoàn, vú già đều ngầm bàn tán, nói thiếp hại chết em Vệ. Thiếp nghĩ chẳng qua là mấy hạ nhân không biết lại nói linh tinh, đồng thời sắp tới lão gia được thăng chức, mấy việc vụn vặt thiếp không dám làm phiền đến lão gia, nên âm thầm chịu đựng, chỉ nghĩ cây ngay không sợ chết đứng, lời đồn sau này sẽ tự tan đi, chứ chưa từng nghĩ... Chưa từng nghĩ đến, thế nhưng lão gia lại nghi ngờ thiếp!"

Nói xong thì không cầm được mà khóc rống lên.

Thịnh Hoành giận dữ nói: "Chẳng lẽ ta còn nói oan cho nàng hay sao? Ngày dì Vệ lâm bồn, vì sao nàng chậm chạp không đi mời bà đỡ? Vì sao hôm ấy trong viện nàng ấy ngay cả nha hoàn sai sử cũng không có? Vì sao mấy bà đỡ lại không ở nhà? Ngày đó ta cùng phu nhân đều đến chỗ Vương gia, chỉ còn mình nàng ở nhà, không phải nàng thì là ai?"

Lấy ngón tay bạch ngọc lau qua hai gò má, dì Lâm bi thương nói: "Lão gia, chàng còn rõ mấy năm trước lúc cô Ba chết non, phu nhân từng bảo thiếp sau này nên ít quản chuyện các dì, tự quản bản thân cho tốt là được. Ngày đó, lão gia và phu nhân rời nhà, thiếp liền an phận chỉ trông coi viện của chính mình. Lão gia minh giám, trong nhà hai chủ tử đều đi, trong phủ bọn hạ nhân bất ngờ được thả lỏng nên nghỉ ngơi một chút, mấy người hầu già nhàn hạ muốn về nhà, không nghĩ có lúc lại cần đến bà đỡ? Thiếp vào phủ mới mấy năm, mà vú già làm trong nhà đã mấy chục năm, thiếp làm sao sai khiến được?"

Thịnh Hoành lạnh lùng hừ một tiếng, không nói. Vương thị quay sang nhìn Lưu Côn, trong mắt có chút thấp thỏm.

Dì Lâm nói tiếp: "Sau đó, hạ nhân báo lại, nói dì Vệ đau bụng sắp sinh. Thiếp vội vàng bảo nha hoàn đi gọi kẻ sai vặt để bọn họ gọi bà đỡ đến. Ai biết bà tử với mấy kẻ sai vặt đều uống rượu, bài bạc ở cửa phụ. Nha hoàn của thiếp tìm ông gọi bà cả buổi, bọn họ mới chậm rì rì đi ra. Đi một lúc đến mấy canh giờ, sau đó thiếp có hỏi mấy kẻ sai vặt, bọn họ chỉ nói bà đỡ gần nhất không ở nhà, chạy mấy dặm đến thành Tây nên mới bỏ lỡ lúc Vệ di nương trở dạ. Lão gia, phu nhân, trên có trời, dưới có đất, những câu thiếp nói là thật. Nếu thiếp có lòng dạ nào muốn hại Vệ di nương liền để thiên lôi đánh chết không tử tế! Nếu lão gia còn không tin, có thể tự mình đến hỏi mấy vú già, sai vặt ngày đó, thiếp đi gọi bà đỡ vào giờ nào, đều có người biết!"

Nói xong lại ô ô khóc lên.

Thịnh Hoành quay đầu, liếc mắt nhìn Vương thị một cái thật sâu. Vương thị trong lòng nhảy dựng, nhìn Lưu Côn, nàng ta hướng Vương thị nhíu mày. Mấy bà đỡ đẻ đều là thị tì của nàng, mà bà tử và mấy sai vặt ở cửa phụ là nàng quản, cho dù Thịnh Hoành không nổi lòng nghi ngờ thì nàng cũng không tránh được quản lý lỏng lẻo, buông thả bọn hạ nhân.

"Nói như thế vậy hóa ra ngươi không có lỗi gì sao? Tốt! Mồm miệng lanh lợi." Vương thị không tiện nói nhiều, nàng rất rõ ràng lắm điều không có lợi.

Dì Lâm lết gối thêm mấy bước đến trước giường, hiện ra gương mặt thanh lệ đẫm nước mắt, sáng trong như trăng , nghẹn ngào kể lể: "Nếu nói thiếp không có lỗi gì thì không phải. Thiếp vốn nhát gan, sợ phiền phức, ngại ôm việc vào người. Nếu ngày đó, thiếp luôn ở bên cạnh em Vệ, chỉ huy đám nha hoàn, hầu già có lẽ em Vệ tuổi còn trẻ sẽ không đến nỗi như vậy. Chỉ là thiếp sợ bản thân gánh lấy trách nhiệm, sợ bị người đời đàm tiếu mà thôi. Thiếp sai rồi. Nếu nói thiếp có lòng muốn hại chết em Vệ thì đến chỗ Diêm Vương cũng không có chỗ dung thân! Thiếp cũng là người đọc sách lớn lên chẳng lẽ không biết đến nhân sinh do trời định hay sao?"

Thịnh Hoành giật mình, ngồi yên không lên tiếng.

Vương thị vô cùng tức giận đang muốn lớn tiếng trách móc thì bị Lưu Côn dùng ánh mắt đáng sợ ngăn cản. Dì Lâm nức nở, giọng nói thảm thiết, bi ai, run run tiếp lời: "Lão gia, phu nhân, thiếp vốn là người không nơi nương tựa, cả đời chỉ có thể dựa vào lão gia mà sống. Nếu lão gia chán ghét mà vứt bỏ thiếp, không bằng giờ thiếp chết ngay lập tức. Thiếp cũng là con gái nhà lành được lão phu nhân chọn phu gia cho rồi, nhưng lại không biết xấu hổ, một lòng muốn nương nhờ lão gia, ngưỡng mộ nhân phẩm của lão gia. Bị người đời phỉ nhổ, bị hạ nhân khinh thường, là do thiếp cam tâm tình nguyện. Thiếp cũng biết mình chọc giận chị lớn, làm cho chị lớn khó chịu, trong lòng chị lớn oán thiếp ghét thiếp. Thiếp đều hiểu, không dám tự biện minh. Cầu mong chị lớn tha thứ cho thiếp một lòng yêu thương lão gia, coi thiếp như con mèo, con chó chỉ cần tìm một chỗ chui rúc trong Thịnh phủ có miếng ăn là được. Có thể lúc nào cũng được nhìn thấy lão gia, thiếp bị ngàn người mắng chửi, vạn người phỉ nhổ cũng không oán thán, không hối hận! Phu nhân, hôm nay trước mặt Lai Phúc và chị Lưu, người cho thiếp dập đầu, xin người hãy xót thương cho hoàn cảnh của thiếp!"

Nói xong, đúng là dập đầu từng cái, từng cái 'bang', 'bang' rung động. Thịnh Hoành trong lòng đau nhói, vội vàng nhảy xuống giường, kéo Lâm di nương lên: " Đang êm đẹp, nàng làm cái gì vậy?"

Dì Lâm ngẩng đầu lên, hai mắt đẫm lệ nhìn Thịnh Hoành, muôn vàn nhu tình, cực kì tủi thân, chỉ chăm chú nhìn, không nói câu nào, rồi quay sang bổ nhào vào chân Vương thị, vừa khóc, vừa cầu xin: "Mong phu nhân xót thương, muốn đánh, muốn phạt thiếp đều được, miễn đừng đem thiếp thành kẻ lòng dạ độc ác. Nếu thiếp không hiểu chuyện thì gọi thiếp đến răn dạy, cái gì thiếp cũng nghe theo phu nhân. Thiếp đối với lão gia là một mực chân tình..."

Khóc đến đứt hơi, khản tiếng, hai mắt sưng đỏ, cạn kiệt sức lực, rồi lảo đảo ngã lên đùi Thịnh Hoành. Thịnh Hoành không đành lòng, có vẻ cảm động, nhẹ nhàng đỡ lấy nàng.

— rất có năng lực nhé !!!

Diêu Y Y không nhịn được nữa mà mở mắt ti hí nhìn. Vẻ mặt Thịnh Hoành cực kì mất kiên nhẫn. Vương thị sắc mặt trắng bệch, không nói nửa câu nên lời, cả người run rẩy giống như bị sốt. Lai Phúc xem đến trợn mắt há mồm. Lưu Côn tự cảm thán trong lòng.

Lâm nữ sĩ tài khoa kinh người, thực sự xuất sắc khiến Diêu Y Y đang buồn ngủ cũng phải tỉnh hẳn. Nàng để tay lên ngực tự hỏi, người ta cũng vốn là tiểu thư xuất thân quan lại, tuy rằng nghèo khó nhưng sống an nhàn, sung sướng đến mười mấy năm. Nàng có can đảm trước mặt hạ nhân thể hiện tấm lòng yêu thương cuồng nhiệt, nói quỳ liền quỳ, nói cầu xin tha thứ liền câu xin tha thứ, khóc liền khóc, tranh liền tranh. Vì sao chính mình thì lại hèn yếu như vậy, không chịu đối mặt với sự thật? ? Không phải là bỗng dưng lại đầu thai vào một đứa trẻ yếu ớt hay sao.

Trong đêm hè mát mẻ, một vị chuyên nghiệp vượt qua thử thách kỹ năng diễn xuất chuyên ngành vợ bé rút cuộc cũng kích thích dũng khí sinh tồn của Diêu Y Y.

