Cham Khe Vao Mua Thu
Tớ nhập học muộn nửa tháng ở trường mới vì phải đợi giấy xác nhận đậu cấp ba từ thành phố cũ gửi về. Vài năm đi xa trở lại đủ để cho xã nhỏ ngày nào phát triển lên thị trấn, xuyên qua đoạn đê từng là mênh mông bờ ruộng giờ đã thành tuyến đường cao tốc thẳng băng được đưa vào sử dụng sau gần hai năm xây dựng. Những chiếc xe tải, xe khách cao ngang một ngôi nhà trệt lao đi vun vút. Mới vài hôm trước ông nội đem về hai tấm tôn mới cóng, hì hục mở rộng khoảng hiên trước cổng cho hai dây thanh xà còn xanh rì lá leo lên. Tớ xin ông đóng thêm một cái ghế gỗ có lưng tựa dưới hiên.
Và đừng hỏi nó được dùng để làm gì, ví như những ngày mất điện, hay những ngày trời động giông, vị trí trên cái ghế rộng rãi được che chắn bởi vòm lá cong cong là nơi thu trọn tinh hoa tiết trời. Tớ hay ôm rổ rau muống của bà ra ngồi nhặt, phụ ông thắt dây để buộc giàn che cây hay nhoài người hướng ra nắng để viết thư cho cô giáo ở trường cũ - cô Vân.Cô dạy tớ hai năm, một người phụ nữ đầy năng lượng, sắc sảo và đằm thắm, dù mới chỉ gần 25 tuổi. Nếu để lựa chọn chỉ một từ để gợi hình dung về cô thì là "kỳ lạ", đúng và sát hơn có lẽ là " đối chọi". Đa số thời gian sự cứng đầu và quyết đoán chỉ đạo cô, nhưng sự thật cô lại chấp nhận dạy học ở một trường thường nhỏ trong một thành phố cũng nhỏ nốt, vứt tấm bằng tốt nghiệp thạc sĩ vào trong xó. Hay có thể vừa lạnh mặt chống lại bố dượng phút trước, phút sau đã trốn sau sân nhà đa năng rơm rớm nước mắt và chửi đời. Lại ví như mặc dù từng làm bán thời gian tại một công ty tiếp thị đồ điện tử nhưng người phụ nữ kỳ lạ ấy lại ghét nhắn tin bằng điện thoại và luôn khao khát tìm được người viết thư trước khi gặp tớ. Tổ hợp tính cách phức tạp ấy quy tụ trên khuôn mặt hài hoà và có nét tri thức, cười rộ lên như những cánh hoa đang xoè ra.Tớ và cô bắt đầu viết thư trao đổi khi tớ học môn Văn với cô được nửa học kì. Chúng tớ không có yêu cầu gì về nội dung, đơn giản chỉ cần có như và tối thiểu năm dòng. Ban đầu là sự chia sẻ một vài câu chuyện thường ngày, dần dà là những suy nghĩ sâu kín đôi khi rời rạc, có cả những lời bàn tán chuyện trò như bạn bè.. Cô sẽ để thư ở tủ đựng đồ của tớ còn tớ sẽ nhét vào cặp cô sau mỗi tiết học.
Sau khi chuyển về quê nội, mỗi tuần tớ vẫn gửi đi một lá thư và nhận về một lá thư, đôi khi là hai, ba, đều đặn.Chiếc xe đạp màu hồng trông có vẻ hơi trẻ nít nhưng vẫn đáng tin cậy, ít nhất với một đứa chưa biết đi xe điện như tớ. Ngoặt qua hai con ngõ rồi đi qua một cái mương nước trong veo, con đường bê tông được khâu viền bởi những toà nhà, những tiệm ăn, shop phụ kiện, và thi thoảng là những quầy xe bán đồ di động hiện ra trước mắt. Tớ để lá thư trong giỏ, cẩn thận đè thêm một viên đá đề phòng gió rồi cứ phăng phăng đạp giữa nắng hè. Rốt cuộc mùa thu vẫn chưa chạm ngõ..Đường êm như trải cát mịn, bốn giờ chiều xe cộ thưa thớt, quầy thịt nướng cạnh khoảng đất trống toả khói và hương thịt thơm lừng. Hành trình đến bưu điện dễ dàng như thể tớ đã sống ở đây cả chục năm và đi gửi thư không dưới một nghìn lần, mặc dù vẫn bắt gặp vài ánh mắt khó hiểu từ nhân viên bưu cục. Thực ra trước khi trường khai giảng một tháng, Bắp đã đạp xe chở tớ lượn khắp ngóc ngách thị trấn mỗi chiều muộn, và vẽ lại sơ đồ những nơi mà tớ muốn lui tới. Thị trấn ở cái ngưỡng giữa của thành thị và làng quê, đủ tiện nghi cũng đủ trong lành. Những tia nắng xuyên thẳng