Anh A An Xin Em Van Yeu
Tôi kể bạn nghe về câu chuyện của một chàng trai và một cô gái... Tuy tôi không có năng khiếu viết truyện, nhưng hy vọng khát khao của tôi sẽ được các bạn chắp cánh....
Truyện kể về một gia đình bình dân, người mẹ mất sớm khi cô con gái mới tròn 3 tuổi. Cô sống với cha ở đô thị xa lạ. Người cha chịu cảnh gà trống nuôi con, không tiến thêm bước nữa. Ngày qua ngày ông đi khắp mọi ngóc nghẻm để xin cho con miếng sữa. Mọi người thương tình, người góp gạo, góp tiền nuôi cha con ông. Thường ngày, ông gửi con cho hàng xóm và đi khắp nơi để kiếm việc làm. Từ việc lau nhà vệ sinh công cộng, quét dọn vệ sinh đường phố trong đêm đông giá rét cho đến trông giữ trẻ, hốt phân,... Bất kể việc gì từ việc bần hàn đến bẩn thỉu ông đều làm, chỉ mong con mình sau này lớn lên được sống bình thường như bao đứa trẻ khác. Nhiều người phụ nữ lỡ thì hay góa thấy thương ông cần cù chịu khó ngỏ lời được về nâng khăn sửa túi cho ông. Nhưng vì thương con, thương con phải chịu cảnh mẹ ghẻ ông từ chối. Ông cứ nói đùa : "hà hà...các chị cứ gớm. Tui đây ăn xin còn chẳng đáng huống gì làm chồng mấy chị. Rồi rước thêm cái cực vào người mấy chị, tui chả tham... chòm xóm cả, thương tui thì thương dùm con bé. Cứ coi nó là con cháu ruột rà trong nhà là coi như thương tui rồi đó". Và thế là từ đó, cô bé ấy được lớn lên trong sự bảo bọc yêu thương của cả khu xóm nhỏ. Thời gian đi qua, người cha đã gầy dựng cho mình được vốn liếng kha khá và mở được cửa hàng ăn nhỏ trên trục đường chính. Nhờ tính hiền từ, phúc hậu của ông cùng hoàn cảnh khó khăn, mọi người kéo đến ăn ủng hộ. Lâu dần ông xây dựng được thương hiệu riêng "Tiệm mỳ Bé Sửu". Đứa con ba tháng tuổi ngày nào giờ đã trở thành thiếu nữ 18 tuổi, mạnh mẽ kiên cường. Cô khoác lên mình làn da nâu cháy nắng. Mái tóc suôn mượt óng ả dày kìn kịt không che hết gương mặt thông minh, ngũ quan cân đối của cô. Cô không xinh, không đẹp. Nhưng nhìn vào cô người ta thấy toát lên sức sống mãnh liệt. Nhìn vào cô mọi muộn phiền đều tan biến. Cô như con chim sẻ, líu lo suốt ngày. Cô có tên là Mạnh Tuyền nhưng khu xóm nhỏ cứ gọi cô là Sửu. Rồi không ai còn biết cái tên Mạnh Tuyền đẹp đẽ ấy nữa. Tại hồi nhỏ cô ăn ở bẩn thỉu ghê gớm. Sở thích của cô chắc chẳng ai có. Sớm ngủ dậy, mắt nhắm mắt mở là phi ngay ra khu đất ngoài đường lăn qua lăn lại rúc vào ra rồi tự cười khúc khích. Có khi nó khệnh khạng xách cả xô nước đầy đổ lên đống đất, khuấy khuấy cho chẹp chẹp nhão nhoẹt ra rồi cởi quần áo bảo là tắm bùn. Thôi chuyện còn dài lắm, nếu các bạn muốn tôi sẽ dành ra một chương để kể về con Sửu. Quay lại với câu chuyện, giờ lớn rồi, nghe mọi người dạy dỗ, giờ đây Sửu đã biết ngại ngùng, giữ phép. Nhưng đôi khi trong người lên cơn, tức tối hay có chuyện vui là nó cứ vùi mặt vào đống đất ấy. Cái đống đất huyền thoại ấy bị nó chùi vào suốt 18 năm ròng rã đã đen lại càng đen. Đáng nhẽ ra qua năm tháng đống đất ấy lại ít đi chứ nhưng càng ngày nó càng ùn lên. Có lẽ nào đất bẩn từ người nó lây sang? Mọi người hay ghẹo nó như thế cho nó quê để bỏ cái tật ấy đi. Mà khổ nỗi chỉ giảm đi thôi chứ không hết được. Là một cô gái 18, Sửu nó cũng nảy nở như các bạn cùng trang lứa, có nhiều mối hỏi han, mà nó không chịu. Ơ hay, không phải mà tại tập đoàn những bà mẹ khó tính của cô cứ giữ cô như báu vật. Có mẹ còn độc miệng bảo rằng: "Con Sửu là trụ cột của