Chương 5: Lão gia Thịnh Hoành chiến đấu hai trận, toàn thắng!

Tối hôm đó, cuộc đối thoại lúc đầu rõ ràng là chất vấn bị cáo Lâm nữ sĩ, nhưng một lúc sau đề tài không biết từ khi nào đã thay đổi. Lâm nữ sĩ từ bị cáo thành nguyên cáo, từ vụ án truy tìm nguyên nhân cái chết của dìVệ biến thành vợ cả hãm hại vợ bé. Đề tài đổi hướng như có như không, như linh dương treo sừng[1], không lưu dấu vết. Người nghe bất giác cũng bị quấn vào, thực ra người ngoài đều nghe thấy Lâm nữ sĩ không chỉ rõ tội danh của Vương thị nhưng mỗi câu của nàng ta đều ám chỉ gì đó. Ngay cả Diêu Y Y là nhân tài ngành luật nghe cũng hiểu là do Vương thị hãm hại mà nàng ta hàm oan.

[1] Linh Dương treo sừng: Ban đêm khi ngủ linh dương thường tìm một chạc cây cao, nhảy lên đó, dùng cặp sừng của mình móc vào cố định cành cây để ngủ, chân không chạm đất, như vậy trên mặt đất không có dấu tích gì để kẻ thù tìm ra được, tránh được mọi mối nguy hiểm đe dọa. Trong đoạn văn này thành ngữ có thể hiểu là: hành sự khéo léo,kín đáo không để lại dấy vết gì.

Lâm nữ sĩ xả thân làm gương, đạt hiệu quả nhanh chóng. Đồng chí Thịnh Hoành tạm dừng quá trình xử án, ngày hôm sau còn đến phòng dì Lâm ngồi một lát. Dì Lâm cho mọi người lui, lấy ra một cái chén ngũ sắc[1] pha trà thiết quan âm đưa cho Thịnh Hoành, vừa đủ độ ấm mà thường ngày Thịnh Hoành ưa thích. Nhìn dì Lâm mặc áo sam lụa màu trắng ngà mỏng manh, tóc mây trên đầu chỉ cài chiếc trâm hoa bằng bạc, điềm đạm đáng yêu, mảnh mai như hoa, cơn tức của ông ta dù lớn đến đâu cũng giảm đi phân nửa.

"Hôm qua ở chỗ phu nhân, ta đã cho nàng thể diện. Như lời nàng nói, cái chết của dì Vệ không liên quan đến nàng có thật không?" Thịnh Hoành lạnh lùng nói. Ông ta đã lăn lộn chốn quan trường hơn nửa đời người, tốt xấu thế nào cũng rõ mình đến để làm gì.

Dì Lâm mắt ngân ngấn nước: "Lão gia đã cho thiếp thể diện, sao thiếp lại không hiểu rõ. Hôm nay, một mình lão gia đến nói chuyện với thiếp, thiếp cũng sẽ trải hết lòng mình. Dì Vệ là do phu nhân đưa đến bên lão gia mà trước đó, phu nhân đã liên tiếp đưa đến dì Hương và dì Bình, đây hoàn toàn là vì cái gì? Trong phủ từ trên xuống dưới đều biết rõ, chẳng qua thấy lão gia cưng chiều, yêu thương thiếp nên phu nhân không vui. Thiếp ở trong phủ thế đơn lực mỏng, thường ngày ngay cả người để nói chuyện cũng không có, nếu không phải an bài một vài hạ nhân đáng tin cậy, có năng lực ở bên mình thì không biết còn bị người ta giày xéo như thế nào nữa. Đối xử vậy với một mình bản thân thiếp thì không sao nhưng không thể để cho Phong nhi cùng Mặc nhi bị liên lụy, nên thiếp mới đóng chặt cửa nhà, giữ mình trong sạch. Bất cứ việc gì trong phủ cũng không để lụy thân, chính vì muốn bảo vệ mình bình an. Đêm dì Vệ gặp chuyện không may, lúc đó xác thực thiếp cũng có lòng riêng không quan tâm tới, nếu nói thiếp có ý định hại chết nàng, thực sự là ngậm máu phun người. Hoành lang! Hoành lang! Cho dù thiếp có lỗi lầm gì, chàng cũng nên để ý thể diện của Phong nhi và Mặc nhi. Hôm trước tiên sinh còn khen Phong nhi đọc sách tốt đấy."

Thịnh Hoành trong lòng khẽ xao động, nhưng không lên tiếng, bê chén trà lên uống một ngụm. Dì Lâm chậm rãi đến bên ông ta ngồi, đầu tựa lên vai ông ta, nói: "Hoành lang! Thiếp hiểu rõ tính cách của chàng. Lúc trước, chàng và thiếp đính ước, lão gia đã thề với thiếp tuyệt đối sẽ không để cho ai bắt nạt thiếp, lúc ấy mới chống lại thể diện nhà mẹ đẻ phu nhân mà cho thiếp đặt mua cửa hàng, điền sản, để thiếp có thể thẳng lưng, đứng trong phủ. Tấm lòng của Hoành lang với thiếp, thiếp sao lại không hiểu. Nếu thiếp còn làm ra chuyện lòng lang dạ sói, cứ để thiếp trời tru đất diệt, chết không được tử tế."

Giọng nói dịu dàng, lại xinh đẹp, quyến rũ dù phát lời thề độc hay biện hộ cho bản thân. Thịnh Hoành buông lỏng mặt mày, định đưa tay kéo dì Lâm an ủi một phen nhưng nghĩ đến ngày ấy nói chuyện với Thịnh lão phu nhân lại rút tay về, đẩy dì Lâm ra.

Xưa nay dì Lâm đều tự cho mình hiểu rõ tính cách của Thịnh Hoành nên chưa bao giờ nghĩ đến chuyện bị đẩy ra, trên mặt không lộ thần sắc gì, hai mắt đẫm lệ dịu dàng nhìn Thịnh Hoành. Thịnh Hoành nhìn dì Lâm, trầm giọng nói: "Chuyện dì Vệ đã được giải quyết, ta và phu nhân sẽ lệnh trong phủ từ trên xuống dưới không được ai nhắc đến chuyện này. Nhưng hôm nay, có vài chuyện ta muốn nói rõ với nàng."

Nói xong, đặt hai tay sau lưng đứng trước kháng: "Việc hôm nay ta cũng có chút sơ suất, một mực cưng chiều nàng nhưng lại quên lời của thánh nhân. Cái gọi là anh em có trước có sau, thê thiếp phân biệt rõ ràng. Gia đình chúng ta không học đòi theo nhà thương nhân cho phép cái gọi là bình thê để mà mất mặt, xấu hổ. Cho dù phu nhân có muôn vàn chỗ sai thì nàng ấy vẫn là vợ cả, còn nàng là lẽ, nàng phải chu toàn cấp bậc lễ nghĩa. Từ nay về sau, nàng cũng nên dỡ bỏ phòng bếp nhỏ kia đi, ta cũng ngừng cấp cho nàng tất cả các khoản chi tiêu, nha hoàn bà vú trong viện nàng đãi ngộ cũng giống như những người khác trong phủ, chiếu theo lệ cũ không được phân biệt khác nhau, nếu nàng muốn thưởng thì tự bỏ tiền của mình ra. Tất cả công việc đều dựa theo phép tắc trong phủ, những năm gần đây nàng có không ít vốn riêng rồi, chắc vẫn đủ dùng. Về sau nàng phải tuân thủ phép tắc, mỗi ngày thỉnh an phu nhân, nếu không khỏe thì cách ngày đi cũng được. Nhưng sau này bảo người trong viện nàng thu liễm đi, không được có hành động gì bất kính với phu nhân, còn nói bậy nói bạ không có phép tắc để ta biết được thì sẽ đánh chết hoặc bán đi!"

Dì Lâm hoảng hốt, trong lòng nguội lạnh, định biện hộ thì Thịnh Hoành lại nói tiếp: "Ta cũng hiểu rõ chuyện của nàng, nàng với phu nhân xích mích đã lâu, ta không nghĩ đến có một ngày nàng và nàng ấy có thể làm chị em hòa thuận, nhưng trước hết nàng nên cúi đầu xuống. Ta sẽ không thu hồi sản nghiệp đã cho nàng, mấy thứ kia để lại cho nàng, nhưng quản sự thì nàng không được dùng tùy tiện. Trước kia, hai họ hàng của nàng ở Tuyền Châu mỗi ngày đều uống rượu, bao kĩ nữ, còn ăn chơi hơn so với ta. Về sau nàng dùng quản sự nào thì phải được ta đồng ý, không được chọn những tên cẩu nô tài chẳng ra thể thống gì, làm bại hoại thanh danh Thịnh gia! Phong nhi và Mặc nhi vẫn để nàng nuôi dưỡng, nếu nàng thực sự vì con mà suy nghĩ thì chuyện sẽ không đến mức này, bây giờ nàng chỉ nên chăm lo cho hai con thôi."

Dì Lâm vốn trong bụng có muôn vàn lời muốn nói, nhưng nghe Thịnh Hoành nói xong thì im lặng. Nàng biết Thịnh Hoành muốn giữ vững chức vị, muốn có tiếng là quan tốt, không thể để cho người khác nắm được nhược điểm về nhân phẩm của bản thân. Vừa rồi lời Thịnh Hoành nói chẳng qua là muốn nàng làm thiếp thì nên cúi đầu nhưng không lấy đi sản nghiệp của nàng, cũng không để nàng xa cách con cái, đó là ranh giới cuối cùng rồi. Lần này dì Vệ chết, tóm lại nàng cũng có liên quan, cứ như thế hủy bỏ vụ án đã là may mắn lắm rồi. Nàng là người thông minh, biết khi nào chuyển biến tốt thì nên thu liễm, dù trong lòng có chút khổ sở, không cam tâm, cũng chỉ cắn răng nhịn xuống, ngược lại nên chuẩn bị tinh thần dỗ dành Thịnh Hoành nghỉ ngơi.