xuống mặt đất, bị chặn sau vài ngôi nhà, chỉ sót lại từng vũng nắng loang lổ trườn qua một vài khoảng trống không vật cản, in trên mặt đường bóng nhám như xếp ô. Không có áo khoác che chắn, tớ cảm nhận được rõ sự châm chích nóng bỏng của nắng rọi trên hai cánh tay, sau gáy, hai bắp chân. Hơi đường bốc lên làm không khí cũng lay động. Mồ hôi tứa ra trên trán làm dịu cơ thể, đạp xe qua một đoạn đường vắng nhà là gió đồng lại nổi lên, mát rượi.Phanh xe kêu kít trước quán chè với cái tên kì lạ "Beer" dù biển hiệu in hình những cốc chè xanh đỏ khá bắt mắt. Vậy là bán chè hay bán bia?" Ở đây có bán bia nữa ạ bác?". Tớ vừa nhận ra mình đã buột miệng hỏi trong vô thức.Người phụ nữ đang sắp xếp những bát sứ trắng đựng đậu đen, đậu xanh, đậu đỏ, hạt chia, dừa khô, các loại thạch đủ màu và một vài topping kì lạ tớ không biết tên trong quầy, ngừng tay, ánh mắt nhạc nhiên dò hỏi:" ... Mua bia thì quay xe đi thẳng 300m. Ở đây chỉ bán chè nhé con."" À dạ không, con mua chè ạ. Cho con ba cốc đậu đỏ." Tớ đưa tay sờ mũi theo thói quen, hơi ngượng ngùng và hối hận vì lời nói ra nhanh hơn não." Con đã nói rồi, tên cửa tiệm dễ gây hiểu lầm mà. Ai đời bán chè lại đặt tên beer. Có khi số người dừng lại vì tò mò ở đây bán chè hay bán bia nhiều hơn số người thực sự muốn ăn chè dì nấu đấy."Nói đúng ghê.Người phụ nữ trong quầy vẫn thoăn thoắt làm việc, chỉ liếc xéo đứa cháu bên cạnh rồi hừ nhẹ, không đáp lời.Cậu bạn vừa bước từ trong nhà ra, áo phông trắng dính một vết xém chói mắt trông có vẻ là bị tàn thuốc dính vào, thuần thục chuẩn bị túi đựng và thìa để đóng gói ba cốc chè lại cho tớ. Điệu dáng hoạt bát và hơi lém lỉnh có vẻ quen thuộc nhưng không gợi nhiều suy nghĩ trong tớ. Tớ đón ba cốc chè màu đỏ ngon lành vào giỏ xe, rồi đạp một mạch về thẳng nhà.
Và đừng hỏi nó được dùng để làm gì, ví như những ngày mất điện, hay những ngày trời động giông, vị trí trên cái ghế rộng rãi được che chắn bởi vòm lá cong cong là nơi thu trọn tinh hoa tiết trời. Tớ hay ôm rổ rau muống của bà ra ngồi nhặt, phụ ông thắt dây để buộc giàn che cây hay nhoài người hướng ra nắng để viết thư cho cô giáo ở trường cũ - cô Vân.Cô dạy tớ hai năm, một người phụ nữ đầy năng lượng, sắc sảo và đằm thắm, dù mới chỉ gần 25 tuổi. Nếu để lựa chọn chỉ một từ để gợi hình dung về cô thì là "kỳ lạ", đúng và sát hơn có lẽ là " đối chọi". Đa số thời gian sự cứng đầu và quyết đoán chỉ đạo cô, nhưng sự thật cô lại chấp nhận dạy học ở một trường thường nhỏ trong một thành phố cũng nhỏ nốt, vứt tấm bằng tốt nghiệp thạc sĩ vào trong xó. Hay có thể vừa lạnh mặt chống lại bố dượng phút trước, phút sau đã trốn sau sân nhà đa năng rơm rớm nước mắt và chửi đời. Lại ví như mặc dù từng làm bán thời gian tại một công ty tiếp thị đồ điện tử nhưng người phụ nữ kỳ lạ ấy lại ghét nhắn tin bằng điện thoại và luôn khao khát tìm được người viết thư trước khi gặp tớ. Tổ hợp tính cách phức tạp ấy quy tụ trên khuôn mặt hài hoà và có nét tri thức, cười rộ lên như những cánh hoa đang xoè ra.Tớ và cô bắt đầu viết thư trao đổi khi tớ học môn Văn với cô được nửa học kì. Chúng tớ không có yêu cầu gì về nội dung, đơn giản chỉ cần có như và tối thiểu năm dòng. Ban đầu là sự chia sẻ một vài câu chuyện thường ngày, dần dà là những suy nghĩ sâu kín đôi khi rời rạc, có cả những lời bàn tán chuyện trò như bạn bè.. Cô sẽ để thư ở tủ đựng đồ của tớ còn tớ sẽ nhét vào cặp cô sau mỗi tiết học.