cả xóm. Tao chưa đốn là cấm thằng nào lại dòm. Coi mặt bà mà chừa ra nghe chửa!!!". Nhiều khi tức mấy mẹ lắm nhưng cũng chính mấy mẹ là chỗ dựa tinh thần của cô. Lâu dần cô cứ ngỡ ai cũng là mẹ ruột của mình cả. Cuộc đời còn có gì sung sướng hơn. Khi cô chân ướt chân ráo thi vào trường cấp 3 để học, mấy mẹ hùa nhau đi theo bảo kê. Mỗi ngày một mẹ. Có hôm Sửu bị mấy đứa cùng lớp hù dọa, giương tay định đánh "yêu" mấy cái. Khổ nỗi, chưa kịp ra đòn, một toán nào là mẹ béo, mẹ gầy, mẹ thấp, mẹ cao, bọn con nít cùng xóm hùng hùng hổ xép thành một hàng: "MÀY NGON MÀY HẠ CÁI TAY XUỐNG ĐẦU CON SỬU TAO XEM!!". Tưởng giỡn, tụi nó hạ thất, thế là cả tóan, binh hùng tướng mạnh, ào ạt như ong vỡ tấn công, khiến tụi nam sinh la oai oái. CÒn con Sửu ư? Biết nó làm gì không? Nó lùi một bên. Gác chân lên ghế đá vỗ đùi bôm bốp, ôm bụng cười ha hả :"Cho chúng mày nếm mùi vị của đại nương này". Thế đó, nó là thế, hiền lắm, dịu dàng lắm, nhưng khi đã đụng vào rồi thì...như con dở hơi. Nó không đánh ai đâu. Hay nói đúng hơn nó không đánh lại. Nó có biết võ đâu. Nhiều khi mấy mẹ chỉ cho, đang tập ma xui quỷ khiến thế nào ngã ào xuống giếng. Tội nghiệp, nên mấy mẹ lo cho nó lắm, bảo nó có việc gì cứ về bẩm báo. Nó nhờ oai khí mấy mẹ mà cũng chả sở gì sất. Oai hùng đạp xe hai buổi đến trường. Con này tuy hơi thần kinh, đần đần, những được cái học giỏi. Tuy không thuộc dạng thánh những phải cái siêng năng. Ước mơ của nó là Ngoại thương nên chăm chút cho ngoại hình lắm mà cái khâu này nó không giỏi nên thành ra đen lại càng đen. Tuy nhiên nó được cái thương người, thật thà chất phác. Những buổi rảnh nó đi giao bánh mỳ, đồ ăn cho ba nên mối quan hệ của nó kể không hết. Được cái tự tin, ăn nói lưu loát lên ai cũng quý cũng thương.
Truyện kể về một gia đình bình dân, người mẹ mất sớm khi cô con gái mới tròn 3 tuổi. Cô sống với cha ở đô thị xa lạ. Người cha chịu cảnh gà trống nuôi con, không tiến thêm bước nữa. Ngày qua ngày ông đi khắp mọi ngóc nghẻm để xin cho con miếng sữa. Mọi người thương tình, người góp gạo, góp tiền nuôi cha con ông. Thường ngày, ông gửi con cho hàng xóm và đi khắp nơi để kiếm việc làm. Từ việc lau nhà vệ sinh công cộng, quét dọn vệ sinh đường phố trong đêm đông giá rét cho đến trông giữ trẻ, hốt phân,... Bất kể việc gì từ việc bần hàn đến bẩn thỉu ông đều làm, chỉ mong con mình sau này lớn lên được sống bình thường như bao đứa trẻ khác. Nhiều người phụ nữ lỡ thì hay góa thấy thương ông cần cù chịu khó ngỏ lời được về nâng khăn sửa túi cho ông. Nhưng vì thương con, thương con phải chịu cảnh mẹ ghẻ ông từ chối. Ông cứ nói đùa : "hà hà...các chị cứ gớm. Tui đây ăn xin còn chẳng đáng huống gì làm chồng mấy chị. Rồi rước thêm cái cực vào người mấy chị, tui chả tham... chòm xóm cả, thương tui thì thương dùm con bé. Cứ coi nó là con cháu ruột rà trong nhà là coi như thương tui rồi đó". Và thế là từ đó, cô bé ấy được lớn lên trong sự bảo bọc yêu thương của cả khu xóm nhỏ. Thời gian đi qua, người cha đã gầy dựng cho mình được vốn liếng kha khá và mở được cửa hàng ăn nhỏ trên trục đường chính. Nhờ tính hiền từ, phúc hậu của ông cùng hoàn cảnh khó khăn, mọi người kéo đến ăn ủng hộ. Lâu dần ông xây dựng được thương hiệu riêng "Tiệm mỳ Bé Sửu". Đứa con ba tháng tuổi ngày nào giờ đã trở thành thiếu nữ 18 tuổi, mạnh mẽ kiên cường. Cô khoác lên mình làn da nâu cháy nắng. Mái