Thịnh Hoành ở chỗ dì Lâm ngọc mềm thơm hương một lúc lâu, sau mới đến phòng vợ cả Vương thị, vẫn còn một cuộc chiến ác liệt nữa phải đánh.

Ông ta đi vào trong phòng Vương thị bảo vú già lui ra trước, chỉ còn lại hai vợ chồng trong phòng nói chuyện. Đợi ông ta đem những lời công đạo đã nói với dì Lâm xong, mặt Vương thị nén giận: " Đó là bảo bối yêu dấu của chàng, có khi nào thiếp dám nói điều gì. Chàng muốn làm thế nào thì giờ làm thế đấy, thiếp đâu dám nói nửa lời!"

Thinh Hoành hít sâu một hơi: "Nàng cũng đừng cho rằng ta không biết, ta chỉ hỏi nàng ba câu. Thứ nhất, cha nàng không bị bệnh, cũng không gặp rắc rối gì .Nàng sớm không đi, muộn không đi, vì sao lại chọn đúng thời điểm trước mấy ngày dì Vệ trở dạ bảo ta đi cùng? Thứ hai, trong phủ này tổng cộng có bốn bà đỡ đẻ có kinh nghiệm, trong đó có ba người là theo hồi môn nàng đến, thường ngày mấy bà nghe ai sai khiến, nàng còn hiểu rõ hơn ta. Thứ ba, tại sao ta lại hồi phủ đúng lúc thế, vừa khéo gặp dì Vệ lần cuối?"

Vương thị trong lòng cả kinh, nhưng trấn tĩnh chậm rãi đáp lời:"Trên đời không làm chuyện trái với lương tâm thì nửa đêm quỷ sẽ không đến gõ cửa! Ngày ấy, lúc thiếp đi, đã cố ý mời đại phu chẩn mạch cho dì Vệ, rõ ràng là đang tốt đẹp. Đại phu kia chính là người lão gia rất tín nhiệm, Liêu đại phu. Nếu lão gia không tin có thể đến hỏi ông ta. Ông ta nói, trước khi dì Vệ xuất giá đã từng làm việc kiếm sống nên thân thể rất khỏe mạnh, không cần bà đỡ cũng có thể sinh con thuận lợi. Chàng vừa đi, dì Lâm lại mang mấy đồ ăn lạnh đến cho dì Vệ ba ngày liên tiếp, nên mới dẫn đến dì Vệ khó sinh. Dì Lâm có tiền, hạ nhân trong phủ lẫn ngoài phủ đều có, cho dù ma ma là theo hồi môn thiếp mà đến thì không hẳn đã nghe thiếp sai bảo, chẳng lẽ nàng ta sẽ không sai khiến được người? Rõ ràng là nàng ta nói láo, ngụy biện, lão gia cứ nhẹ dạ cả tin. Trong thành Tuyền Châu có bao nhiêu bà đỡ, mà mấy canh giờ nàng ta mới gọi được bà đỡ đến, cho dù không phải nàng ta cố tình thì cũng do hạ nhân của nàng ta làm bậy! Hừ! Thiếp là người ngay thẳng, mặc dù thiếp cũng có nhúng tay vào, chẳng qua muốn xem dì Lâm trả lời như thế nào mà thôi. Nếu nàng ta không có tâm hại người,ở trong viện ngồi đợi, dì Vệ dù không ai để ý tới, cũng có thể bình an sinh hạ con cái."

Thịnh Hoành không phản bác, trái lại liên tục gật đầu: "Chuyện tình bên trong ta đã sớm điều tra rõ. Chuyện lần này có liên quan rất lớn đến Lâm thị, nhưng nói nàng ấy muốn hại chết người thì cũng hơi quá. Chỉ có thể nói dì Vệ mệnh bạc, hai chuyện kết hợp với nhau lại dẫn đến uổng mạng người. Bà đỡ theo hồi môn nàng đến thường ngày cũng có tranh chấp với Lâm thị, không phải cố tình chậm trễ. Việc đã đến nước này nhưng ta đâu lấy mạng dì Lâm được, phải không? Hai đứa bé kia nếu có lòng oán hận, gia đình sẽ không yên ổn."

Vương thị tức giận, xoay người không để ý đến Thịnh Hoành, bực bội cầm lấy khăn tay vặn xoắn.

Thịnh Hoành đến ngồi bên cạnh Vương thị, nhỏ giọng khuyên nhủ: "Mấy năm nay, ta khiến cho phu nhân chịu nhiều uất ức. Phu nhân yên tâm, từ nay về sau, ta sẽ không dung túng cho dì Lâm, nàng là vợ cả, nàng ta là vợ lẽ. Nàng là người ta dùng tam thư, lục lễ ['] cưới hỏi đàng hoàng, làm phu nhân chính thất, là người bên gối suốt đời cùng ta hưởng hương khói từ đường. Lâm thị có muốn lật trời cũng phải thông qua nàng trước, đương nhiên nàng ta sẽ phải đến thỉnh an nàng, múc nước hầu hạ."

[']: Tam thư: là 3 lá thư do họ nhà trai gửi cho họ nhà gái để xin cưới và chuẩn bị dàn xếp các nghi thức cưới hỏi. Thư thứ nhất: ngỏ ý cầu hôn, xin được sang nhà gái để bàn chuyện. Thư thứ hai sau Lễ dạm ngõ: nhà trai chọn ngày lành tháng tốt sang nhà gái hỏi ngày sinh tháng để của cô dâu. Thư thứ ba sau Lễ Nạp tài: họ nhà trai xin họ nhà gái ngày giờ rước dâu.

Lục lễ: là 6 lễ họ nhà trai phải lo toàn vẹn sau khi họ nhà gái chấp nhận kết tình thông gia bao gồm: Lễ dạm ngõ; Lễ vấn danh (lễ trà, vật rượu bánh tìm hiểu ngày sinh tháng để cô dâu muốn cưới về); Lễ nạp cát (lễ cáo với bàn thờ tổ tiên rằng tuổi của đôi trai gái hợp nhau); lễ nạp tài (trầu, cau, tiền tài, đôiđèn cầy đỏ nữ trang cho cô dâu tương lai); Lễ thỉnh kỳ (lễ họ nhà trai xin họ nhà gái ngày giờ rước dâu); Lê vu quy (rước dâu và họ nhà gái).

Vương thị trong lòng mừng rỡ, quay lại cười hỏi: "Chàng bỏ được sao?"

Thịnh hoành ôm lấy thắt lưng Vương thị, nhẹ nhàng vuốt ve: "Không có gì mà không bỏ được, lúc này phải lấy Thịnh gia làm trọng, Lâm di nương có thể quan trọng hơn thể diện của toàn bộ Thịnh gia sao? Phu nhân, nàng đề ra quy củ cho mọi người, phải nhớ rõ quy củ của mình. Nếu nàng không làm gương trước, người khác sao chịu phục tùng? Lão thái thái bên kia..."

Vượng thị bị ông ta sờ qua sờ lại, thân thể đã mềm nhũn. Lâu rồi chưa được Thịnh Hoành tỏ ra thân mật như vậy, trong lòng tình ý dạt dào: "Thiếp biết mình có nhiều chỗ thiếu sót, chàng yên tâm, chỉ cần nàng ta tuân thủ phép tắc, thiếp sẽ không gây khó dễ cho nàng ta, cũng sẽ không nổi nóng tranh cãi với lão gia. Các con cũng lớn cả rồi, chẳng lẽ thiếp còn tranh giành với nàng ta sao?"

Thịnh Hoành vừa vuốt ve, giọng điệu của Vương thị dịu đi hẳn, vì thế lại tiếp tục ôm Vương thị, khẽ thổi hơi bên tai, chọc cho Vương thị khuôn mặt ửng hồng, hơi thở nóng lên: "Phu nhân tốt của ta, nàng là tiểu thư thế gia phải biết đạo lý gia phong không nghiêm nhà cửa không yên. Hôm nay chúng ta thử hướng lên phía trước nhìn xem, Hoa nhi sắp đến tuổi cập kê[3], chuyện làm mai ở ngay trước mắt, nếu trong nhà chúng ta có chuyện xấu gì truyền ra bên ngoài, chẳng phải Hoa nhi sẽ bị liên lụy hay sao? Hoa nhi là con gái đầu lòng của ta, lại là con vợ cả, ta còn muốn tìm cho con đứa con rể muôn tốt vạn tốt, đến lúc đó còn muốn bày ra tư thế uy phong của cha vợ."

[3] Cập kê là đến tuổi cài trâm. Theo kinh Lễ , con gái đến tuổi 15 là cài trâm để tỏ là đến tuổi lấy chồng.

Vương thị nghe thế, trong mắt mang ý cười, ngoan ngoãn thuận theo: " Lão gia nói phải, thiếp đều nghe theo lão gia."

Bạn học Diêu Y Y đang nằm cách đó một gian. Ngày hôm qua, lần đầu tiên nàng được ăn một bát cháo gà hầm gạo tẻ thơm phức, nên hôm nay có chút tinh thần nằm trên nhuyễn tháp lại không ngủ được, ngượng ngùng nghe thấy hết mấy lời hai vợ chồng nhà người ta nói với nhau.