Sau khi chuyển về quê nội, mỗi tuần tớ vẫn gửi đi một lá thư và nhận về một lá thư, đôi khi là hai, ba, đều đặn.Chiếc xe đạp màu hồng trông có vẻ hơi trẻ nít nhưng vẫn đáng tin cậy, ít nhất với một đứa chưa biết đi xe điện như tớ. Ngoặt qua hai con ngõ rồi đi qua một cái mương nước trong veo, con đường bê tông được khâu viền bởi những toà nhà, những tiệm ăn, shop phụ kiện, và thi thoảng là những quầy xe bán đồ di động hiện ra trước mắt. Tớ để lá thư trong giỏ, cẩn thận đè thêm một viên đá đề phòng gió rồi cứ phăng phăng đạp giữa nắng hè. Rốt cuộc mùa thu vẫn chưa chạm ngõ..Đường êm như trải cát mịn, bốn giờ chiều xe cộ thưa thớt, quầy thịt nướng cạnh khoảng đất trống toả khói và hương thịt thơm lừng. Hành trình đến bưu điện dễ dàng như thể tớ đã sống ở đây cả chục năm và đi gửi thư không dưới một nghìn lần, mặc dù vẫn bắt gặp vài ánh mắt khó hiểu từ nhân viên bưu cục. Thực ra trước khi trường khai giảng một tháng, Bắp đã đạp xe chở tớ lượn khắp ngóc ngách thị trấn mỗi chiều muộn, và vẽ lại sơ đồ những nơi mà tớ muốn lui tới. Thị trấn ở cái ngưỡng giữa của thành thị và làng quê, đủ tiện nghi cũng đủ trong lành. Những tia nắng xuyên thẳng xuống mặt đất, bị chặn sau vài ngôi nhà, chỉ sót lại từng vũng nắng loang lổ trườn qua một vài khoảng trống không vật cản, in trên mặt đường bóng nhám như xếp ô. Không có áo khoác che chắn, tớ cảm nhận được rõ sự châm chích nóng bỏng của nắng rọi trên hai cánh tay, sau gáy, hai bắp chân. Hơi đường bốc lên làm không khí cũng lay động. Mồ hôi tứa ra trên trán làm dịu cơ thể, đạp xe qua một đoạn đường vắng nhà là gió đồng lại nổi lên, mát rượi.Phanh xe kêu kít trước quán chè với cái tên kì lạ "Beer" dù biển hiệu in hình những cốc chè xanh đỏ khá bắt mắt. Vậy là bán chè hay bán bia?" Ở đây có bán bia nữa ạ bác?". Tớ vừa nhận ra mình đã buột miệng hỏi trong vô thức.Người phụ nữ đang sắp xếp những bát sứ trắng đựng đậu đen, đậu xanh, đậu đỏ, hạt chia, dừa khô, các loại thạch đủ màu và một vài topping kì lạ tớ không biết tên trong quầy, ngừng tay, ánh mắt nhạc nhiên dò hỏi:" ... Mua bia thì quay xe đi thẳng 300m. Ở đây chỉ bán chè nhé con."" À dạ không, con mua chè ạ. Cho con ba cốc đậu đỏ." Tớ đưa tay sờ mũi theo thói quen, hơi ngượng ngùng và hối hận vì lời nói ra nhanh hơn não." Con đã nói rồi, tên cửa tiệm dễ gây hiểu lầm mà. Ai đời bán chè lại đặt tên beer. Có khi số người dừng lại vì tò mò ở đây bán chè hay bán bia nhiều hơn số người thực sự muốn ăn chè dì nấu đấy."Nói đúng ghê.Người phụ nữ trong quầy vẫn thoăn thoắt làm việc, chỉ liếc xéo đứa cháu bên cạnh rồi hừ nhẹ, không đáp lời.Cậu bạn vừa bước từ trong nhà ra, áo phông trắng dính một vết xém chói mắt trông có vẻ là bị tàn thuốc dính vào, thuần thục chuẩn bị túi đựng và thìa để đóng gói ba cốc chè lại cho tớ. Điệu dáng hoạt bát và hơi lém lỉnh có vẻ quen thuộc nhưng không gợi nhiều suy nghĩ trong tớ. Tớ đón ba cốc chè màu đỏ ngon lành vào giỏ xe, rồi đạp một mạch về thẳng nhà.
Bạn đang đọc truyện trên: ZingTruyen.Store