tóc suôn mượt óng ả dày kìn kịt không che hết gương mặt thông minh, ngũ quan cân đối của cô. Cô không xinh, không đẹp. Nhưng nhìn vào cô người ta thấy toát lên sức sống mãnh liệt. Nhìn vào cô mọi muộn phiền đều tan biến. Cô như con chim sẻ, líu lo suốt ngày. Cô có tên là Mạnh Tuyền nhưng khu xóm nhỏ cứ gọi cô là Sửu. Rồi không ai còn biết cái tên Mạnh Tuyền đẹp đẽ ấy nữa. Tại hồi nhỏ cô ăn ở bẩn thỉu ghê gớm. Sở thích của cô chắc chẳng ai có. Sớm ngủ dậy, mắt nhắm mắt mở là phi ngay ra khu đất ngoài đường lăn qua lăn lại rúc vào ra rồi tự cười khúc khích. Có khi nó khệnh khạng xách cả xô nước đầy đổ lên đống đất, khuấy khuấy cho chẹp chẹp nhão nhoẹt ra rồi cởi quần áo bảo là tắm bùn. Thôi chuyện còn dài lắm, nếu các bạn muốn tôi sẽ dành ra một chương để kể về con Sửu. Quay lại với câu chuyện, giờ lớn rồi, nghe mọi người dạy dỗ, giờ đây Sửu đã biết ngại ngùng, giữ phép. Nhưng đôi khi trong người lên cơn, tức tối hay có chuyện vui là nó cứ vùi mặt vào đống đất ấy. Cái đống đất huyền thoại ấy bị nó chùi vào suốt 18 năm ròng rã đã đen lại càng đen. Đáng nhẽ ra qua năm tháng đống đất ấy lại ít đi chứ nhưng càng ngày nó càng ùn lên. Có lẽ nào đất bẩn từ người nó lây sang? Mọi người hay ghẹo nó như thế cho nó quê để bỏ cái tật ấy đi. Mà khổ nỗi chỉ giảm đi thôi chứ không hết được. Là một cô gái 18, Sửu nó cũng nảy nở như các bạn cùng trang lứa, có nhiều mối hỏi han, mà nó không chịu. Ơ hay, không phải mà tại tập đoàn những bà mẹ khó tính của cô cứ giữ cô như báu vật. Có mẹ còn độc miệng bảo rằng: "Con Sửu là trụ cột của cả xóm. Tao chưa đốn là cấm thằng nào lại dòm. Coi mặt bà mà chừa ra nghe chửa!!!". Nhiều khi tức mấy mẹ lắm nhưng cũng chính mấy mẹ là chỗ dựa tinh thần của cô. Lâu dần cô cứ ngỡ ai cũng là mẹ ruột của mình cả. Cuộc đời còn có gì sung sướng hơn. Khi cô chân ướt chân ráo thi vào trường cấp 3 để học, mấy mẹ hùa nhau đi theo bảo kê. Mỗi ngày một mẹ. Có hôm Sửu bị mấy đứa cùng lớp hù dọa, giương tay định đánh "yêu" mấy cái. Khổ nỗi, chưa kịp ra đòn, một toán nào là mẹ béo, mẹ gầy, mẹ thấp, mẹ cao, bọn con nít cùng xóm hùng hùng hổ xép thành một hàng: "MÀY NGON MÀY HẠ CÁI TAY XUỐNG ĐẦU CON SỬU TAO XEM!!". Tưởng giỡn, tụi nó hạ thất, thế là cả tóan, binh hùng tướng mạnh, ào ạt như ong vỡ tấn công, khiến tụi nam sinh la oai oái. CÒn con Sửu ư? Biết nó làm gì không? Nó lùi một bên. Gác chân lên ghế đá vỗ đùi bôm bốp, ôm bụng cười ha hả :"Cho chúng mày nếm mùi vị của đại nương này". Thế đó, nó là thế, hiền lắm, dịu dàng lắm, nhưng khi đã đụng vào rồi thì...như con dở hơi. Nó không đánh ai đâu. Hay nói đúng hơn nó không đánh lại. Nó có biết võ đâu. Nhiều khi mấy mẹ chỉ cho, đang tập ma xui quỷ khiến thế nào ngã ào xuống giếng. Tội nghiệp, nên mấy mẹ lo cho nó lắm, bảo nó có việc gì cứ về bẩm báo. Nó nhờ oai khí mấy mẹ mà cũng chả sở gì sất. Oai hùng đạp xe hai buổi đến trường. Con này tuy hơi thần kinh, đần đần, những được cái học giỏi. Tuy không thuộc dạng thánh những phải cái siêng năng. Ước mơ của nó là Ngoại thương nên chăm chút cho ngoại hình lắm mà cái khâu này nó không giỏi nên thành ra đen lại càng đen. Tuy nhiên nó được cái thương người, thật thà chất phác. Những buổi rảnh nó đi giao bánh mỳ, đồ ăn cho ba nên mối quan hệ của nó kể không hết. Được cái tự tin, ăn nói lưu loát lên ai cũng quý cũng thương.
Bạn đang đọc truyện trên: ZingTruyen.Store