Ừm...Việc này nói như thế nào nhỉ?

Thịnh phủ rối loạn là do dì Lâm nổi dậy. Dì Lâm không làm phu nhân chính thất, tình nguyện làm thiếp, phải nhìn người mà hành xử. Nàng ta không ngu ngốc giống như Vưu Nhị Thư['], nàng ta tìm Thịnh Hoành vì biết tính gia trưởng của ông ta sẽ không để bị vợ mình chèn ép. Nàng ta cũng hiểu rõ Thịnh Hoành là con vợ lẽ từng trải qua nhiều khó khăn, đây là điểm mấu chốt giúp nàng ta chiếm được vị trí vững chắc ở Thịnh phủ.

[']: Vưu Nhị Thư là nhân vật trong Hồng Lâu Mộng được Giả Liễn lén lút đưa về làm vợ lẽ, đối xử chân tình thắm thiết, còn mua cho nàng ta một căn nhà nhỏ.

Diêu Y Y cho rằng không nên trách Thịnh Hoành, chỉ có thể nói đàn ông đối với người mình yêu luôn tha thứ, mà tình cảm với thê tử dù là tôn trọng nhưng phải có điều kiện. Thịnh Hoành chịu sự giáo dục của chế độ phong kiến, tuy rằng tuân thủ nghiêm ngặt lễ giáo, là một vị quan trẻ tuổi có tri thức, nhưng ông ấy đối với tình cảm cũng xuất phát từ nhu cầu. Vương thị đối với ông ta nói chung vẫn là ép duyên, nhưng sau khi kết hôn nếu hai người dụng tâm tiến bước, ép duyên cũng có thể nảy sinh tình thâm ý trọng, tình vợ chồng chân thành, đáng tiếc Vương thị phạm phải rất nhiều sai lầm. Lại nói, dì Lâm với Thịnh Hoành mà nói là kết quả của tự do yêu đương. Mọi người đều không ai hay biết chuyện đó, hai người lén lút che giấu, càng áp chế thì tình cảm càng mãnh liệt hơn. Thời điểm đó Thịnh Hoành chắc là thật lòng.

Từ Chí Ma['] đối xử với Lâm Huy Nhân và Lục Tiểu Mạn đều tình sâu nghĩa nặng, lại tàn nhẫn, cay nghiệt với Trương Ấu Nghi, quả thực không thể tin được đây đều là một người. So với đại tài tử, Thịnh Hoành vẫn còn tiết chế chán.

[']: Từ Chí Ma là một nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc đầu thế kỷ 20. Ông quen và yêu Lâm Huy Nhân ở Luân Đôn khi ông 24 tuổi, Lâm Huy Nhân 16 tuổi. Lúc đó Từ Chí Ma đã có vợ là Trương Ấu Nghi đang ở trong nước. Sau đó Lâm Huy Nhân lặng lẽ cùng cha mình trở về nước mà không nói cho Từ Chí Ma biết. Từ Chí Ma rời Anh về ly hôn với vợ, tiếp tục theo đuổi Lâm Huy Nhân. Khi trở về nước, Lâm Huy Nhân đã được gả cho người khác. Cuối cùng Từ Chí Ma kết hôn với Lục Tiểu Mạn, tuy nhiên cả Lâm Huy Nhân và Từ Chí Ma vẫn còn dành tình cảm với nhau. Ông đáp máy bay đi Bắc Kinh để nghe Lâm Huy Nhân diễn thuyết, cuối cùng bị tử nạn vì máy bay rơi.

Dì Lâm thực sự tinh mắt, vận khí lại càng tốt hơn. Thịnh Hoành không phải là loại cổ hủ nhu nhược đến hoa mắt ù tai. Ông ta từ con vợ lẽ lên đến địa vị như ngày hôm nay, ông ta biết rõ ở đây vợ lẽ bị vợ cả bắt nạt không quá hai chuyện, chuyện cuộc sống thường ngày và chuyện nuôi con dưỡng cái. Cho nên ông ta không làm thì thôi đã làm thì phải làm đến cùng, dứt khoát để dì Lâm độc lập tài chính, có tiền liền vững chân trong phủ, nhưng đồng thời là người tiên phong làm rối loạn quy củ, kiên trì để cho dì Lâm nuôi nấng con cái.

Nhưng chuyện cứ như vậy, quy củ không còn giữ lại chút gì, theo thời gian đổi thay. Dì Lâm sinh con dưỡng cái. Vương thị cũng không thể níu kéo được tình cảm của chồng. Địa vị của dì Lâm ngày càng vững chắc, nàng ta bắt đầy nuôi dưỡng thế lực chính mình, dần cũng có địa vị, thế lực ngang hàng Vương thị. Từ bên trong đến bên ngoài Thịnh phủ tạo thành hai phe, cuộc chiến ngày càng nghiêm trọng. Mà mẹ đẻ của Diêu Y Y, dì Vệ chính là vật hy sinh vô tội trong cuộc chiến thê thiếp tranh giành.

"Cốc Lương truyện" nói rằng: Vô dĩ thiếp vi thê. Nghĩa là, vợ bé không có tư cách nâng lên làm vợ cả. Nếu đàn ông đã có vợ lẽ nhưng chưa có vợ cả vẫn được xem như chưa kết hôn. Nếu vợ cả đã mất, thì cho dù chồng có vợ lẽ thành đàn cũng coi như người không có vợ, phải tìm người đàng hoàng khác cưới làm vợ cả.

Nhưng mà quy củ là vật chết, còn người là vật sống. Huống hồ quy củ không phải là luật pháp, cho nên không thể không có cá lọt lưới. Chẳng hạn như Kiều Hạnh['] là cô vợ lẽ có may mắn được nâng lên làm vợ cả, loại ví dụ này tuy rằng không nhiều nhưng cũng không phải không có.

['] Kiều Hạnh: một nhân vật trong Hông Lâu Mộng được Giả Vũ Thôn cưới về làm thiếp. Sau khi vợ cả bị bệnh mất, cô nàng ăn may trở thành phu nhân của Giả Vũ Thôn.

Diêu Y Y học luật. Cô biết, bản chất luật pháp xã hội phong kiến chỉ ủng hộ quyền lợi của đàn ông. Về bản chất, luật pháp của xã hội phong kiến là nhằm duy trì quyền lợi của nam giới, một khi tất cả lợi ích của đàn ông dính dáng tới người phụ nữ bên ngoài mà không phải vợ cả, vậy thì sẽ xảy ra tình huống vợ cả "nhường ngôi", lúc đó sự việc sẽ rất đau lòng. Xui xẻo nhất là bạn học Trần Thế Mỹ['] bị Bao Công xử trảm, không phải vì ông ta bỏ vợ rồi tái giá mà vì ông ta là tội phạm giết người. Đàn ông nếu phạm tội trùng hôn sẽ không bị chặt đầu. Tất nhiên ở cổ đại lễ giáo sâm nghiêm, vi dụ như Thịnh Hoành muốn thăng quan tiến chức thì không thể vì vậy mà làm hỏng thanh danh.

[']: Trần Thế Mỹ là một nhân vật trong kinh kịch của Trung Quốc được gắn với giai thoại xử án của Bao Công.

Mấy năm đầu, Thịnh Hoành cũng không quan tâm, chỉ tình sâu như biển với dì Lâm, không muốn ngoi lên bờ. Dù sao ông ta cũng là bậc sĩ phu phong kiến lí trí, không phải kiểu thi nhân vì nước quên thân mà phá bỏ xiềng xích phong kiến. Nhưng tình cảm của ông ta đối với dì Lâm dần sẽ phai nhạt, mà tốc độ ra tay can thiêp nhà mẹ đẻ của Vương thị lại còn nhanh hơn.

Nhà họ Vương dốc sức dốc lòng, còn đưa ra cả mĩ nhân kế. Chiêu này thực sự không mới mẻ gì, nhưng tốt ở chỗ hiệu quả từ xưa đến nay, từ chốn cung đình đến dân gian lần nào cũng đúng. Nhưng không ngờ sức chiến đấu của dì Lâm lại mạnh thế, liên tục đưa đến mấy đứa nha hoàn có nhan sắc mà không lôi kéo được Thịnh Hoành. Dù sao dì Lâm cũng xuất thân từ gia đình nhà quan, dung mạo xinh đẹp, thanh tú, nói đến chuyện thi từ ca phú, phong hoa tuyết nguyệt với Thịnh Hoành thì đến ngay cả Vương thị cũng không thể chen vào, huống hồ là mấy đứa nha hoàn.

Vì thế Vương thị tìm kiếm sang hướng khác, tìm được cô thôn nữ nghèo khó, Vệ thị. Học vấn nàng ta tuy thấp nhưng nàng ta sở hữu ưu điểm lớn nhất của đàn bà, đó là xinh đẹp.

Quả nhiên, tình cảm sâu nặng không bằng bộ ngực thứ hai. Thịnh Hoành vừa nhìn thấy dì Vệ đã say như điếu đổ. Nàng ta không biết chữ không sao, ông ta đến dạy nàng. Nàng ta không biết làm thơ, vẽ tranh, ông ta đến chỉ bảo. Vành tai, tóc mai chạm vào nhau làm hồng tụ thiêm hương[4], sao lại không thích; Hơn nữa, Vệ thị tính tình hiền lành, dịu ngoan, nên Thịnh Hoành rất thích nàng.

[8]: Hồng tụ thiêm hương: là câu thành ngữ cổ. Nghĩa ban đầu là thi sĩ trong thời gian dùi mài kinh sử còn có mỹ nữ giúp đốt thêm hương.

Chuyện này khiến dì Lâm nôn nóng, bởi vì chỗ dựa của nàng ta chỉ là sự sủng ái của Thịnh Hoành. Ngủ trên giường người đàn bà khác ư, nàng ta tuyệt đối không cho phép có người bước vào địa bàn của mình. Nàng ta muốn hành hạ dì Vệ, nhưng không muốn lấy mạng, chỉ hy vọng làm đứa bé mất đi, tốt nhất khiến thân thể nàng ta suy yếu dần.

Nhưng chuyện ngoài ý muốn xảy ra, dì Vệ lại chết ...

Dì Vệ chết, làm cho Thịnh Hoành tỉnh ngộ, tình cảm đối với dì Lâm không còn giống như trước. Cuối cùng vẫn là người đàn bà đã từng chung gối chung giường, thấy nàng chết trong vũng máu, Thịnh Hoành ý thức được mâu thuẫn gia đình đã lên đến đỉnh điểm. Làm quan bên ngoài lâu năm, Thịnh Hoành hiểu rõ cái chết của dì Vệ là kết quả của gia phong bại hoại.

Thê thiếp tranh đấu thê thảm khiến Thịnh Hoành không rét mà run. Vì thế ông ta quyết định chỉnh đốn gia phong, khôi phục lại quy củ, cấp bậc trong gia đình, không thể thiên vị dì Lâm quá mức, dứt tình như biển mà bò lên bờ, đứng ở góc độ của mọi người mà suy xét, đặt vào vị trí trung lập trong gia đình mà sắp xếp công bằng.

Dẫu thế nhưng ông ta vẫn không dám mang con của dì Lâm đưa đến tay Vương thị nuôi nấng. Ông ta biết hai người đàn bà có xích mích với nhau không thể một, hai ngày mà xóa hết được.

Lần này, Vương thị đạt được những gì mình muốn. Mặc dù nàng ta vẫn không thể đấu lại tình yêu với dì Lâm, nhưng ít nhất cũng khôi phục địa vị nữ chủ nhân duy nhất trong gia đình. Tất nhiên vợ cả đối với vợ lẽ luôn đề phòng, nhất là đối với loại quý thiếp luôn rình rập nguy cơ. Giống như Đại Ngọc['] nói, không phải gió đông thổi gió tây thì chính là gió tây áp đảo gió đông.

[']: Đại Ngọc: chính là Lâm Đại Ngọc, nhân vật trong Hồng Lâu Mộng

Con mẹ nó cái thái độ thờ ơ. Bảo Ngọc đối với dì Triệu sinh ra khoảng cách lớn giữa hai người. Một người là Vương gia cao quý, hào phóng, một kẻ cam tâm làm tôi tớ cho gia đình, ngay cả tự do cũng không có.

Mà Vương Hy Phượng dè chừng Vưu Nhị Thư đến vậy, còn không đặt Thu Đồng vào mắt. Bởi vì Vưu Nhị Thư là quý thiếp, mà nàng ta thì lấy chồng đã lâu nhưng hơn hai mươi tuổi mà vẫn chưa có mụn con nào, đó chính là một trong bảy tội có thể bị đuổi khỏi gia đình nhà chồng, lý nào lại không cho nạp thiếp, chẳng qua nàng ta có chỗ dựa nhà mẹ đẻ nên không ai nói gì. Một khi Vưu Nhị Thư sinh con, tạm thời chưa thế chỗ nàng được nhưng sẽ gây nguy hiểm đến địa vị của nàng ta. Cho nên khi Vương Hy Phượng nghe chuyện tình Vưu Nhị Thư['] liền rút kiếm ra khỏi vỏ.

[']: Vương Hy Phượng và Vưu Nhị Thư là hai nhân vật trong Hồng Lâu Mộng. Vương Hy Phượng vốn là tiểu thư Vương phủ, một trong những đại gia bậc nhất đất Kim lăng, là cháu ruột của Vương phu nhân – vợ Giả Chính và là mẹ của Giả Bảo Ngọc, gả làm vợ chính thất của Giả Liễn, con trai cả của Giả Xá và Hình phu nhân, nên được gọi là mợ hai của Vinh quốc phủ. Phượng thư là một cô gái có dung nhan vô cùng lộng lẫy, quý phái nhưng tính cách chua ngoa đanh đá, giỏi quản gia.

Thê thiếp tranh đấu là một mệnh đề rất phức tạp bao gồm cả trí tuệ, nghị lực, đến lòng gan dạ, còn tùy tính cách mỗi người và bối cảnh gia đình, tất nhiên có cả yếu tố may mắn trong đó nữa, đủ các yếu tố nảy sinh bên trong làm ảnh hưởng. Nhưng ưu thế vẫn nghiêng về phía vợ cả, thiếp thất dù có là vợ lẽ đã sinh con thì khả năng đột phá vòng vây được phù chính vẫn là không cao.

Cả bộ truyện Hồng Lâu Mộng có được mấy người đàn bà mệnh tốt, may mắn nhất cũng chỉ có Kiều Hạnh. Cuối cùng Bình nhi và Hương Lăng có được nâng lên dì hay không còn chưa biết, cho dù được nâng lên thì khi đó Tiết Bàn và Cổ Liễn đã sa sút, đó chẳng phải chuyện tốt gì.

Cô Vệ này đáng thương nhưng chẳng khác mấy số phận làm vợ lẽ. Cái chết của nàng ta tựa như đóa hoa nhỏ bé trong biển trời mênh mông, mặc dù có làm dấy lên một chút phong ba, cuối cùng rồi cũng dần rơi vào quên lãng. Sau này, Thịnh Hoành và Vương thị vì thể diện của gia tộc mà thay vú già, hạ nhân trong phủ. Mà dì Lâm sẽ không dám đề cập đến chuyện này. Dần dần, Thịnh gia sẽ không ai dám nhắc lại cái chết của dì Vệ, thậm chí không mấy ai biết đến người bị chết oan này là một người phụ nữ xinh đẹp mà yếu đuối.

Nghĩ đến đây, Diêu Y Y lại không còn ý chí để sống tiếp. Nàng là con của vợ lẽ không có thế lực, cũng không phải được sinh ra bởi mẹ cả. Tương lai địa vị của nàng ở Thịnh phủ sẽ rất khó khăn. Lần đầu thai này của nàng thật sự chẳng tốt đẹp gì, so với cái tốt thì kém hơn chút, so với cái xấu thì lại tốt hơn một chút, tốt hơn một số người nhưng lại kém hơn so với nhiều người khác.

Phải có tài năng gì mới có thể sống tốt ở nơi này? Thịnh Minh Lan năm tuổi sắp bước sang tuổi thứ sáu bắt đầu nghiêm túc tự hỏi bản thân về vấn đề sinh tồn.

Chương 6: Bà nội, vợ chồng, con cái, một nhà vui vẻ

Đồng chí Thịnh Hoành là quan mới nhậm chức. Nhiệm kì mới hoàn cảnh mới, ông ta có lòng xây dựng hình tượng gia đình mẫu mực nhất Đăng Châu, làm tấm gương cha hiền con thảo, gia đình hòa thuận, yên vui cho dân chúng toàn châu, vì bộ mặt xã hội phong kiến tốt đẹp của một Đăng Châu mới mà ra sức cống hiến. Bởi vậy, ngay sau khi nhậm chức, Thịnh Hoành chọn một ngày trời trong nắng ấm, từ sáng sớm đưa theo Vương thị, ba thằng con trai cùng bốn cô con gái thêm mấy đứa nha hoàn, đầy khí thế đến thỉnh an Thịnh lão phu nhân.

Vào chính sảnh Thọ An đường, Thịnh Hoành và Vương thị cùng hành lễ với lão phu nhân, rồi chia nhau ngồi lên ghế ở hai bên đầu giường La Hán, sai vú già dẫn mấy đứa con hành lễ theo thứ tự: đầu tiên là ba đứa con dòng đích, sau đến bốn đứa con dòng thứ, vắng mặt vợ lẽ.

Minh Lan, hay còn gọi là bạn học Diêu Y Y, từ sớm rời giường vẫn còn lơ mơ, chưa kịp ăn cả điểm tâm đã bị ôm ra khỏi phòng, tiếp lại bị đứa nha hoàn mười bốn, mười lăm tuổi dẫn đến hành lễ. Nàng đứng thứ hai từ dưới lên, tới lượt nàng dập đầu thì đã tỉnh hơn một chút, đến khi dập đầu xuống thì tỉnh hẳn, lắp bắp nói theo câu: "Thỉnh an bà nội."

Lâu rồi chưa nói, nói ra lại sợ sai. Minh Lan vừa mở miệng, giọng non nớt, nói còn chưa sõi, ngay lập tức dẫn đến mấy tiếng cười nhạo khe khẽ. Minh Lan ngoảnh lại nhìn, thấy con bé Như Lan đang che miệng đứng một bên. Bên cạnh nó là một cô bé mặt mũi thanh tú, nhìn qua thấy hơi lớn hơn một chút, chắc là tiểu thư Mặc Lan đứng hàng thứ tư đây mà. Nó đeo trên đầu đôi vòng điểm thúy['] bạch ngọc, mặc áo sa la['] màu lam nhạt thêu hoa văn tinh tế, đứng ngay ngắn, đầu hơi cúi xuống, trông vừa dịu dàng lại cung kính.

['] Đồ trang sức cài trên đầu được làm từ lông chim bói cá khảm vào kim loại.

['] Sa la là kĩ thuật dệt tay cổ xưa, chủ yếu lấy sợi sơ tằm làm nguyên liệu dệt ra lụa, gấm, sa tanh quý báu cho giới quý tộc kết hợp với kỹ thuật thêu đặc biệt.

Thịnh Hoành khẽ nhíu mày nhìn Vương thị. Vương thị lập tức trừng mắt nhìn Như Lan, lại liếc sang ma ma đứng bên cạnh. Ma ma kia hoảng hốt, cúi đầu.

Nhìn hai đứa cháu Như Lan và Mặc Lan, Thịnh lão thái thái trong lòng thở dài, lại nhìn một chút Minh Lan ngờ nghệch, bị người ta chê cười cũng không biết, còn ngơ ngẩn đứng giữa, bộ dạng hồ đồ mơ màng. Không lộ ra thần sắc gì, bà nhấp ngụm trà, mày rũ xuống, đợi Thịnh Trường Đống hành lễ xong, bà mới nói: "Thường ngày, chỗ ta đều thanh tịnh, không thích nhiều người đến làm ồn ào. Chúng ta đều là người một nhà còn giữ lễ tiết làm gì, cũng đừng tới thường xuyên, mỗi tuần đến thỉnh an là được."

Vương thị trên mặt phấn ửng hồng, đoán chừng tối qua không ngủ ngon: "Tiều lão thái thái nói, tận hiếu với người là bổn phận của con cháu. Mấy năm trước, con không hiểu chuyện, chưa tròn chữ hiếu. Hôm nọ bị lão gia mắng một trận mới thông suốt, con dâu biết sai rồi. Mong mẫu thân thấy con dâu vụng về cũng đừng để trong lòng. Con dâu ở đây bồi tội với người."

Nói xong liền quỳ xuống trước mặt Thịnh lão thái thái. Thịnh lão thái thái liếc mắt nhìn Thịnh Hoành. Thịnh Hoành liền nói cùng lúc: "Mẫu thân, chớ nói đến chuyện phụng dưỡng bị giản lược, dù cho phải bưng trà rót nước mỗi ngày cũng là chuyện nàng ấy phải làm; Nếu mẫu thân không đồng ý, con sẽ nghĩ người còn tức giận vợ con, đều là lỗi của con, trị gia không nghiêm. Con phải đến trước bài vị cha nhận tội."

Nói xong cũng quỳ xuống trước mặt bà. Vương thị lấy khăn lau mặt, mắt đỏ hồng nói: "Mẫu thân, con đích thực biết sai rồi. Ngày xưa lúc còn ở nhà mẹ đẻ, con cũng học 'trăm việc thiện lấy chữ hiếu làm đầu'. Từ lúc bước vào Thịnh gia, con có mắt như mù, trái tính trái nết, chưa làm tròn chữ hiếu với người. Mẫu thân cứ phạt con đi, trăm ngàn lần đừng để trong lòng. Nếu mẹ sợ người đến làm ồn ào, sau này chúng con sẽ phân công nhau đến thỉnh an người là được."

Nói xong, thầm khóc sụt sùi, hai mắt Thịnh Hoành cũng đỏ lên.

Minh Lan đứng vị trí cuối cùng phía bên trái, nhìn phía trước, lòng thầm nghĩ, hai vợ chồng nhà này có phải tối hôm qua tập luyện suốt đêm hay không, kẻ tung người hứng phối hợp thật ăn ý, vừa đỏ mắt xong liền rơi lệ. Minh Lan nghi ngờ liền nhìn xuống tay áo bọn họ, chẳng lẽ có giấu củ hành tây? Đang suy nghĩ, ba đứa bé nam đứng đối diện với mấy đứa bé gái phía bên này đồng loạt quỳ xuống, rối rít cầu xin bà Thịnh, lời lẽ khẩn khoản. Giống như nếu bà Thịnh không đồng ý cho bọn họ đến thỉnh an, trong lòng bọn họ sẽ đau khổ không khác gì cái chết vậy. Cô bé Như Lan chậm một nhịp, liền bị ma ma đứng phía sau đẩy, liền quỳ xuống. Minh Lan thấy thế bất giác cũng quỳ theo, không biết nói cái gì cho phải.

Thịnh lão thái thái thấy thế, thở dài một tiếng, không thể kiên nhẫn nữa, vẫy vẫy tay bảo nha hoàn nâng hai vợ chồng Thịnh Hoành đứng lên: " Nếu đã như thế thì theo ý các con đi." Nói xong, liếc mắt thấy Minh Lan đang nhìn ngơ ngác, đứa bé gầy yếu là người cuối cùng đứng dậy.

Thịnh Trường Đống còn nhỏ tuổi, đứng chưa vững, sau khi dập đầu xuống được bà vú ôm đi. Những người còn lại lần lượt ngồi xuống.

Trước kia, Minh Lan không hiểu rõ thỉnh an là như thế nào. Theo nghĩa đen từ mặt chữ mà nói, thỉnh an chính là hỏi cụ bà một câu "how are you?", nhiều hơn nữa thì là hai câu đại loại như "will you die?" hoặc "are you ill?". Nhưng sau khi thấy mấy đứa nha hoàn dẫn cô chủ, cậu chủ ngồi lên ghế đẩu con, Minh Lan cảm thấy mình nên đính chính lại quan niệm.

Thỉnh an là hoạt động vô cùng quan trọng thời cổ đại. Quản gia là con dâu nhưng cũng phải báo cáo tình hình gần đây với cụ bà, hoặc xin ý kiến tính toán kế hoạch tương lai. Nếu cháu chắt được cụ bà nuôi nấng thì phải nắm chắc cơ hội để ý tới con mình, miễn sau này không nhận ra được con của ai, ai đẻ ra nó. Nếu con được mình nuôi nấng thì phải cho cụ ông, cụ bà gặp mặt, cải thiện tình cảm hoặc kể chút việc nhà, khiến ông bà vui vẻ.

Tiếc là lâu nay Vương thị thực hiện công tác này không đến nơi đến chốn nên giọng nói bối rối, xa lạ, lại càng không hợp ý Thịnh lão phu nhân . Sở dĩ hôm nay cố ý đến thỉnh an cùng đồng chí Thịnh Hoành, ngoài đảm nhiệm hòa giải ra còn muốn tiên phong phụ trách phá vỡ lớp băng giữa hai người.

"Mẫu thân, mấy ngày nay đã thích ứng với nơi này chưa? Thời tiết ở Đăng Châu ấm áp và ẩm ướt hơn Tuyền Châu." Thịnh Hoành nói.

"Có lạnh hơn, nhưng không đáng ngại." Bà nói.

"Con thấy Đăng Châu tốt hơn so với Tuyền Châu, núi cao sông lớn, gần biển nên khí hậu ẩm ướt. Thiếp nói cho lão gia biết không có chuyện gì tệ bằng vừa lạnh vừa hanh khô."

"Một bà già như ta thì không sao, chỉ lo không biết mấy đứa cháu thế nào? Có khỏe hay không?" Thịnh lão phu nhân nói, mắt nhìn về phía cháu trai, cháu gái đang đứng hai bên trái phải.

Ánh mắt nóng bỏng của Vương thị lập tức bắn về phía Thịnh Trường Bách, Trường Bách chỉnh tề đứng lên, hơi khom người : "Cảm ơn bà nội đã hỏi thăm, cháu vẫn khỏe mạnh ạ."

Hết. Mười hai chữ, ngắn gọn rõ ràng, nói đúng chỗ cần nói, sau đó ngồi xuống.

Thịnh lão thái thái đặt chén trà xuống, nhìn Thịnh Hoành và Vương thị sau đó lại nhìn mấy đứa cháu còn lại. Thịnh Hoành không có phản ứng gì. Vương thị có chút xấu hổ, vụng trộm liếc mắt, trừng con một cái.

Đứa thứ hai trả lời là Thịnh Trường Phong. Thằng nhóc này cùng em gái ruột Mặc Lan hơi giống nhau, khuôn mặt mịn màng, trắng nõn mang theo nụ cười nhã nhặn, giọng nói trong trẻo cất lên: "Tuyền Châu khí hậu ôn hòa, Đăng Châu khí hậu thất thường, mỗi nơi lại có cái tốt của nó, chúng ta nhìn xem người dân nơi này chẳng nhẽ cũng thấy thế là không tốt? Mấy ngày trước, cháu vừa đọc thơ của Đỗ Phủ "Kìa Thái Sơn thế nào? Tề Lỗ xanh mãi mãi. Tạo hóa đúc tinh anh. Bắc Nam chia sáng tối"['].Sơn Đông là nơi sinh ra các bậc thánh nhân, lại còn có núi Thái Sơn, thực sự là chốn tốt lành. Ngày nào đó,bà nội có hứng, chúng ta có thể đi xem phong thiện chi địa['] thế nào."

[']: Bài thơ 'Vọng Nhạc' của Đỗ Phủ.

[']: Phong thiện chi địa: Nơi tế trời của vua chúa trên đỉnh Thái Sơn

Giọng nói lanh lảnh, nhấn từng chữ rõ ràng, thấy Thịnh Hoành liên tục gật đầu, trong mắt lộ vẻ vừa lòng. Thịnh lão thái thái không nhịn được mà nhìn đứa cháu này thêm mấy lần, nói: "Phong nhi thật ham học hỏi, nghe nói Phong nhi đọc sách vô cùng tốt, thi từ văn chương còn được thầy khen ngợi."

Trong chốc lát, bầu không khí trong Thọ An Đường hòa hợp hơn, Thịnh Hoành phấn khởi. Mấy đứa bé cũng nhẹ nhàng thở ra, chỉ có Vương thị tươi cười còn miễn cưỡng. Minh Lan trộm nhìn, thấy nàng ta gắt gao vò khăn tay, kiểu như muốn bóp cổ họng Thịnh Trường Bách làm cho nó phun ra mấy câu nữa mới phải.

Hoa Lan nhìn thoáng qua Vương thị, quay người bước về phía trước, ngồi xuống, giọng hờn dỗi: " Bà nội chỉ khen em Bách mà ghét bỏ mấy đứa chúng cháu rồi."

Thịnh lão phu nhân cười ấm áp: "Con bé này, cháu nói bậy gì thế. Trước đây, cháu được lão gia tự tay dạy đọc sách, viết chữ, lại còn mời thầy về cho cháu nữa. Ai dám ghét bỏ đại tiểu thư nhà chúng ta? Con bé Hoa này lớn rồi, càng ngày càng bướng bỉnh hơn."

Thịnh Hoa Lan được sinh ra vào thời điểm tốt nhất, lúc Vương thị và Thịnh Hoành vừa mới kết hôn không lâu, con dâu với mẹ chồng hòa thuận, ít lâu sau lại sinh thêm một em trai. Thịnh Hoa Lan xinh đẹp là đại tiểu thư con vợ cả, nhận được rất nhiều ưu ái. Nàng cũng được Thịnh lão phu nhân nuôi nấng một thời gian, vì Vương thị không muốn xa con nên lại được mang trở về nhưng tình cảm bà cháu vẫn còn. So với những đứa khác, như cô em ruột Như Lan chẳng hạn, nàng sinh ra lại được mưa thuận gió hòa như vậy.

"Cha đã từng dạy chị à? Sao không dạy con? Con cũng muốn mời thầy!" Quả nhiên, Như Lan nhảy xuống ghế, chạy đến bên người Thịnh Hoành, nắm lấy tay áo làm nũng nói.

Vương thị kéo Như Lan về bên mình, trách mắng: "Không được làm loạn. Cha con bây giờ công vụ nhiều, còn có thời gian đâu mà dạy cho con. Con ngay cả tập tô còn ngồi không yên, đòi mời thầy làm gì!"

Như Lan không chịu, dậm chân, bĩu môi. Vương thị vừa khuyên bảo, vừa dỗ dành. Thịnh Hoành bắt đầu giận đến tái mặt. Thịnh lão phu nhân chỉ cười, tiếp tục nhìn. Lúc này, Mặc Lan đột nhiên lên tiếng: "Em Năm còn bé, miêu hồng cần nhất phải có tính nhẫn nại nên sẽ không thú vị. Nếu được học chút đạo lý, văn thơ cũng tốt. Con thấy không cần mời thầy cũng được, chị cả học vấn tốt, không bằng để chị ấy dạy, chẳng phải hợp lý sao?" Nói xong, hé miệng cười thật ngây thơ.

Thịnh Hoành thấy con gái nói chuyện hợp lý, thái độ ôn hòa, liền khen ngợi: "Mặc nhi nói đúng lắm. Con gái không cần phải thi cử, bước vào con đường làm quan, tất nhiên không cần luyện chữ, biết nhiều đạo lý, nhưng học chút thi từ văn chương để rèn luyện tính tình cũng tốt. Hoa nhi nếu rảnh rỗi thì dạy Như nhi đi, thân là chị cả đương nhiên phải dạy cho em con rồi."

Vương thị mặt như phơi nắng, không thèm để ý đến. Hoa Lan hơi xem thường. Thịnh lão phu nhân lại nhìn Thịnh Minh Lan, đứa cháu duy nhất không nói câu nào, con bé chỉ ngơ ngác nhìn Mặc Lan, trong lòng lại thở dài.

Nói chuyện đông, chuyện tây mấy câu, Vương thị chậm rãi bàn đến chuyện làm lễ cập kê cho Hoa lan. Nói chưa được hai câu, bà liền bảo ma ma mang điểm tâm vào, chia làm hai bàn, một bàn chính giữa cho người lớn ăn, bàn còn lại ở bên cho mấy đứa nhỏ ăn cùng nhau.

Điểm tâm mang lên, đơn giản ngoài sức tưởng tượng, mặc dù không hiểu nhiều lắm, nhưng Minh Lan cũng cảm thấy hơi nghèo nàn. Đĩa trên bàn bày mấy cái màn thầu['] trắng, bánh bột mì dầu vừng, cộng thêm cháo hầm từ gạo tẻ, còn có một ít dưa cải ăn kèm.

['] Bánh bao chay.

Minh Lan ngẩng đầu thấy anh Trường Bách trên mặt có chút áy náy. Trường Phong và Mặc Lan vẫn ăn cơm như thường. Hoa Lan cùng Như Lan đều bĩu môi, tuy rằng động tác không đồng nhất, nhưng không khác nhau là mấy.

Minh Lan được nha hoàn hầu hạ cũng từ từ ăn. Nghĩ lại, mấy ngày trước ăn sáng ở phòng phu nhân, củ sen ngâm mật, bánh bơ cuộn hạt thông, bánh rán, bánh ruốc tỏi, bánh lắc vừng nhân mật, cháo gạo tẻ táo đỏ, cháo gạo đỏ, trứng hấp thịt sấy, trứng chưng tổ yến, thịt bò khô xắt sợi xào, rau trộn thịt hun khói dầu vừng, mười sáu loại rau muối khác nhau trộn thành món rau dưa góp Bát Bảo...

Gia đình thế gia rất coi trọng ăn không cất lời, ngủ không nói chuyện. Huồng hồ sáu anh chị em đều đến từ ba phòng khác nhau, trước đây cũng chưa nói với nhau được mấy câu, nên giờ chỉ nghe thấy tiếng thìa đũa va chạm.

Ăn sáng xong, Thịnh Hoành vội đến nha môn, Vương thị về phòng mình. Còn mấy đứa bé sau khi ăn xong đều được mấy ma ma dẫn đi. Ma ma chăm sóc cho Minh Lan lâu chưa thấy đến, Minh Lan liền nhảy xuống ghế, đến cửa nhìn, ở chỗ lạ nàng không dám đi lung tung, nhưng tản bộ dọc hành lang chắc không sao.

Kiến trúc phương Bắc khác với phương Nam, trụ dọc hành lang vừa cao, vừa rộng. Bàn đá, ghế gỗ được xếp ngay ngắn, không tinh xảo, nho nhã như phủ ở Tuyền Châu, nhưng cũng bề thế. Minh Lan dựa theo vách tường vừa đi vừa ngắm nhìn, đi được mấy vòng, lướt qua mấy gian, càng xem càng lắc đầu. Nơi này, phòng ốc không rộng rãi, bài trí đơn giản, ngoại trừ đồ dùng cần thiết trong nhà, không có đồ gì làm từ vàng, từ ngọc. Hầu già, ma ma ở đây đều đã lớn tuổi, chỉ lác đác mấy đứa nha hoàn quét nhà, giặt đồ, so với nha hoàn ở phòng khác mộc mạc hơn. Trong sân không trồng hoa cỏ gì, đơn giản chỉ là sửa chữa lại, sân cổng có chút lạnh lẽo, thật sự là một chốn nghèo nàn.

Minh Lan thần nghĩ: Xem ra lời đồn là thật.

Vị Thịnh lão phu nhân này xuất thân từ Dũng Nghị hầu phủ, lúc còn trẻ tính tình kiêu ngạo, hiện giờ lại rời xa thế tục. Trước kia thích nhất là giày vò người khác, nghe nói gia đình nhà chồng và nhà mẹ đều đắc tội cả. Về sau, lão thái gia Thịnh phủ mất, tính tình bà thay đổi, đến khi Thịnh Hoành cưới vợ, sản nghiệp của Thịnh phủ bà giao tất cả cho Thịnh Hoành quản lý, còn mình không có bấy nhiêu bạc.

Bà ăn chay, niệm Phật, cách ly với bên ngoài. Toàn bộ hạ nhân trong Thọ An Đường đều được đối xử như nhau, đồ ăn đơn sơ, thanh đạm, hạn chế dầu mỡ. Có dạo ngay cả cửa sân cũng đóng lại, giống như cách ly hẳn với thế giới bên ngoài. Bọn nô tài chẳng ai nguyện ý đến Thọ An Đường chịu khổ, cho nên nô tài ở đây chủ yếu đều là theo hồi môn của lão phu nhân.

Minh Lan tổng kết: Đơn vị ít được chú ý, hiệu quả và lợi ích thấp, phúc lợi ít. Lãnh đạo không có chí tiến thủ, nhân viên thiếu tính chủ động.

Đi đến một góc, Minh Lan ngửi thấy một mùi hương quen thuộc. Trong giây lát, nàng ngẩn người, mùi hương này tựa như tỏa ra từ chỗ sâu nhất trong trí nhớ nàng. Nàng vốn đã muốn quên đi. Lần theo mùi hương, nàng đến cửa một gian phòng, đẩy cửa đi vào. Chiếc bàn dài làm từ gỗ tử đàn đặt trong căn phòng nhỏ đối diện, bên trên bày mấy cuốn kinh phật, bên trái đặt hai chiếc ghế vuông khắc hoa văn như ý, bên cạnh là chiếc bàn vuông làm bằng gỗ tử đàn khắc cỏ linh chi. Vào sâu hơn, Minh Lan thấy một bàn thờ Phật nhỏ, phía trên treo bức rèm lụa màu vàng thêu vân['], phía dưới đặt bàn thờ, ở chính giữa đặt lư hương trên đỉnh khắc tì hưu['] đang nằm, bốn chân làm bằng bạch ngọc. Trong lư, hương đang từ từ cháy, mùi hương Minh Lan ngửi thấy hóa ra là đàn hương, đài hương đặt hai bên trái phải. Giữa gian đặt tấm nệm bồ đoàn, đây chính là gian Phật đường.

[']thêu vân là kiểu thêu theo cấu hình đối xứng, xen kẽ và liên tục

[']tì hưu: một con vật hư cấu của Trung Quốc, tượng trưng cho lòng dũng cảm và sức mạnh.

Trên đài hương thờ pho tượng Quan Thế Âm Bồ Tát tinh xảo bằng bạch ngọc. Minh Lan nhìn lên thấy vị Bồ Tát này đoan trang, nghiêm nghị, mặt mày từ bi, tựa như thấu hết khổ cực nhân gian. Bỗng nhiên, vành mắt Minh Lan nóng lên, không kìm được mà rơi lệ. Nhớ trước kia lúc nàng chuẩn bị xuống nông thôn, mẹ Diêu lên chùa, mua một chiếc dây chuyền Quan Thế Âm, luôn bảo con nhớ mang theo bên người để phù hộ lên đường bình an. Lúc ấy Diêu Y Y không kiên nhẫn nghe mẹ lải nhải, vội vàng leo lên xe, giờ muốn nghe cũng không được rồi.

Giờ nhớ lại, lúc đó trước khi ngất đi, nàng nhớ hình như bên ngoài có người cạy cửa xe. Chắc là người đến cứu các nàng, không biết mấy thẩm phán và đồng nghiệp có được cứu sống không? Hay chỉ có mình nàng hy sinh vì nhiệm vụ? Nghĩ đến đây, nàng bi phẫn không thôi, bi phẫn qua đi là đờ đẫn, sau đờ đẫn là suy nghĩ tiêu cực, nàng đặc biệt không có chút ý chí nào muốn sống.

Nàng cho rằng ông trời đối với nàng thực sự tệ bạc. Nếu cái chết đã định trước, vậy nàng có thể đầu thai đến thân thể tốt hơn chứ, dựa vào cái gì mà Hoa Lan, Như Lan thậm chí cả Mặc Lan có thể được nghìn vạn cưng chiều, còn nàng lại phải bắt đầu phấn đấu cho cuộc sống của mình lần nữa? Nàng phải làm quen với cái thế giới xa lạ này, đi lấy lòng mẹ cả Vương thị, đoán chừng phải nhịn nhục là không thể tránh khỏi, chịu chút thiệt thòi càng là chuyện bình thường, học cách nhìn sắc mặt người khác, ở cổ đại học tập một lần nữa kĩ năng sinh tồn của người con gái.

Mà nơi này, không phải là nơi thích hợp để con gái sinh tồn.

Rất lâu trước đây, lúc xem Trái tim mùa thu, bạn bè vì số phận của Eun Suh mà khóc đến chết đi sống lại. Chỉ có Diêu Y Y đơn phương đồng cảm với nhân vật Shin Ae kia. Nữ chính, Eun Suh có vẻ tốt đẹp, lương thiện, mà Shin Ae vừa có tâm cơ lại xấu tính. Tình cảm mọi người đều nghiêng về Eun Suh, nhưng tất cả đều xem nhẹ một vấn đề: Eun Suh là đại tiểu thư sống trong gia đình giàu có, từ nhỏ nàng được hưởng cuộc sống gia đình ấm êm, hạnh phúc. Mà Shin Ae vốn lớn lên trong quán rượu tồi tàn, bị anh cả bắt nạt, chịu đựng mẹ nhiếc móc.

Diêu Y Y thấy Shin Ae bị đối xử bất công. Nếu ngay từ đầu Shin Ae được người thân che chở, sống trong hoàn cảnh ấm êm mà lớn lên, có lẽ lúc trưởng thành sẽ không có tính ích kỉ, hay tính toán chi li như vậy. Bởi vì trải qua cuộc sống không tốt đẹp, sau này về bên bố mẹ cũng sẽ có khoảng cách, không thể gần gũi như mẹ con thân sinh. Món nợ của Shin Ae biết tính cho ai?

Thấy kết cục nam chính, nữ chính đều chết cả, Diêu Y Y nảy ra suy nghĩ ác động, Eun Suh nhất định muốn đến nhà đòi lại món nợ. Cô mắc bệnh máu trắng chắc chắn sẽ chết, cô ta vô duyên vô cớ mà được hưởng mười mấy năm sống trong hạnh phúc vốn dĩ không phải của mình, còn tiện thể mang theo đứa con trai duy nhất của bố mẹ trước đây xuống hoàng tuyền. Cuối cùng, đứa con mà bố mẹ có nghĩa vụ phải nuôi dưỡng, Shin Ae, lại không nhận được yêu thương.

Eun Suh đương nhiên rất đáng thương, nhưng Shin Ae không đáng thương sao?

Giờ Diêu Y Y cũng như vậy, cuộc sống hạnh phúc mỹ mãn của nàng bị cướp đi, đổi thành một đứa bé có hoàn cảnh đáng thương. Nếu nàng đầu thai lên người cô gái được ngàn vạn sủng ái, như vậy có lẽ nàng rất áy náy, nhưng sau khi phản đối một chút, nàng cũng sẽ chấp nhận, tuy nhiên tình huống hiện tại cũng không thể quay ngược lại được.

Cuộc sống trước đây của nàng tuy không có nha hoàn, ma ma hầu hạ, nhưng khi đó nàng được tự do. Nàng đã bước qua ngưỡng cửa đại hoc và tìm việc, cửa ải gian nan đầu tiên đã khép lại. Nàng có một gia đình hạnh phúc và công việc ổn định. Nhớ đến chuyện trước khi xảy ra sạt lở đất, chỉ cần không mắc bệnh nan y, bị tai nạn xe cộ hay xảy ra chuyện cẩu huyết, nàng sẽ giống như phần đông các cô gái khác, sống an nhàn, sung túc đến hết đời.

Mà giờ, đứa bé Minh Lan này, mẹ là tiểu thiếp, hơn nữa đã chết rồi, chắc là đang chờ đầu thai. Cha có ba trai, ba gái, nhìn qua thấy ông ta không đặc biệt yêu thích con thứ, còn có bà mẹ cả không phải kiểu thánh mẫu. Ưu điểm là nàng không cần thi chức danh công nhân viên chức. Nhược điểm là tương lai chọn chồng, nàng không có quyền phát biểu ý kiến, cuộc sống tương lai chỉ có thể dựa vào vận mệnh. Nếu bị chồng đánh, nàng không thể gọi cảnh sát, chỉ có thể tự mình chịu đựng bôi chút cao hoa hồng. Nếu có thêm tiểu tam, tiểu tứ thậm chí đến tiểu N, nàng cũng không được tranh cãi, phải "hiền huệ" làm chị em một nhà. Nếu chồng nàng kém cỏi, hèn hạ không thể chịu đựng nổi nữa cũng không được lên tòa làm loạn.

A.. Đúng rồi. Còn có chuyện tệ hơn nữa, nàng không phải con vợ cả, theo tài liệu tham khảo con gái dòng thứ từ trước đến nay chỉ có thể làm thiếp.

Cuộc sống đầy thách thức như vậy, bảo Diêu Y Y làm thế nào cam tâm.

Nhưng nàng đâu còn cách nào khác.

Nàng học bộ dáng lễ Phật trước đó của mẹ, cung kính quỳ gối trước mặt Quan Thế Âm Bồ Tát, chắp hai tay, thành tâm cầu xin, cầu mong ở thế giới kia, cha mẹ, anh cả khỏe mạnh, bình an, đừng lo lắng cho con. Từ hôm nay trở đi, con sẽ chú ý đến ăn uống, vượt qua sông lớn, núi cao, cố gắng sống tốt hơn.

Nước mắt nóng hổi, từng giọt, từng giọt tí tách ra như mưa. Nàng nghẹn ngào. Nước mắt lăn dài theo khuôn mặt gầy yếu của bé gái, một số rơi thấm nệm bồ đoàn rồi biến mất, một số rơi thấm đất, tan vào tro bụi. Ánh nắng sớm mai xuyên qua rèm cửa sổ bằng lụa màu hồng cánh sen chiếu rọi Phật đường. Nắng dịu nhẹ, đẹp đẽ.

Thân thể nhỏ bé của Minh Lan phục trên tấm nệm bồ đoàn. Từ trước tới nay trong lòng nàng chưa bao giờ yên bình như vậy. Từ sâu thẳm trong nội tâm nàng nhỏ giọng cầu nguyện, Bồ Tát từ bi, soi sáng ngũ uẩn['] giác ngộ chúng sinh, giúp chúng sinh vượt qua sầu não, diệt trừ khổ tai, không vì bị ngăn trở mà âu lo, sợ hãi, rời xa mộng tưởng rối ren, đến được cõi niết bàn.

['] Ngũ uẩn: sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn. Những yếu tố tinh thần và vật chất kết hợp lại tạo thành bản chất con người.

Miêu hồng

Trâm điểm thúy


Bánh dầu hấp vừng

Cao củ sen ngâm mật



Bạn đang đọc truyện trên: ZingTruyen.Store